Đất pt 5/12
Danh mục
Đất và người Quảng Trị
NỘI DUNG
Lời dẫn : Đất pt 5/12 -Đón nghe: ptv đọc: Trong ct pt : đất và người Quảng Trị sẽ được phát sóng vào 11g ngày thứ hai 5/12 là bút ký về một miền quê có tiếng giàu truyền thống yêu nước và cách mạng. Trân trọng mời quý thính giả đón nghe ct. -Ptv dẫn: *Qúy vị và các bạn thân mến! Trong ctpt đất và người QT tuần này, chúng ta cùng đến thăm một vùng quê giàu truyền thống yêu nước qua bài viết sau của Xuân Dũng, mời quý vị và các bạn theo dõi. *Qúy vị và các bạn vừa theo dõi ct: đất và người QT, ct do Việt Hà bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

                           VÙNG QUÊ  YÊU NƯỚC.

                                                                           (Xuân Dũng)

 

      Cùa  gồm hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị còn được biết đến từng là kinh đô kháng chiến, nơi vua Hàm Nghi phát động phong trào yêu nước quyết tâm kháng Pháp,  với khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng.

   Năm 1885, vua Hàm Nghi với sự ủng hộ của nhóm quan lại chủ chiến mà rường cột là hai phụ chính đại thần Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đã đứng lên chống giặc Pháp ngoại xâm ở kinh thành Huế. Đại sự bất thành, vua tôi cùng tức tốc ra Tân Sở thuộc thôn Mai Đàn, xã Cam Chính, một căn cứ sơn phòng đã dự liệu từ trước để bắt đầu cho cuộc kháng chiến lâu dài và cam go. Tại đây vua Hàm Nghi đã ban hịch Cần Vương, hiệu triệu toàn dân đứng lên chống ngoại xâm. Giặc Pháp ráo riết đuổi theo, vùng Cùa không thể thành nơi dung thân lâu dài nên nhà vua tiếp tục cuộc hành trình kháng chiến sang nơi khác. Người dân Cùa trong những năm tháng ấy đã tận hiến nhân tài vật lực cho cuộc kháng chiến và góp thêm ngọn lửa yêu nước thổi bùng lên hào khí Cần Vương. Và kinh đô kháng chiến dù ngắn ngủi như người Pháp ví von một cách bóng bẩy: "kinh thành phù du" nhưng cũng đã lưu dấu trong tâm khảm biết bao thế hệ. Những sự kiện vang dội như vậy đã trở thành ký ức tập thể được các thế hệ trao nhau như báu vật tinh thần đời này qua đời khác.

  PGS, TS sử học Đỗ Bang có nhận xét về Tân Sở:

  "ân Sở tuy không phải là vị trí tối ưu nhưng lại là nơi có nhiều lợi thế so với các địa điểm khác. Bởi vì Tân Sở ở gần Kinh đô Huế, lúc thiên đô cũng nhanh, khi lực lượng phát triển, làm chủ được tình thế tiến về giải phóng Kinh thành Huế cũng tiện, lại an toàn hơn so với Nam Kỳ và Bắc Kỳ là nơi Pháp đã tấn công và thực hiện chính sách cai trị. Nơi đây, sau gần mười năm làm Tri huyện, Nguyễn Văn Tường cũng đã hiểu được thế đất, lòng người; đặc biệt là chính sách thu phục các dân tộc thiểu số của triều đình Huế mà Nguyễn Văn Tường có nhiều đóng góp xuất sắc. Vào thời điểm thiên đô ra Tân Sở (5 tháng 7 năm 1885), hạm đội Pháp có mặt ở Đà Nẵng và Đồng Hới để chờ bắt sống vua Hàm Nghi và phe chủ chiến, thì con đường thượng đạo từ Tân Sở lên Lào để ra Bắc, vào Nam là sinh lộ duy nhất của triều đình kháng chiến nhằm duy trì hoạt động yêu nước trong các bản làng, liên thông với hệ thống Sơn phòng được xây dựng khắp các tỉnh miền Trung để phát động phong trào Cần Vương, cứu nước. Tuy không hoàn hảo, nhưng Tân Sở vẫn là giải pháp khả thi nhất"

     Gần 140 năm trôi qua, có những sự kiện đã trở thành dĩ vãng và có thể đã nhạt nhòa theo năm tháng. Nhưng sự kiện Tân Sở-Cần Vương vẫn trường tồn cùng với thời gian và tâm thức hậu thế, minh chứng cho khát vọng và cũng là chân lý : "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", hiện thân cho tinh thần yêu nước nồng nàn, bất chấp hy sinh, gian khổ quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành lại giang sơn gấm vóc muôn vàn yêu dấu.

  Tòa thành Tân Sở theo các nhà nghiên cứu được xây dựng khá công phu trên diện tích hơn 20 ha, được hàng ngàn dân phu đào đắp trong khoảng hai năm trời, tích trữ nhiều lương thực, bạc tiền, châu báu để dự phòng kháng chiến. Sau khi giặc Pháp chiếm được, chúng đã san phẳng, lại thêm các cuộc chiến tranh vừa qua nên nơi này đã thành bình địa. Nơi lưu dấu tòa thành  được công nhận di tích quốc gia năm 1995.

  Với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương đã được xây dựng  ngay trên di tích thành Tân Sở xưa kia. Đây là một ngôi đền 5 gian, 2 chái theo kiến thúc dân gian truyền thống, tiếp thu văn hóa tâm linh triều Nguyễn, tạo nên một không gian tưởng niệm thiêng liêng . Lễ rước long vị và an vị vua Hàm Nghi tại ngôi đền này đã diễn ra long trọng và thành kính. .

*Ông Nguyễn Văn Hiếu, hướng dẫn viên, nói

   Sau sự kiện Tân Sở-Cần Vương vùng Cùa còn đi tiếp những cuộc trường chinh, đã thành chiến khu trong những tháng năm gian nan chồng chất. Hòa bình trở lại, mảnh đất này hồi sinh từ hoang tàn, đổ nát, từ vết thương chiến tranh đâu dễ ngày một ngày hai nguôi ngoai. Di tích Tân Sở-Cần Vương cùng với những địa điểm khác nữa của tinh thần yêu nước đã trở thanh ngọn nguồn tạo nên động lực tinh thần để vùng đất này từng bước đi lên, thực sự thay da đổi thịt,  góp một điểm nhấn trên hành trình nông thôn mới của quê hương Cam Lộ. Đi trong vùng Cùa hôm nay sẽ cảm nhận đủ đầy những hương sắc cuộc đời, những no ấm, hạnh phúc đã không còn là mơ ước xa vời, không còn là nỗi ám ảnh gọi tên từ quá khứ. Mỗi ngày dã qua, mỗi ngày đang đến người dân quê này vẫn chăm chỉ và năng động, vẫn vượt khó và sáng tạo, vẫn không ngừng trăn trở với đất đai hương hỏa, vẫn tạo nên gương mặt mới mẻ từ những xóm làng tưởng chừng xưa cũ. Tất cả như hòa quyện giữa những gì đã qua và những gì đang tới.

   Nhưng dù làm gì, đi đâu thì lịch sử và truyền thống vẫn thường được khơi gợi và nhắc nhở,  vẫn chảy trong huyết quản  của những người đã và đang sống trên quê hương từng là kinh đô kháng chiến. Qúa khứ không hề và không thể là câu chuyện xa xôi sách vở mà vẫn sống động với hôm nay, vẫn đồng hành với hiện tại và cả vị lai.

*Ông Nguyễn Văn Hà, chủ tịch UBND xã Cam Chính, nói

   Thất thủ kinh đô Huế và Tân Sở-Cần Vương đã mở ra một chương mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, một chương không thể nào quên đầy đau thương, bi tráng, trong đó có mồ hôi, nước mắt và cả máu của những người dân nơi đây. Gía trị của độc lập, tự do và hòa bình được kết tinh từ trong bõa giông lịch sử và sẽ hiện hữu bằng nhiều cách khi mà con người hôm nay không hể lãng xao quá khứ, nhưng cũng không chỉ biết ngắm nhìn quá khứ mà còn dựa vào đó để tạo dựng một ngày mai tươi sáng cho mình, cho những xóm làng thân thương như máu thịt. Và  rồi đọng lại cho mai hậu là những giá trị tinh thần bất khuất, đó là cốt lõi nhân văn có trước có sau để tạo nên sức mạnh nội sinh bảo vệ và dựng xây quê hương đất nước.

   

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 02/12/2022 10:54 Lê Vĩnh Nhiên 05/12/2022 13:38

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà