AI về làng nón Bố Liêu
Danh mục
Đất và người Quảng Trị
NỘI DUNG
Lời dẫn : Có một miền quê đầy thơ mộng nằm giữa miền đồng bằng trù phú của huyện Triệu Phong… Một miền quê mà trong gió chiều tiếng chuông nhà thờ cứ ngân nga vời vợi, cứ quấn quýt trong những bờ tre gốc rạ … Đó là làng Bố Liêu của xã Triệu Hoà nổi tiếng xa gần xưa nay với nghề chằm nón lá …

Kịch bản chuyên mục Đất và Người Quảng Trị

Thực hiện: LÊ TÚ

TL” 10m

Tên: AI VỀ LÀNG NÓN BỐ LIÊU

NỘI DUNG

HÌNH ẢNH

GHI CHÚ

Hình hiệu

Hình hiệu Cm Đất và Người Quảng Trị

 

Có một miền quê đầy thơ mộng nằm giữa miền đồng bằng trù phú của huyện Triệu Phong…

Một miền quê mà trong gió chiều tiếng chuông nhà thờ cứ ngân nga vời vợi, cứ quấn quýt trong những bờ tre gốc rạ …

Đó là làng Bố Liêu của xã Triệu Hoà nổi tiếng xa gần xưa nay với nghề chằm nón lá …

Toàn, trung cụm cảnh flycam làng Bố Liêu.

 

Ghép âm thanh tiếng chuông nhà thờ công giáo

Tên phim

AI VỀ LÀNG NÓN BỐ LIÊU

 

Theo sử sách để lại, làng Bố Liêu đã hình thành cách đây 500 năm. Là một trong những làng cổ ở đồng bằng huyện Triệu Phong có diện tích nhỏ hẹp, khi làng xã đã định hình ổn định thì nghề nghiệp phát tích.

Còn theo các vị cao niên trong làng, nghề chằm nón ở nơi này đã có từ thế kỷ 19, gắn liền với sự hình của giáo xứ Bố Liêu.

Cổng làng Bố Liêu, trung cảnh cây cau, ngôi nhà

Cụm cảnh trên thềm nhà ông Phúc (rót nước chè)

 

Nội dung: “Nghề nón ở đây cũng trên dưới 200 năm, người xưa kể lại là do một vị cha cố người Pháp đưa nghề về làng. Trải qua thời gian dài, qua nhiều biến cố nghề chằm nón duy trì. Gần như cả làng ai cũng biết chằm nón.…”

Phỏng vấn:Ông NGUYỄN PHÚC -Thôn Bố Liêu, xã Triệu Hoà, huyện Triệu Phong, Quảng Trị.

Cắt, nối pv

Vào những ngày hè tháng 5, khi đến mùa rạ đốt rơm khô thì người dân trong làng dành nhiều thời gian hơn cho việc chằm nón. Bố Liêu có 106 hộ thì có đến 80 hộ làm nghề chằm nón lá. Nghề chằm nón lá là công việc khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay người làm. Các khâu đều do mọi người phân công nhau đảm nhận như đàn ông, thanh niên chuốt tre lên khung, phụ nữ làm nức vành, ủi lá.

Cụm cảnh xóm làng.

Cụm cảnh 3 người tại nhà chị Huyền Anh

Chú ý dựng cảnh đặc tả ngón tay mũi kim, chỉ.

Chị Trần Thị Huyền Anh nhớ lại rằng, từ năm 10 tuổi chị đã biết chằm nón do người mẹ của mình chỉ dạy. Người thân giờ đã đi xa nhưng tình yêu với nghề còn giữ lại. Không thể đếm được có bao nhiêu chiếc nón hình thành qua bàn tay của chị nhưng chị nhớ rõ một điều, chưa tháng năm nào chị bỏ nghề.

Đối với chị, để làm được chiếc nón lá đẹp thì người làm cần phải tinh tế, tỉ mỉ từ khâu lựa chọn nguyên liệu, cách phơi lá, cách khâu từng đường kim mũi chỉ. Người ta vẫn bảo làm ra một chiếc nón lá cần cả một tấm lòng là vì vậy.

Cụm cảnh chị Huyền Anh chằm nón

 

Nội dung: “từ lúc nhỏ 10 tuổi tôi đã biết làm rồi. Đây là nghề truyền thống của gia đình. Ngày nào cũng vậy cứ lúc rảnh lại bận rộn với làm nón. Làm nón họ hay nói nghề phụ nhưng mà thu nhập cũng giải quyết được nhiều lúc khó khăn cho ginh đình…

Phỏng vấn: CHỊ TRẦN THỊ HUYỀN ANH -Thôn Bố Liêu, xã Triệu Hoà, huyện Triệu Phong, Quảng Trị.

Cắt, nối pv

Nghề chằm nón lá truyền thống Bố Liêu bao năm qua đã giải quyết việc làm thường xuyên cho nhiều lao động trong làng, đặc biệt là người phụ nữ, vừa lo việc đồng áng, quán xuyến việc nhà, lại có nguồn thu nhập hàng ngày.

Nón lá là sản phẩm có nhu cầu cao nên việc tiêu thụ khá dễ dàng. Thương lái trực tiếp đến thu mua tại hộ gia đình với giá bình quân từ 60 đến 100 ngàn đồng một cái, ngoài ra nón lá đẹp được đặt làm theo yêu cầu có giá cao hơn từ 100 đến 150 ngàn đồng.

Theo thống kê, sản lượng nón lá bình quân sản xuất hàng năm từ 48- 50 ngàn chiếc, đây là nguồn thu nhập khá cao cho người dân trong làng.

Cụm cảnh chằm nón có sự tham gia của các bạn trẻ

Hình bên foder/lang non.

Nón lá có thể được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Mỗi loại lá lại mang đến sự khác nhau cho sản phẩm. Thường thì những sản phẩm nón làm từ lá dừa có nguồn gốc từ Nam Bộ hay nón bài thơ xứ Huế.

Tuy nhiên làm từ lá dừa sẽ không đẹp và tinh tế như lá cọ. Lá cọ có độ mềm mại và chắc chắn hơn. Khi lựa chọn lá cũng phải chọn những chiếc lá có màu xanh, bóng bẩy, có nổi gân để tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Đó cũng chính là nét đặt trưng độc đáo chỉ có riêng với nón lá Bố Liêu.

 

Cụm cảnh hai mẹ con bà … ngồi chằm nón.

 

Cụm cảnh sản phẩm

 

Nội dung: “ Nói về điểm khác biệt giữa nón Bố Liêu với nón lá nơi khác. Nói về hiệu quả và cách truyền lại nghề cho con cháu trong gia đình…”

 

Phỏng vấn: Bà ……..(nghe file pv) Thôn Bố Liêu, xã Triệu Hoà, huyện Triệu Phong, Quảng Trị

 

Theo chính quyền địa phương, mục tiêu chính của làng nghề nón lá truyền thống Bố Liêu đó là tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề với quy mô, chất lượng tốt hơn; mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và hướng ra nước ngoài. Thời gian qua, thôn Bố Liêu luôn động viên, khuyến khích người dân tiếp tục giữ gìn và phát triển nghề truyền thống; chú trọng việc liên kết trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm, trong đó uy tín, chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu; thực hiện đưa sản phẩm làng nghề đi giới thiệu và quảng bá tại các địa điểm du lịch và tham gia các hội chợ triển lãm… Những động thái đó mang lại hiệu ứng tích cực trong sự phát triển của làng nghề truyền thống.

Tiếp tục cụm cảnh hai mẹ con làm nón

 

Nội dung: “Phát huy truyền thống nghề nón…địa phương có những chủ trương cụ thể…”

Phỏng vấn: Ông…… ĐỨC

Chủ tịch UBND xã Triệu Hoà, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

 

Đối với người phụ nữ ở Bố Liêu, chiếc nón bài thơ luôn là một người bạn đồng hành. Chiếc nón không chỉ có chức năng che mưa che nắng, mà người phụ nữ còn dùng nó để làm đồ đựng, phương tiện quạt mát và hơn hết là chức năng làm đẹp.

Nón lá giản dị nhưng thanh cao. Nhẹ tênh những đường kim mũi chỉ nhưng đầy đặn vẻ duyên dáng…

Nón lá gợi lên hình ảnh người con gái ngây thơ trong sáng, người phụ nữ mộc mạc chân tình gắn với mảnh ruộng quê hương, gợi nhớ những mối tình thầm kín…

Sao anh không về thăm quê em

Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên

Bàn tay xây lá, tay xuyên nón

Mười sáu vành, mười sáu trăng lên

 

 

 

Cụm cảnh người dân đội nón trong lao động sản xuất.

 

 

 

 

Cụm cảnh thiếu nữ duyên dáng với nón lá.

 

 

Các cụm cảnh này hình ở hai foder chính và phụ/ lang non

 

 

 

 

 

Làm slow motion cụm cảnh và đặc tả vành nón, nụ cười.

Chằm nón là nghề phụ hay là nghề của những lúc nông nhàn, người ta hay nói ví von vậy. Ở Bố Liêu, nghề chằm nón đã bao phen cứu đói cho dân làng khi mùa màng thất bát, khi thiên tai địch hoạ.

Vì vậy, dù qua bao thăng trầm, dù thời gian có làm cuộc sống biết bao thay đổi nhưng ngày ngày, chiếc nón lá Bố Liêu ở Triệu Hòa vẫn được người dân nơi đây trau chuốt một cách tỉ mẫn.

Dù không nói ra nhưng ai cũng hiểu rằng; Đó là cách để người Bố Liêu giữ gìn phát huy, và hơn hết là để trả ơn cho truyền thống của cha ông để lại. /.

 

Cụm cảnh chằm nón/ lang non

 

 

 

 

 

 

 

Cụm cảnh làng quê

 

Kết thức bằng cảnh toàn fly cam

Nhạc backgroud video

MC chào cuối!

MC Studio

 

MC: Chào cuối: Cảm ơn quý vị và các bạn đã theo dõi, chuyên mục Đất và Người Quảng Trị tuần này xin được kết thúc.  Xin chào và hẹn gặp lại!

GTPS: Có một miền quê trong gió chiều tiếng chuông nhà thờ cứ ngân nga vời vợi, cứ quấn quýt trong những bờ tre gốc rạ … Đó là làng Bố Liêu của xã Triệu Hoà nổi tiếng xa gần xưa nay với nghề chằm nón lá …  Dù qua bao thăng trầm, dù thời gian có làm cuộc sống biết bao thay đổi nhưng ngày ngày, chiếc nón lá Bố Liêu ở Triệu Hòa vẫn được người dân nơi đây trau chuốt một cách tỉ mẫn. Đó là cách để người Bố Liêu giữ gìn phát huy, và hơn hết là để trả ơn cho truyền thống của cha ông để lại.  CM được phát sóng vào lúc 20h45 thứ 2 ngày 30.5 và được phát lại lúc 11h ngày hôm sau. Mời quý vị và các bạn đón xem!

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Ngọc Tú 28/05/2022 10:24 Lê Vĩnh Nhiên 30/05/2022 07:08

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà