đảng trong cuộc sống hôm nay
Danh mục
Xây dựng Đảng
NỘI DUNG

Chuyên mục đảng trong cuộc sống hôm nay

MC1: Thưa quý vị và các bạn! Phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các tổ chức chính trị xã hội trong doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng, để giúp doanh nghiệp ổn định và phát triển. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp ở trên địa bàn việc thực hiện phát triển tổ chức đảng, đảng viên vẫn còn hạn chế.

MC2: Cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này mời quý vị và các bạn cùng đến với chuyên mục đảng trong cuộc sống hôm nay, chúng ta cùng lắng nghe.( đón nghe lúc 11h, 19h30 ngày 7.6)

Nhạc cắt

MC1: Thưa quý vị và các bạn! Toàn huyện Triệu Phong hiện có 99 doanh nghiệp ngoài nhà nước, 1.300 lao động. Đa số doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn huyện là doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít lao động, lao động chủ yếu hợp đồng làm việc theo thời vụ; một số doanh nghiệp phát triển còn mang tính tự phát, chưa xây dựng được định hướng và kế hoạch hoạt động dài hạn, hiệu quả sản xuất- kinh doanh chưa cao.

MC2: Xác định phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp là nhiệm vụ thường xuyên, cấp thiết trong công tác xây dựng Đảng, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, đóng góp tích cực hơn vào sự phát triển kinh tế - xã hội; trong thời gian qua, Ban thường vụ Huyện ủy Triệu Phong đã tích cực chỉ đạo cấp ủy cơ sở tăng cường phổ biển, tuyên truyền quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với việc phát triển kinh tế khu vực ngoài Nhà nước. Chỉ đạo cấp ủy các cấp, lãnh đạo các đoàn thể sâu sát cơ sở tuyên truyền vận động, giáo dục quần chúng nâng cao nhận thức chính trị. Tuy nhiên, công tác kết nạp đảng viên, thành lập tổ chức đảng vẫn gặp nhiều khó khăn; công nhân, người lao động và chủ doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của tổ chức đảng trong các doanh nghiệp; chủ doanh nghiệp chưa quan tâm, tạo điều kiện cho các tổ chức đảng thành lập và hoạt động. Hiện nay, trong tổng số doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn huyện chỉ có 02 tổ chức đảng, 23 đảng viên, 3 đảng viên là chủ doanh nghiệp. Ông Nguyễn Văn Nhật-giám đốc Công ty TNHH may mặc thị trấn Ái Tử nói:

Băng

MC1:  Vị trí Công đoàn trong các doanh nghiệp còn mờ nhạt; nội dung, phương thức hoạt động còn lúng túng; mối quan hệ giữa BCH Công đoàn với Hội đồng quản trị, giữa Chủ tịch Công đoàn với Giám đốc doanh nghiệp chưa chặt chẽ; vai trò của Công đoàn trong tham gia giám sát việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ hoạt động của Công ty, nguyên tắc sinh hoạt Công đoàn chưa được thường xuyên. Trong tổng số doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn huyện hiện có 13 tổ chức Công đoàn cơ sở, với 104 đoàn viên.

MC2: Bên cạnh đó, việc phát triển tổ chức Đoàn thanh niên trong các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn. Đa số các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ, lao động trẻ ít, làm việc theo ca, mùa vụ; các chủ doanh nghiệp không quan tâm đến việc thành lập tổ chức Đoàn thanh niên. Chính vì vậy, đối với đoàn thanh niên cần tạo ra những sân chơi để thu hút đoàn viên tham gia đông hơn và tạo nguồn để phát triển đảng viên khi đó mới phát triển được tổ chức đảng. Chị Phan Thị Hoàng Yến-Phó bí thư huyện đoàn Triệu Phong nói:

Băng

MC1: Trước thực trạng trên về công tác phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các tổ chức chính trị- xã hội trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn huyện Triệu Phong; thực hiện Đề án “Phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các tổ chức chính trị- xã hội trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016-2020” được ban hành theo Quyết định số 399-QĐ/TU, ngày 18/11/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy Triệu Phong đã đề ra 04 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển tổ chức đảng, đảng viên và các tổ chức chính trị- xã hội trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước trong thời gian tới, đó là:

MC2: Tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác xây dựng tổ chức đảng, đoàn thể và phát triển đảng viên, đoàn viên; thường xuyên nắm bắt tâm tư nguyện vọng, kiến nghị của người lao động để tham gia với chủ doanh nghiệp xem xét, giải quyết thỏa đáng; tích cực giáo dục, giác ngộ, tạo sự phấn khởi, tin tưởng và tạo động lực phấn đấu vào Đảng của công nhân, người lao động.

MC1: Phát triển đảng, thành lập tổ chức đảng trong doanh nghiệp; trong đó, các cấp ủy, tổ chức đảng xây dựng kế hoạch phát triển đảng viên mới giai đoạn 2017-2020 và hàng năm, tập trung vào các doanh nghiệp có nhiều lao động, sản xuất, kinh doanh ổn định, có nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH của địa phương và các doanh nghiệp có triển vọng phát triển tổ chức đảng; đẩy mạnh thực hiện việc kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn vào đảng; rà soát, chuyển sinh hoạt đảng của công nhân, người lao động từ nơi cư trú đến tổ chức đảng nơi làm việc, trường hợp doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng thì tạo điều kiện thuận lợi để đảng viên sinh hoạt tại các tổ chức đảng khác phù hợp theo quy định của Điều lệ Đảng.

MC2: Củng cố tổ chức, phát triển đoàn viên mới, thành lập các đoàn thể trong các doanh nghiệp; trong đó, đối với những doanh nghiệp chưa có tổ chức đoàn thể thì tăng cường công tác khảo sát, tiếp cận, thuyết phục, vận động để chủ doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ việc thành lập; đối với những doanh nghiệp đã có tổ chức Công đoàn thì tập trung kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động để từng bước xây dựng tổ chức công đoàn thực sự là hạt nhân chính trị trong doanh nghiệp, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hướng thiết thực, phù hợp với điều kiện đặc thù của doanh nghiệp.

MC1:  Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đoàn thể và quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp.

Nhạc cắt

MC2: Qúy vị và các bạn đang lắng nghe chuyên mục đảng trong cuộc sống hôm nay.

Thưa quý vị và các bạn! Bên cạnh việc phát triển các tổ chức đảng trong doanh nghiệp ở trên địa bàn huyện Triệu Phong thì công tác đào tạo và sử dụng cán bộ của các tổ chức cơ sở đảng cũng được chú trọng nhiều. Phản ánh về vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập cụ thể hơn tại địa bàn huyện Đakrong. Chúng ta cùng nghe.

MC1: Trong những năm qua, công tác đào tạo và sử dụng cán bộ người dân tộc thiếu số đối với huyện miền núi Đakrông luôn được chú trọng. Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TU ngày 30/12/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc phát triển nguồn nhân lực cho miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Huyện Đakrông đã xác định, đây là một nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững. Việc triển khai tốt những nghị quyết này nhằm giúp cho Đakrông có được đội ngũ cán bộ đủ năng lực, phẩm chất và chuyên môn để đảm nhận công việc. Trong  đó, đặc biệt chú trọng công tác tuyển dụng, sử dụng huyện luôn ưu người dân tộc thiểu số vào công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã. Đề cập đến vấn đề này, ông Nguyễn Trí Tuân-Bí thư huyện ủy Đakrông cho biết:

 

Băng: Nói về công tác đào tạo và sử dụng cán bộ của huyện trong thời gian qua

MC1: 5 năm qua, công tác quy hoạch, đào tạo và bố trí cán bộ người dân tộc thiểu số luôn được các cấp ủy, chính quyền quan tâm và thực hiện theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan và công khai. Cơ chế ưu tiên, tạo động lực đã khuyến khích người có trình độ, năng lực phấn đấu, góp phần đổi mới công tác cán bộ và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số. Đội ngũ này đã dần khẳng định vai trò nòng cốt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh. Đến nay tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số chiếm 28,5%, trong đó cán bộ, công chức cấp huyện chiếm 11,6%, cấp xã chiếm 60,71%; viên chức sự nghiệp giáo dục chiếm 22,47%.

MC2: Đặc biệt, trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Ban Chấp hành Đảng bộ các xã, thị trấn trong toàn huyện cũng đã có số lượng người dân tộc thiểu số chiếm tương đối cao. Nhân sự cấp ủy đảm bảo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và kinh nghiệm thực tiễn. Để có kết quả trên, thời gian qua, Đảng  bộ cấp cơ sở luôn gắn công tác đào tạo với quy hoạch cán bộ. Đội ngũ cán bộ sau khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng đều được xem xét, đánh giá đưa vào quy hoạch, tạo nguồn cán bộ tại địa phương. Bà Nguyễn Thị Nhàn-Phó bí thư thường trực đảng ủy xã Đakrông, huyện Đakrông cho biết:

Băng: Những giải pháp để xã làm tốt công tác cán bộ

MC1: Ðể có đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số phù hợp, đáp ứng tốt yêu cầu công việc như hiện nay, hàng năm, Huyện ủy, UBND huyện  Đakrông đã khuyến khích và đưa nhiều cán bộ, công chức cấp xã đi bồi dưỡng chức danh lãnh đạo, quản lý nhà nước, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế, chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số.  Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, huyện luôn quan tâm đến chính sách cử tuyển và tuyển dụng theo vị trí việc làm sau khi sinh viên tốt nghiệp ra trường. Từ năm 2013 đến nay , huyện đã tuyển dụng, bố trí theo vị trí việc làm cho 40 đối tượng cử tuyển tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng theo các quyết định của tỉnh, trong đó: công chức cấp xã 19 người; tri thức trẻ 01 người; viên chức sự nghiệp 19 người; không chuyên trách cấp xã 01 người. Nhờ vậy, những đối tượng mới ra trường có cơ hội có việc làm, được trãi nghiệm với thực tế qua đó để rèn luyện trình độ chuyên môn, dáp ứng ngày càng cao nhu cầu của công việc. Chị Hồ Thị Kim Cúc-Bí thư đoàn xã Mò Ó, huyện Đakrông nói:

 

Băng: Được đào tạo bài bản, bản thân cố gắng trong công việc

MC2: Sự đánh giá đúng đắn và quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy, chính quyền huyện Đakrông đã góp phần thúc đẩy việc củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trên thực tế, lực lượng cán bộ là người dân tộc thiểu số địa phương đã có nhiều đóng góp, tạo dựng niềm tin trong nhân dân về đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nhiều vụ việc bức xúc về đất đai, xây dựng, môi trường và các vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự xã hội… diễn ra trên địa bàn đã được giải quyết ổn định nhờ vai trò dân vận của những cán bộ là người dân tộc thiểu số. Mối quan hệ họ hàng, làng xóm, đặc biệt là phương pháp bám sát ở cơ sở đã khiến việc tiếp xúc và nắm bắt tâm tư của cán bộ người dân tộc thiểu số với bà con thuận lợi hơn, giải quyết kịp thời những nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tạo sự đồng thuận xã hội. Ông Nguyễn trí Tuân- Bí thư huyện ủy Đakrông cho biết thêm:

Băng: giải pháp trong thời gian đến để làm tốt công tác cán bộ

MC2: Với việc đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số trong thời gian qua ở trên địa bàn huyện Đakrông đã giúp cho huyện có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực và chuyên môn để đảm nhận công việc, trong đó có những người đảm nhận những vị trí quan trọng của xã, của huyện…Có được kết quả đó, chính là nhờ những chính sách ưu tiên, đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số. Cũng từ đó, đã giúp cho đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số của huyện miền núi Đakrông yên tâm công tác, có những đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng đảng, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại  địa phương.

MC1: Những nội dung chính về phát triển tổ chức đảng trong doanh nghiệp, đào tạo và sử dụng cán bộ trên địa bàn huyện Đakrong mà chúng tôi vừa đề cập đến  cũng đã kết thúc 15 phút chuyên mục đảng trong cuộc sống hôm nay, những người thực hiện chương trình Ngọc Diệp……xin kính chào và hẹn gặp lại.

 

 

                                                                                                                                        

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 04/06/2021 09:07 Trương Thị Ngoc Diệp 04/06/2021 09:07
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà