CT Phát thanh trực tiếp ngay 19.10
Danh mục
Chương trình phát thanh trực tiếp
NỘI DUNG

Chương trình PTTT ngày 19.10.2022

Chủ đề: XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC

Thời lượng: 30 phút.

Dẫn: Kính chào quí thính giả đang theo dõi CT PTTT trên sóng PT của Đài PTTH Quảng Trị. Thưa quí vị và các bạn! Mô hình "Trường học hạnh phúc" bắt đầu triển khai thí điểm ở nước ta vào tháng 4/2018 và được hưởng ứng rộng rãi của nhiều trường học trong cả nước khi Công đoàn GD Việt Nam phối hợp với Bộ GD&ĐT phát động phong trào "Triển khai kế hoạch nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo vì một môi trường hạnh phúc" vào ngày 22/4/2019 nhằm lan tỏa những giá trị: yêu thương, an toàn và tôn trọng trong các nhà trường. Với mục tiêu  ở đây chính là không tạo áp lực cho học sinh, trẻ cần được tôn trọng mọi cảm xúc của mình. Trước khi bạn chạm đến trí óc thì hãy chạm đến trước trái tim Trước khi chạm đến trí óc hãy chạm đến trái tim. Tỉnh QT đã triển khai nội dung này như thế nào? Các trường học trên địa bàn tỉnh có những cách làm hay ra sao, chương trình PTTT hôm nay chúng tôi sẽ cùng với khách mời chia sẽ những thông tin để quý bậc phụ huynh và thính giả được rõ, cùng chung tay vì sự phát triển toàn diện của con em chúng ta.

Nhạc cắt. ( một đoạn bài hát về thầy cô- mái trường 1 phút )

Dẫn: Mở đầu chương trình hôm nay, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thầy giáo Lê Chí Thông- Hiệu trưởng Trường THPT Đakrong- huyện Đakrong. Trước hết xin cảm ơn thầy đã tham gia CT hôm nay, thầy có thể cho biết  về việc triển khai CT Trường học hạnh phúc như thế nào?

Thầy Thông trả lời.

Dẫn: Theo thầy, những tiêu chí cơ bản để đánh giá về Trường học hạnh phúc là gì?  

Thầy Thông trả lời.

Dẫn: Xây dựng “Trường học hạnh phúc” là mục tiêu mà ngành giáo dục Quảng Trị đã phát động từ nhiều năm qua và cũng đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà trường và đội ngũ nhà giáo.

Việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” đã bước đầu tạo chuyển biến trong nhận thức và hành động, thu hút sự chung sức của cả thầy và trò cùng tham gia, góp phần nâng chất lượng giáo dục.

Tùy theo điều kiện mà mỗi địa phương có những tiêu chí khác nhau nhưng một trường học hạnh phúc có 3 tiêu chí quan trọng, có tính cốt lõi là: yêu thương, an toàn và tôn trọng.

Dẫn: Ở một tỉnh miền núi khó khăn như Đakrong, tưởng rằng khó để xây dựng trường học hạnh phúc thế nhưng, ở các trường THPT Đakrong  không phải là địa bàn trung tâm nhưng đã triển khai thực hiện được và điều nhận thấy rõ nhất đó chính là từ những thay đổi của thầy cô, và nhà trường đang giúp cho các em học sinh cảm thấy háo hơn khi được đi học? Suy nghĩ của thầy như thế nào?

Thầy Thông trả lời.

Dẫn: Mới đây, trên báo Thanh niên cũng đã đăng bài viết có chủ đề “Phụ huynh đọc thư con trong buổi họp đầu năm” trong bài có đoạn “ Một cuộc họp phụ huynh đầu năm kỳ lạ từ đầu đến cuối đã được diễn ra tại Trường THPT Đakrông - ngôi trường nằm ở huyện miền núi khó khăn bậc nhất tỉnh Quảng Trị. Ở đó, sau khi tập trung toàn bộ ở sân trường để nghe thầy hiệu trưởng gửi đến thông điệp “Chọn yêu thương - Chọn hạnh phúc”, các bậc phụ huynh về từng lớp và được hiểu về tâm tư của con cái mình thông qua các lá thư mà các em viết, để dưới ngăn bàn…”

Với vai trò Hiệu trưởng - Là người quản lý của trườngThầy có chia sẽ gì về ý tưởng cho ngày họp phụ huynh đầu năm này?

 Thầy Thông trả lời.

Dẫn: Vâng, chúng ta chưa từng được tham gia một cuộc họp phụ huynh nào như thế, xuất phát từ việc cùng nhau chia sẽ để có thể hiểu học sinh hơn cả phụ huynh và giáo viên cùng đồng hành vì sự phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ. Vậy theo thầy cái khó để thực hiện Chương trình Trường học hạnh phúc là gì?

 Thầy Thông trả lời.

 Dẫn: Được biết mới đây tại một diễn đàn về trường học hạnh phúc của Bộ GD-ĐT tổ chức, thầy cũng đã đề xuất  trong chương trình đào tạo sinh viên sư phạm nên dành một học phần từ năm thứ nhất, về đào tạo kỹ năng cảm xúc xã hội. Thầy có thể cho biết lý do vì sao thầy lại đề xuất điều này?

Thầy Thông trả lời.

Dẫn: Dẫn: Như thầy chia sẽ thì những người đã có ý định gắn bó với nghề giáo thì kỹ năng về cảm xúc xã hội đóng vai trò quan trọng, vì nếu thực sự không đào tạo kỹ năng này, khi áp dụng lớp học hạnh phúc vào nhà trường, các giáo viên dễ hiểu nhầm rằng trường tạo áp lực cho họ và đây cũng là câu chuyện mà mỗi người quản lý hiểu về trường học hạnh phúc đều trăn trở.

Trong khuôn khổ của CT hôm nay, chúng tôi có trao đổi với đại diện Sở giáo dục đào tạo tỉnh, thầy có đề xuất gì không ạ?

Thầy Thông trả lời.

Dẫn: Xin cảm ơn những chia sẽ của thầy.

Bài hát.

Dẫn: Trở lại chương trình PTTT hôm nay có chủ đề “ Xây dựng trường học hạnh phúc”. Xin chào ông ĐINH CÔNG NHẬT – Chánh VP Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị.

Vừa rồi là những chia sẽ của thầy Lê Chí Thông- Hiệu trưởng Trường THPT Đakrong- huyện Đakrong. Ông có suy nghĩ gì không ạ?

Ông Nhật trả lời.

Dẫn: Sở đã chỉ đạo triển khai thực hiện CT Trường học hạnh phúc thời gian qua và kết quả đến thời điểm hiện tại đạt được như thế nào thưa ông?

Ông Nhật trả lời.

Dẫn: Đối với địa bàn tỉnh thì mục tiêu đặt ra để thực hiện là gì và cái khó để thực hiện ra sao thưa ông?

Ông Nhật trả lời.

Dẫn: Nhiều người hiểu Trường học hạnh phúc  đơn giản là ở đó thầy cô và học sinh thân ái, nhẹ nhàng, gần gủi học sinh. Làm sao đó để mọi người biết chia sẻ, cảm thông, không có những áp lực như trước đây, không có bạo lực học đường. Nhưng đó chỉ là những bước đầu. Trường học hạnh phúc còn đòi hỏi nhiều tiêu chí khác? Ý kiến của ông như thế nào?

Ông Nhật trả lời.

Dẫn: Xin cảm ơn ông! Thưa quí thính giả nghe Đài! Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành – thành phố Đông Hà, Quảng Trị là một trong những ngôi trường đã có những thành công đáng khích lệ trong việc xây dựng "Trường học hạnh phúc" và được ngành Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị đánh giá cao. Chúng tôi cũng đã có cuộc PV ngắn với cô giáo NGÔ THỊ KHUYÊN- Hiệu trưởng Trường TH Nguyễn Tất Thành. Cảm ơn cô đã tham gia CT PTTT hôm nay với chủ đề “ Xây dựng Trường học hạnh phúc”

Dẫn: Cô có thể cho biết những thay đổi rõ rệt sau hơn 1 năm triển khai xây dựng mô hình này là gì thưa cô?

Cô Khuyên trả lời

Dẫn: Việc lồng ghép các nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch này với thực hiện các cuộc vận động  “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, và phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” với mục tiêu ...“Trường học hạnh phúc-Thầy cô hạnh phúc - Học sinh hạnh phúc” để mục đích cuối cùng là xây dựng nhà trường trở thành một ngôi trường hạnh phúc. Trường TH Nguyễn Tất Thành sẽ tiếp tục đưa ra những giải pháp gì trong năm học này và những năm tiếp theo thưa cô?

Cô Khuyên trả lời.

Dẫn: Là một giáo viên quản lý trường thì cô có đề xuất gì với phụ huynh học sinh cũng như ở Sở GD –ĐT để triển khai thực hiện tốt hơn?

Cô Khuyên trả lời.

Nhạc cắt.

Dẫn: Trở lại câu chuyện với ông Đinh Công Nhật- Sở giáo dục đào tạo tỉnh, thưa ông, sau khi nghe đề xuất từ đại diện BGH 2 trường : THPT Đakrong và TH Nguyễn Tất Thành, Ông có thông tin gì phản hồi ạ?

Việc xây dựng Trường học hạnh phúc không riêng gì giáo dục mà cần có sự phối hợp giữa nhiều Sở, ban ngành, tổ chức xã hội cùng vào cuộc, suy nghĩ của ông về vấn đề này?

Ông Nhật trả lời.

Dẫn: Để tiếp tục chương trình mời quí thính giả cùng khách mời nghe một số ý kiến sau đây của học sinh và phụ huynh.

VOXPOP 3 Ý KIẾN VỀ MONG MUỐN

Dẫn: Những ý kiến, mong muốn của học sinh, phụ huynh cũng đã nói lên được mong muốn xây dựng một trường học hạnh phúc như thế nào. Sự đồng hành của phụ huynh, nỗ lực của nhà trường cùng với đội ngũ giáo viên, sự chung tay của toàn xã hội với mong muốn có một môi trường học tập tốt hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Một lần nữa xin cảm ơn những chia sẽ của các vị khách mời tham gia chương trình hôm nay. Cảm ơn quí thính giả đã quan tâm lắng nghe, xin chào và hẹn gặp lại trong các CT sau.

 

 

 

 

 

                                                  

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 13/10/2022 15:42 Lê Vĩnh Nhiên 14/10/2022 08:40
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà