Phụ nữ và cuộc sống
Danh mục
Phụ nữ và cuộc sống
NỘI DUNG

Chuyên mục phụ nữ và cuộc sống 19-3

MC1: Xin kính chào QV & các bạn, mời Qv & các bạn nghe chuyên mục Phụ nữ và cuộc sống của Đài PTTH Quảng Trị.

MC2: Quý vị và các bạn thân mến! Trong chương trình hôm nay chúng tôi sẽ chuyển đến QV & các bạn phóng sự ghi nhận về nỗ lực của Hội LHPN huyện Đakrông trong việc hỗ trợ tạo sinh kế cho chị em có hoàn cảnh khó khăn, chị em ở vùng sâu, vùng xa. Trước khi đến với nội dung này mời QV & các bạn cùng nghe phần tin.

Nhạc cắt

Tin 1: Được sự hỗ trợ của Dự án Plan, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ ở huyện Hướng Hóa triển khai nhiều mô hình, hoạt động ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ, trẻ em vùng sâu, vùng xa. Trong đó, sáng kiến “Chăm sóc và phát triển trẻ thơ” là một hoạt động trong chuỗi hoạt động của Dự án “Làm cha mẹ có trách nhiệm giới để chăm sóc phát triển trẻ thơ”.

Sáng kiến “Chăm sóc và phát triển trẻ thơ” được triển khai từ năm 2021 tại các xã: Húc, Thuận, Thanh, Lìa, Xy, A Dơi, Pa Tầng, Hướng Lộc (huyện Hướng Hóa) đã tạo cơ hội để trẻ em người dân tộc thiểu số từ 0 - 11 tuổi được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt hơn. Dự án triển khai cho hai nhóm cụ thể, đó là: “Nhóm trẻ vui chơi đọc sách” dành cho trẻ từ 4 - 11 tuổi và “Nhóm U10” dành cho trẻ từ 0 - 10 tuổi. Mục tiêu hướng đến của hoạt động là cung cấp kiến thức, hướng dẫn kỹ năng, thực hành cho cha mẹ thực hiện nuôi dưỡng vì sự phát triển toàn diện của trẻ; tạo cơ hội cho trẻ được tham gia các hoạt động giáo dục và an toàn ngoài chương trình học chính tại trường. Đồng thời, trao quyền cho các bậc làm cha mẹ có con từ 0 - 11 tuổi chủ động lựa chọn mô hình chăm sóc trẻ phù hợp với tình hình thực tế tại thôn, bản

Tin 2: Điểm tựa từ mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em”

MC2: Từ mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” xây dựng điểm ở thôn Thủy Tú, xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh vào tháng 10/2020, đến nay toàn tỉnh có 18 mô hình, trong đó Hội LHPN tỉnh hỗ trợ xây dựng 4 mô hình. Với sự quan tâm của hội LHPN các cấp, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa phương, mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em” bước đầu tạo sự lan tỏa trong cách ứng xử, xây dựng nếp sống văn hóa của người dân, tình làng nghĩa xóm được gắn bó. Đây thật sự là một mô hình có ý nghĩa thiết thực, là điểm tựa cho phụ nữ và trẻ em, bảo vệ, giúp đỡ đối tượng yếu thế có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nhạc cắt

MC1:  Thưa QV & các bạn! Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bề vững được triển khai thực hiện trên địa bàn miền núi là chủ trương lớn và mang đậm tính nhân văn của Đảng và nhà nước ta. Đối với huyện Đakrông, là một huyện miền núi thuộc 64 huyện nghèo nhất cả nước với 80% dân số là đồng bào người Vân Kiều, Pa Cô, thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của tỉnh, Hội LHPN các cấp trên địa bàn huyện Đakrông đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ, đoàn kết, chung sức cùng nhau thực hiện các hoạt động hỗ trợ hội viên, phụ nữ thoát nghèo bền vững .

MC2: Huyện Đakrông thuộc diện đặc biệt khó khăn, địa hình, giao thông đi lại khó khăn; cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là nông, lâm, nghiệp. Huyện thuộc một trong 64 huyện nghèo của cả nước, thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với bình quân chung cả nước và của tỉnh. Trong bối cảnh đó, nhận thức được vai trò, trách nhiệm và nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Hội trong việc vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gắn với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020. Hội LHPN huyện ĐaKrông tập trung đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gắn với chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững. Chị Nguyễn Thị Ty, Chủ tịch Hội LHPN huyện Đakrông cho biết:

          Băng ghi âm

MC1: Để giúp phụ nữ DTTS sinh kế thoát nghèo bền vững, việc trước tiên mà Hội LHPN huyện Đakrông thực hiện là tiến hành khảo sát nắm số lượng, phân loại hô%3ḅ nghèo do phụ nữ làm chủ hô%3ḅ, đề ra các biê%3ḅn pháp giúp đỡ cụ thể, phù hợp với điều kiê%3ḅn thực tế. Việc tham gia quá trình rà soát hộ nghèo, giám sát ngay từ cơ sở đã bảo đảm các chính sách kịp thời đến người nghèo, ưu tiên những gia đình phụ nữ làm chủ kinh tế. Sau khi đã nắm được tình hình và khảo sát những khó khăn mà phụ nữ vùng cao thường gặp phải trong quá trình lao động sản xuất, phát triển kinh tế, Hội LHPN huyện Đakrông đã tập trung giải quyết 3 nhóm nhiệm vụ cơ bản: Thứ nhất là phải thay đổi nhận thức của chị em phụ nữ vùng cao trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất; Thứ 2 là đào tạo nghề, tạo sinh kế cho phụ nữ; thứ 3 là hỗ trợ nguồn vốn để chị em mạnh dạn đầu tư sản xuất. Chị Hồ Thị Thương, Chủ tịch Hội LHPN xã Hướng Hiệp huyện Đakrông chia sẻ:

Băng ghi âm

MC2: Nhằm giúp hội viên tiếp cận với các nguồn vốn vay, Hội đã huy động nguồn vốn tại chỗ bằng cách thành lập các tổ nhóm tiết kiệm và vốn vay thôn bản, phụ nữ tiết kiệm tín dụng...tại 13/13 xã, thị trấn. Đến nay, toàn huyện có 283 nhóm/4.789 thành viên, tổng số tiền đã chia qua các năm là 21 tỷ đồng. Ngoài nguồn vốn nội lực, các cơ sở phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội huyện tín chấp cho chị em vay, đến nay dư nợ gần 125 tỷ đồng cho hơn 2.400 thành viên vay vốn đầu tư vào chăn nuôi, sản xuất. Hội đã chỉ đạo các cơ sở hội tổ chức khảo sát, nắm nhu cầu học nghề của chị em phụ nữ trong việc thực hiện đề án 1956 “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của Thủ trưởng chính phủ. Hội đã phối hợp với Trung tâm dạy nghề tổng hợp huyện, Hội Nông dân, các ngành liên quan mở hơn 15 lớp dạy nghề cho hội viên phụ nữ. Sau đào tạo nghề có 87 % lao động có việc làm mới, làm nghề cũ có năng suất thu nhập cao hơn. Chị Hồ Thị Thửa, Thôn Phủ Thiềng xã Mò Ó chia sẻ:

          Băng ghi âm

Bằng nhiều phong trào thi đua, nhiều giải pháp thiết thực, trên cơ sở phát huy nội lực, tinh thần hợp tác, tương thân, tương ái trong chị em hội viên phụ nữ. Với nhiều nổ lực cố gắng, đã có 100% hộ nghèo có phụ nữ được các cơ sở Hội giúp đỡ, trong đó đã có hàng chục hộ phụ nữ nghèo làm chủ hộ được công nhận thoát nghèo. Có thể khẳng định, từ sự chỉ đạo, định hướng của Hội LHPN tỉnh, huyện ủy cùng những giải pháp hoạt động cụ thể, thiết thực và sự chủ động của Hội LHPN huyện trong thực nhiệm vụ vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gắn với chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đã tác động tích cực đến chất lượng đời sống hội viên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn huyện. Tỷ lệ hộ nghèo từ 56,55% (năm 2016) giảm xuống dưới 29,1% . Hội đã góp phần tích cực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo, thay đổi diện mạo nông thôn miền núi, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo của địa phương. Chị Nguyễn Thị Ty, Chủ tịch Hội LHPN huyện Đakrông cho biết thêm:

Băng ghi âm

Dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng từ những nỗ lực và kết quả đạt được trong thời gian qua của các cấp Hội phụ nữ tại huyện miền núi Đakrông, đã có những tác động tích cực trong việc chuyển đổi tư duy, nhận thức về phát triển kinh tế cho chị em phụ nữ. Thực tế cho thấy, thời gian qua, với sự đồng hành, hỗ trợ kịp thời của Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp tại huyện Đakrông đã góp phần giúp hội viên thay đổi cách nghĩ, cách làm, phát huy khả năng sáng tạo trong sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần quan trọng vào công tác xóa đói giảm nghèo ở những địa bàn vùng khó.

Chào cuối

Đón nghe:

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bề vững được triển khai thực hiện trên địa bàn miền núi là chủ trương lớn và mang đậm tính nhân văn của Đảng và nhà nước ta. Đối với huyện Đakrông, là một huyện miền núi thuộc 64 huyện nghèo nhất cả nước với 80% dân số là đồng bào người Vân Kiều, Pa Cô, thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của tỉnh, Hội LHPN các cấp trên địa bàn huyện Đakrông đã đề ra nhiều giải pháp đồng bộ, thực hiện các hoạt động hỗ trợ hội viên, phụ nữ thoát nghèo bền vững và xây dựng NTM. Chuyên mục phụ nữ và cuộc sống được phát sóng vào 11h thứ 7 ngày 19-3 trên sóng truyền hình của Đài PTTH Quảng Trị, mời Qv & các bạn đón nghe.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 15/03/2022 10:18 Lê Vĩnh Nhiên 15/03/2022 16:05
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà