Đất TH 7/11
Danh mục
Đất và người Quảng Trị
NỘI DUNG
Lời dẫn : Đất TH 7/11 DI TÍCH CỦA KHÁT VỌNG ĐỘC LẬP VÀ HÒA BÌNH. (Xuân Dũng-Anh Vũ) -Đón xem: ptv đọc Cách đây gần 50 năm có một sự kiện đặc biệt quan trọng được cả thế giới quan tâm là ngày 27/1/1973 hiệp định Paris chính thức được ký kết, mở đầu cho việc lập lại hòa bình ở Việt Nam. Một sự kiện thời sự tầm vóc quốc tế như vậy lại có ảnh hưởng trực tiếp đến một mảnh đất của quê hương Quảng Trị. Nội dung này sẽ được phát sóng vào 20g20 ngày 7/1/2022 trên sóng truyền hình của Đài PTTH Quảng Trị, mời quý vị và các bạn đón xem.

-Lời:

   Cách đây gần 50 năm có một sự kiện đặc biệt quan trọng được cả thế giới quan tâm là ngày 27/1/1973 hiệp định Paris chính thức được ký kết, mở đầu cho việc lập lại hòa  bình ở Việt Nam. Một sự kiện thời sự tầm vóc quốc tế như vậy lại có ảnh hưởng trực tiếp đến một mảnh đất của quê hương Quảng Trị (tên phim).

   Sau hiệp định lịch sử này chỉ vài tháng, tại vùng quê Cam Lộ đã diễn ra việc xây dựng khẩn trương trụ sở khu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, một chính thể yêu nước và cách mạng, khát khao độc lập dân tộc và hòa bình được được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ  công nhận. Những tên tuổi quen thuộc của Chính phủ như Chủ tịch Hội đồng cố vấn Nguyễn Hữu Thọ, bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình đã  trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu cho lương tri và khát vong Việt Nam.

   Ngày 6/6/1973 tại thị trấn Cam Lộ ngày nay,  khu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được hoàn thành, trở thành nơi làm việc và tiếp các đoàn khách quốc tế. Diện tích khu Chính phủ hơn 17000 mét vuông, được chia làm hai khu độc lập: khu A và Khu B; khu A gồm 3 dãy nhà là khu làm việc dành riêng cho Chính phủ, nhà làm việc của Bộ Ngoại giao và nhà ăn dành riêng cho khu A; khu B gồm 5 dãy nhà, trong đó có 2 dãy nhà khách dành riêng cho các đại sứ lưu trú và 3 dãy nhà dành riêng cho những thành viên đi theo đoàn của các đại sứ, phóng viên báo chí và thành viên của Chính phủ lâm thời.   Tại đây, từ năm 1973 đến năm 1975,  mặc dù chiến tranh vừa mới tan khói súng, mặt đất còn loang lổ dấu tích đạn bom và trụ sở cũng quá giản dị nhưng vẫn ghi dấu không khí đối ngoại và hợp tác giữa Chính phủ lâm thời với nhiều bạn bè quốc tế. Các đại sứ, đại diện ngoại giao đã được tiếp kiến và trình quốc thư đến chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ và cùng tiếp có bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Thị Bình. Những cuộc gặp gỡ như thế đã giúp cho bạn bè quốc tế gần xa hiểu thêm về Việt Nam, ủng hộ tinh thần và vật chất cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do và hòa bình.

*Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính  phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, nói

  Hoạt động của Chính phủ lâm thời tại đây dù chỉ diễn ra trong hai năm từ 1973 đến 1975 nhưng đã để lại dấu ấn lịch sử trên quê hương đất nước. Chính phủ lâm thời không chỉ tiếp và làm việc với các nhà lãnh đạo các nước, các đại sứ đặc mệnh toàn quyền mà còn được nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế mời ra nước ngoài làm việc, càng tạo nên tiếng vang và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Năm 1991, khu Chính phủ đã được công nhận là di tích quốc gia.

   Năm 2022 này, sau 50 năm trở lại Quảng Trị từ mùa hè 1972, các nhân chứng lịch sử như một cuộc hành hương về nguồn: vui mừng và xúc động trên quê hương Cam Lộ-Quảng Trị. Những người đã đóng góp hết sức mình cho độc lập và hòa bình hôm qua thì hôm nay vẫn gởi gắm tấm lòng thành bằng những kỷ vật góp phần tái hiện lại lịch sử của đất và người Quảng Trị.

*GS.TS Trình Quang Phú, nguyên Trợ lý Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ, nói

   Di tích này đã thành một địa chỉ đỏ để người dân, các em học sinh và du khách gần xa đến tham quan, tìm hiểu lịch sử quê hương đất nước, ngõ hầu hiểu thêm những sự kiện đã từng diễn ra dù thời gian đã qua xấp xỉ nửa thế kỷ.

*Em Hoàng Thị Lan, học sinh lớp 9 trường THCS Trần Hưng Đạo, nói

   Được biết di tích này sẽ được quan tâm để được lan tỏa sâu rộng hơn trong đời sống hàng ngày, càng có cơ hội trở thành một dấu ấn rất đáng tự hào trên quê hương Quảng Trị, để tôn vinh những giá trị của ngày hôm qua và động viên tinh thần, trở thành một nguồn lực của ngày hôm nay và cả ngày mai.

*Ông Nguyễn Thanh Bắc, Phó chủ tịch UBND huyện Cam Lộ, nói

   Cam Lộ bây giờ đã và đang là huyện nông thôn mới. Những thành tựu rất đáng tự hào đã là con đường đi tới tương lai, một tương lai được tạo lập từ trong khói lửa chiến tranh, một tương lai được hoài thai từ khát vọng hòa bình cháy bỏng, từ những tháng năm cam go nhất của mỗi đời người; đi trong Cam Lộ hôm nay sẽ cảm nhận nhiều hơn những trăn trở dựng xây quê nhà từ những đổi thay trong mỗi làng quê, góc phố, trong mỗi ngày cần lao đã qua và đang đến;  vùng quê này đang cùng các địa phương khác của tỉnh Quảng Trị ra sức xây dựng quê hương thành một vùng quê no ấm, hạnh phúc và đáng sống. Nhưng cho dù làm gì thì trong sâu xa đất đai và tâm khảm con người, những di tích luôn sống động và thôi thúc con người viết tiếp những trang sử bằng mồ hôi và tâm lực của mình.  

  

  

  

  

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 10/11/2022 20:13 Lê Vĩnh Nhiên 14/11/2022 07:19

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà