Giai điệu quê hương 13.6
Danh mục
Giai điệu quê hương
NỘI DUNG

Giai điệu quê hương 13.6.2021

Trích:

AT: Kính thưa Quý vị và các bạn! Trong tiến trình phát triển lịch sử của dân tộc, cùng với những giá trị văn hóa độc đáo thì dân ca Vân Kiều, Pa Cô ra đời, phát triển đa dạng và phong phú với nhiều thể loại độc đáo, với các thủ pháp khai thác chất liệu âm nhạc dân gian, biểu đạt tư duy sáng tạo nghệ thuật mang tính triết lý cuộc sống.

PTV: Vâng! Nói đến đân ca của đồng bào Pako, Vân Kiều thì vô cùng phong phú về làn điệu chị AT ạ. Trong đó phải kế đến các làn điệu như: Làn điệu Tà oải, Làn điệu Xà nớt, Aru hay Làn điệu Roai của người Vân Kiều. Còn người Pako thì có các làn điệu như: Cha chấp, Ka Lơi,  Xiêng,  Tăng y, Thun...

PTV: Và đối họ, dân ca không chỉ thông thường là hình thức giải trí mà đã trở thành bản sắc gắn với tín ngưỡng và truyền thống của dân tộc mình. Dù lên nương hay lên rẫy, dù sinh hoạt lễ hội hay trong lao động sản xuất thì những câu dân ca vẫn gần gũi, đằm thắm, mộc mạc vút bay giữa núi rừng Trường Sơn.

Trích hát và nhạc không lời vùng cao

p/s chèn 1: Hướng Hóa, Đakrông là 2 huyện miền núi nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị, là nơi hội tụ, giao thoa nền văn hóa độc đáo đậm đà bản sắc của 3 dân tộc anh em Kinh, Vân Kiều, PaCô cùng sinh sống. Trong đó, người Pa kô, V Kiều cư trú chủ yếu trên những vùng núi cao, cuộc sống gắn bó với thiên nhiên, núi rừng. Trong quá trình lao động sản xuất, đồng bào nơi đây đã  sản sinh ra những loại hình âm nhạc dân gian phong phú, thể hiện rõ nét trong các hoạt động lễ hội hàng năm như: lễ cúng trời đất, cúng lúa mới, mừng làng mới, nhà mới....

Trong các lễ hội đó, họ thường gửi gắm những tình cảm của mình đến trời, đất bằng các lời ca, tiếng hát, bằng các làn điệu dân ca truyền thống. Trong đời sống của họ, dân ca có một vai trò quan trọng, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của mỗi người dân. Anh Hồ văn Hiếu- Nguyên Trưởng phòng Văn hóa huyện Đakrong chia sẽ:

Bên ánh lửa bập bùng của những mùa lễ hội, âm thanh tiếng khèn vang vọng núi rừng của những đêm "Sim", bên bờ suối của mỗi đêm trăng về bản là lúc khơi dậy niềm đam mê dân ca của nhiều thế hệ già trẻ, gái trai. Họ hát để thể hiện sự đủ đầy sau những vụ mùa bội thu, hát để thể hiện niềm vui sướng khi được về làng mới, hát để trao duyên sau những ngày hẹn hò.

Trích

PTV:  Vâng! Có thể nói có mặt từ khá sớm trong đời sống văn hóa tinh thần, dân ca đã có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đồng bào ở đây. Thế nên, từ tình yêu dân ca của những con người lao động mộc mạc chân chất và mong muốn của những người làm công tác văn hóa văn nghệ, nhiều năm những nghệ nhân ở đây cũng đã có những việc làm rất ý nghĩa để bảo tồn làn điệu dân ca của đồng bào.

P/s chèn 2: Năm 2015, phụ nữ cụm thôn Húc - Pa Lu, xã A Túc, H. Hướng Hóa thành lập câu lạc bộ (CLB) dân ca. Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, CLB đã thu hút được nhiều thành viên tham gia, sinh hoạt đều đặn và bước đầu có hiệu quả. CLB có 27 thành viên là phụ nữ sinh sống ở 2 thôn liền kề (Húc và Pa Lu) với nhiều lứa tuổi. Là người thích sưu tầm và có giọng hát dân ca ngọt ngào nên khi có chủ trương thành lập CLB dân ca cụm thôn Húc - Pa Lu, bà Y La được phụ nữ 2 thôn tín nhiệm bầu làm chủ nhiệm CLB. Dưới sự điều hành của Y La, CLB đã sưu tầm được hàng chục bài hát dân ca, hát theo các làn điệu truyền thống của 2 dân tộc Vân Kiều và Pa Kô như tà oái, oát, xà nớt, a dên... Để các bài hát có đệm nhạc phù hợp, Y La đích thân nhờ các nghệ nhân giỏi nhạc cụ trong 2 thôn hướng dẫn chị em cách đánh đàn ta lư, thổi sáo, thổi khèn bè... và góp ý sáng tác lời để hát theo từng điệu nhạc cho phù hợp. Nhờ vậy, các buổi sinh hoạt của CLB luôn diễn ra sôi nổi, đa số thành viên tích cực học hỏi kinh nghiệm và thể hiện khả năng biểu diễn của mình thông qua các điệu nhạc, lời ca, tiếng hát dân ca truyền thống.

Trích

Ptv: Vâng! Có lẽ, với những con người ở miền rừng núi Quảng Trị thì việc bảo tồn được nét văn hóa, nghệ thuật độc đáo của dân tộc chính là giữ được hồn cốt của bản làng. Chúng ta cùng Tin rằng với bầu nhiệt huyết, niềm đam mê của mình, các thế hệ trên những bản làng vùng cao Quảng Trị sẽ cùng nhau giữ gìn những giá trị văn hóa âm nhạc mãi trường tồn cùng thời gian. … Anh Hồ văn Hiếu- Nguyên Trưởng phòng Văn hóa huyện Đakrong chia sẽ thêm:

PTV:  Kính thưa Quý vị! Khơi nguồn và phát triển dân ca Vân Kiều, PaKô ở miền tây Quảng Trị là một việc làm có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

PTV:  Qua không gian sinh hoạt văn hóa, tổ chức các lễ hội của đồng bào thì những làn điệu dân ca luôn hiện hữu và tạo ra màu sắc riêng biệt cuốn hút người xem bởi sự phong phú về thể loại, đa dạng về nội dung. Đồng thời đây là sân chơi thể hiện tình cảm, sức mạnh đại đoàn kết của cộng đồng trong phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Trích

PTV: Chào cuối

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 09/06/2021 09:58 Lê Vĩnh Nhiên 26/07/2022 14:40
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà