TỌA ĐÀM COVID 19: ĐIỀU TRỊ COVID TẠI NHÀ
Danh mục
Gặp gỡ đối thoại
NỘI DUNG

 

KB TỌA ĐÀM COVID 19:

Chủ đề: Điều trị covid 19 tại nhà – những vấn đề cần lưu ý

Thời lượng: 20 phút

Khách mời chương trình: Bác sỹ CKI Lê Phước Đức – Công tác tại Khoa ICU Quảng Trị

KB: Thái Hiền

PS chèn: Mỹ Nhị

MC: Kính thưa quý vị và các bạn! Ngày 14/3/2022, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 604 kèm hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID- 19. Tài liệu này thay thế Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế: số 261 ngày 31/01/2022 ban hành Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà và số 528 ngày 03/03/2022 ban hành Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19. Theo hướng dẫn mới vừa ban hành ngày 14/3, tiêu chí lâm sàng của người mắc COVID-19 điều trị tại nhà được bổ sung "Là người bệnh COVID-19 đã được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị nhưng chưa đạt tiêu chuẩn khỏi COVID-19 và đạt tiêu chuẩn quản lý tại nhà thì được chuyển về nhà để tiếp tục chăm sóc". Vậy điều trị covid 19 tại nhà cần lưu ý điều gì? Câu trả lời sẽ Bác sỹ CKI Lê Phước Đức – Công tác tại Khoa ICU - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị tư vấn cho quý vị trong chương trình ngày hôm nay.

MC: Xin chào Bác sỹ CKI Lê Phước. Cảm ơn .....đã nhận lời tham gia chương trình! Xin bác sỹ cho biết, F0 ở trong tình trạng như thế nào thì sẽ được điều trị tại nhà?

KM: Chúng tôi đã đưa ra 3 tiêu chí đối với F0 được điều trị tại nhà.

 

Thứ nhất, F0 đó phải được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên theo quy định hiện hành. F0 không có triệu chứng lâm sàng; hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ: như sốt; ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi; tiêu chảy, chảy mũi, mất mùi, mất vị.

 

Thứ hai, F0 không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ô xy; nhịp thở < 20 lần/phút; SpO2 > 96% khi thở khí trời; không có thở bất thường như thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, thở khò khè, thở rít ở thì hít vào.

Đặc biệt, F0 không mắc bệnh nền, hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

Bên cạnh đó, chúng tôi đặt ra yêu cầu F0 phải tự chăm sóc được bản thân một cách cơ bản như tự ăn uống, tắm rửa, giặt quần áo, vệ sinh và có thể tự theo dõi tình trạng sức khỏe theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

F0 phải có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát và khi có tình trạng cấp cứu; Có khả năng giao tiếp và sẵn có phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính…

Với trường hợp F0 không có khả năng tự chăm sóc, gia đình phải có người chăm sóc đáp ứng các tiêu chí thứ nhất và thứ hai như trên.

MC: Thưa bác sỹ, vậy để có thể chủ động trong quản lý chăm sóc F0 tại nhà thì các gia đình cần chuẩn bị những gì ạ?

KM: Mỗi gia đình nên chuẩn bị sẵn trong nhà các vật dụng, thuốc cơ bản và cần thiết để chăm sóc, điều trị F0 tại nhà bao gồm: Nhiệt kế; Máy đo SpO2 cá nhân (nếu có); Khẩu trang y tế; Phương tiện vệ sinh tay; Vật dụng cá nhân cần thiết; Thùng chứa chất thải lây nhiễm có nắp đậy.

Thuốc điều trị tại nhà gồm: Thuốc hạ sốt: paracetamol (gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg; Thuốc cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác; Thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc); Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%. Các thuốc này nên chuẩn bị đủ dùng từ 5-7 ngày.

Bên cạnh đó, cần chuẩn bị thuốc điều trị bệnh nền nếu trong nhà có người mắc bệnh nền, đủ để sử dụng trong 1-2 tuần.

Tại hướng dẫn, chúng tôi đã lưu ý rất rõ về thuốc kháng virus, thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông máu… Theo đó, các loại thuốc này chỉ được sử dụng khi bác sỹ kê đơn. Vì vậy, người dân không tự ý mua và sử dụng.

Đối với nhân viên y tế, khi kê đơn, cần lưu ý kiểm tra kỹ các chống chỉ định, khai thác thông tin về các thuốc người bệnh đang sử dụng để tránh các tương tác thuốc nghiêm trọng khi kê đơn. Bên cạnh đó,cần tư vấn cho người bệnh hoặc người chăm sóc nhận biết một số tác dụng không mong muốn quan trọng của thuốc để kịp thời phát hiện và xử trí phù hợp trong quá trình sử dụng.

MC: Vâng! Cảm ơn những thông tin từ Bác sỹ Lê Phước Đức.  Chúng ta sẽ còn gặp lại bác sỹ Đức trong phần tiếp theo của chương trình. Còn bây giờ mời bác sỹ và quý vị cùng lắng nghe những lo lắng của người dân xung quanh việc điều trị covid 19 tại nhà.

Phóng sự 1: Băn khoăn của nhiều người về điều trị covid 19 tại nhà. (3 phút, phỏng vấn 4-5 người)

MC: Vâng! Như vậy là chúng ta thấy rằng, đa số mọi người đều rất lo lắng cho sức khỏe của bản thân cũng như băn khoăn trong việc điều trị covid tại nhà. Vậy thưa Bác sỹ CKI Lê Phước Đức – Công tác tại Khoa ICU Quảng Trị, trên phương diện chuyên môn của bác sỹ, bác sỹ sẽ nói điều gì với khán giả về vấn đề này ạ?  

KM: ....

MC: Thưa bác sỹ lê Phước Đức, ngoài việc điều trị thì các biện pháp phòng lây nhiễm chúng ta nên thực hiện như thế nào ạ?  

KM: Theo đó, F0 và người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với F0 thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm, như sau:

- F0 cần hạn chế ra khỏi nơi cách ly. Khi phải ra khỏi nơi cách ly phải mang khẩu trang, giữ khoảng cách với những người khác.

- Người chăm sóc hoặc người nhà ở cùng nhà luôn mang khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc với F0.

- Nơi cách ly giữ thông thoáng, hạn chế chế đề các đồ dùng vật dụng khó làm sạch (thú bông, giấy, bìa...) tại khu vực này.

- Rửa tay hoặc sát khuẩn tay thường xuyên. Khử khuẩn các vật dụng và bề mặt tiếp xúc thường xuyên như mặt bàn, tay nắm cửa, các thiết bị cầm tay, bồn cầu, bồn rửa... hàng ngày và khi dây bẩn

- Phân loại, thu gom chất thải lây nhiễm đúng quy định.

MC: Vâng! Cảm ơn những thông tin rất hữu ích từ Bác sỹ CKI Lê Phước Đức. Và tiếp tục với chủ đề: Điều trị covid 19 tại nhà – những điều cần lưu ý mời bác sỹ Đức, quý vị khán giả hãy cùng xem 1 phóng sự ngắn sau đây.  

Phóng sự 2: Điều trị covid 19 tại nhà (2 phút + những vật dụng cần thiết + biện pháp chống lây nhiễm)

MC: Quay trở lại với khách mời của chương trình hôm nay cùng chủ đề: Điều trị covid 19 tại nhà – những điều cần lưu ý. Thưa Bác sỹ CKI Lê Phước Đức, vậy đối với F0 điều trị tại nhà là trẻ dưới 5 tuổi thì chúng ta lưu ý điều gì ạ?

KM: Khi người chăm sóc, quản lý F0 là trẻ dưới 5 tuổi điều trị tại nhà phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà: trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu... để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa trẻ mắc COVID-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.

Có 11 dấu hiệu mà người theo dõi, chăm sóc F0 điều trị tại nhà là trẻ em cần lưu ý để liên lạc với y tế

Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật.

Sốt cao liên tục > 39oC và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt + chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ.

Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi: Trẻ < 2 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút; Trẻ từ 2 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút; Trẻ từ 12 tháng đến < 5 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút.

Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn.

SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2)

Tím tái

Mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít.

Nôn mọi thứ

Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được

Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng...

Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần khám, chữa bệnh.

MC: Vậy vấn đề dinh dưỡng cho điều trị F0 tại nhà như thế nào?

KM:

MC: Hiện nay khi tỷ lệ người mắc COVID-19 khá lớn, trong khi trên mạng có rất nhiều những lời khuyên, khuyến cáo, thậm chí có cả những hướng dẫn chưa có kiểm chứng, bác sỹ có lời khuyên như thế nào?

KM: Để xây dựng các Hướng dẫn chuyên môn, trong đó có 2 hướng dẫn quản lý, điều trị, chăm sóc F0 tại nhà, Cục quản lý Khám, chữa bệnh đã tập hợp đội ngũ chuyên gia lên đến hơn 100 chuyên gia với nhiều kinh nghiệm tại tất cả các chuyên khoa, chuyên ngành khác nhau. Do đó, người dân cần tham khảo những thông tin chính thống từ Bộ Y tế, không hoang mang và lo lắng.

Người mắc COVID-19 cũng như người chưa mắc cần bình tĩnh trước quá nhiều luồng thông tin nhận được và cần xem xét những hướng dẫn, khuyến cáo chính thống của các cơ quan y tế trong quản lý, chăm sóc F0 tại nhà để cùng nhau vượt qua những giai đoạn khó khăn do dịch bệnh gây ra.

Trong hướng dẫn, chúng tôi cũng khuyến cáo người mắc COVID-19 nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; không bỏ bữa; tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.

Hướng dẫn cũng nêu chi tiết những dấu bất thường ở người lớn và trẻ em để được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

MC: Cảm ơn những thông tin hữu ích từ BS! Thưa quý vị và các bạn! Trong bối cảnh số ca mắc tăng cao, số F0 điều trị tại nhà cũng tăng mạnh tại nhiều địa phương. Sự quá tải của hệ thống y tế địa phương dẫn đến việc các F0 khó hoặc chậm được tiếp cận y tế, phải tìm hiểu thông tin trên mạng hoặc gọi bạn bè, bác sĩ quen để xin đơn thuốc, tự điều trị thì việc ban hành “Hướng dẫn quản lý người mắc COVID-19 tại nhà” được áp dụng tại tuyến y tế cơ sở không chỉ giúp các nhân viên y tế tự tin, chủ động hơn trong tiếp cận, điều trị bệnh nhân mà còn giúp người bệnh có những căn cứ chuẩn xác để đối chiếu với tình trạng bệnh của mình, giảm bớt lo lắng không cần thiết cũng như việc nhập viện không cần thiết. Và hi vọng với những thông tin từ chương trình, quý vị sẽ có thêm kinh nghiệm cần thiết cho việc điều trị covid 19 tại nhà.

Đến đây chương trình “Điều trị Covid tại nhà những điều cần lưu ý xin được tạm dừng. Cảm ơn Bác sỹ CKI Lê Phước Đức đến từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị! Cảm ơn Quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi. Xin kính chào và hẹn gặp lại./.

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 17/11/2022 08:19 Lê Vĩnh Nhiên 18/11/2022 09:55
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà