tạp chí VNCn
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật 

PTV: Xin chào Quý vị và các bạn đang đến với tạp chí VNCN tuần này. Trong chương trình hôm nay, chúng ta cùng đến với những nội dung chính sau đây:

-"Nhịp điệu mới"-Nhiều cảm xúc cho Ngày Thơ Việt Nam tại Quảng Trị lần thứ XXI

-Tuồng chợ Cạn- loại hình văn nghệ dân gian độc đáo và ý nghĩa

-Sức sống của mùa xuân qua tác phẩm “Làng ven sông” của họa sỹ Thế Hà

-Tiểu mục Dọc đường văn nghệ có các bài viết:

+ Tùy bút của một nhà thơ lớn.

+ CẢM HỨNG VỀ MÙA XUÂN.

Sau đây là nội dung chi tiết của chương trình

Nhạc cắt

1.Vừa qua, ngày Thơ Việt Nam lần thứ XXI tại Quảng Trị đã diễn ra trong không gian Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên, nhà thơ lớn của văn học Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Quảng Trị.

Chủ đề của Ngày Thơ năm nay là "Nhịp điệu mới", thể hiện thông điệp hướng tới tương lai tràn đầy hy vọng về những điều tốt đẹp khi đất nước vượt qua đại dịch thế kỷ, cuộc sống trở lại với nhịp điệu, khí thế và niềm tin mới cùng sự phục hồi mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngày Thơ Việt Nam tại Quảng Trị năm nay đã tôn vinh thơ và người làm thơ, đã lan tỏa, khơi nguồn cho những sáng tạo mới và mang lại cho công chúng yêu thơ ca những cảm xúc đáng nhớ. Trong không gian của Nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên, công chúng không chỉ được thưởng thức những tác phẩm thơ nổi tiếng của các nhà thơ tiêu biểu mà còn được hòa mình vào trong không gian thơ ca để đọc, để nghe và xem nghệ thuật, giao lưu với các nhà thơ.

2. Trong những ngày mừng xuân mới Quý Mão 2023 vừa qua; nhiều lễ hội văn hóa truyền thống Quảng Trị được tổ chức như: Lễ hội chợ đình Bích La (Triệu Phong), Hội ném cù truyền thống Cẩm Phổ, An Mỹ (Gio Linh)…; và các hoạt động thể thao như: đua thuyền truyền thống, đẩy gậy, kéo co và các trò chơi dân gian… tạo nên bức tranh lễ hội Quảng Trị đặc sắc trong dịp Tết đến xuân về.

Qua các lễ hội đem đến không khí vui tươi trong ngày Tết, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí cho Nhân dân; góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc tết cổ truyền dân tộc, đồng thời quảng bá nét văn hóa truyền thống, đặc sắc, độc đáo của từng vùng, miền trong tỉnh đến bạn bè trong nước, quốc tế.

3. UBND xã Hướng Việt, huyện Hướng Hoá vừa trao quyết định thành lập và ra mắt Tổ quản lý mô hình du lịch cộng đồng thôn Trăng Tà Puồng.

Thác Trăng Tà Puồng cách TP. Đông Hà khoảng 120 km, hiện đang hoang sơ. Trước đây, thác Trăng Tà Puồng không chịu sự quản lý của đơn vị nào nên du khách thường đến đây tự phát, tự tìm đường xuống thác, mang vác theo thức ăn và các vật dụng để khám phá thác nên vất vả, nguy hiểm. Việc ra mắt tổ giúp điểm du lịch này trở nên quy cũ và chuyên nghiệp hơn. Tổ sẽ phục vụ du khách ẩm thực địa phương như gà nướng, thịt heo bản nướng, cơm nếp, rượu cần. Ngoài ra, ở điểm đón tiếp sẽ bày bán nhiều nông sản do người dân trồng và thu hái trên rừng.

Nhạc cắt

PTV: Kính thưa Quý vị!

Chợ Cạn- là một địa danh nổi tiếng từng đi vào lịch sử từ thời nhà Nguyễn được hình thành khá sớm ở xứ Đàng Trong, thuộc huyện Đăng Xương, Phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Vị trí nguyên thủy của chợ Cạn vốn nằm trên khu đất thuộc xóm phường Đạo Đầu, làng Đạo Đầu, xã Triệu Trung, nhưng trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp chợ Cạn lại là trung tâm giao dịch mua bán của các xã Triệu Sơn, Triệu Trạch, Triệu Thuận, Triệu Trung và Triệu Lăng thuộc quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Không chỉ nổi tiếng bởi là nơi mùa bán tấp nập một thời mà Chợ Cạn còn được chào mời, truyền tụng, thậm chí được nhắc đến nơi chốn cung đình lầu son gác tía bởi ở đây còn gắn liền với một loại hình nghệ thuật có tên gọi là "Tuồng Chợ Cạn" - một gánh tuồng ra đời nơi thôn dã xúng xính đào, kép quần lụa áo the đã làm nên một bộ môn nghệ thuật sân khấu tuồng cổ điển của vùng đất miền Trung này.

Ngày xuân, chúng ta lại nhớ về tuồng chợ Cạn với những câu chuyện khó quên.

Theo sử sách kể lại rằng: Chợ Cạn ngày trước cứ 10 ngày họp một phiên với các mặt hàng nông sản của các bà các mẹ tự làm ra được rồi mang ra chợ bán. Sinh hoạt chợ Cạn chỉ giản dị vậy thôi, nhưng vì nằm trên trục lộ di chuyển tám phương tứ hướng đông tây nam bắc nên mấy ai đi xa về gần mà không bước chân qua chợ Cạn.

Khi tìm hiểu về tuồng chợ Cạn: Có ý kiến cho rằng tuồng chợ Cạn được hình thành dưới thời các Chúa Nguyễn. Quảng Trị là điểm dừng chân đầu tiên của Chúa Nguyễn, Thủ phủ Ái Tử (1558-1570) đến Thủ phủ Trà Bát (1570- 1600) và Dinh Cát (1600-1626). Trong 68 năm tồn tại trên đất Quảng Trị trước khi thiên di vào Phú Xuân, những lớp người đầu tiên đã mang nghệ thuật dân gian tuồng ở Bắc vào để tự diễn cho nhau xem, để làm khuây khỏa, vơi đi nỗi nhớ về cố hương, lối diễn sơ khai này có thể là Tuồng đồ.. Cũng có người cho rằng Tuồng chợ Cạn được hình thành dưới triều Vua Tự Đức (1848-1883) một ông vua giỏi văn chương và mê các loại hình nghệ thuật, đặc biệt là tuồng. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng tuồng chợ Cạn Quảng Trị xuất hiện khá muộn vào những năm đầu thế kỉ XX mà cụ thể là dưới thời vua Khải Định (1916 -1925)”.

P/v: Ông Trương Kim Quy- Nguyên cán bộ Phòng Văn hóa huyện Triệu Phong cho biết:

Trong căn nhà tại thôn An Lưu, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong hằng ngày bà Nguyễn Thị Lãm vẫn vui vầy với công việc của cô nuôi dạy trẻ. Vốn là một trong những diễn viên của đội tuồng chợ Cạn xã Triệu Sơn ngày ấy, bà đã đến với điệu tuồng chợ cạn bằng tất cả niềm đam mê và tình yêu dành cho bộ môn nghệ thuật này.

P/v: Bà Nguyễn Thị Lãm-thôn An Lưu, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong chia sẽ:

Trích hát:

Trong đội tuồng chợ Cạn ngày ấy đã hội tụ những người có cùng tình yêu và nhiệt huyết dành cho làn điệu dân ca quê nhà. Những khi có dịp, họ lại hội ngộ cùng nhau, lục tìm những trang bản thảo của các vở tuồng đã hoen ố vì màu thời gian nhưng vẫn luôn được nâng niu, cất giữ như kỷ vật...để vừa cùng ôn lại kỷ niệm ngày ấy, vừa hát cho nhau nghe.

P/v: Bà Mai Thị Sen- thôn Linh Chiểu, Triệu Sơn, Triệu Phong

P/v: Ông Nguyễn Sơn- Thôn An Lưu, Triệu Sơn, Triệu Phong

(Chia sẽ đôi nét về tuồng chợ cạn)

Tuồng Chợ Cạn nổi tiếng trên vùng đất Quảng Trị ngót 2 thế kỷ. Đã có những giai đoạn lịch sử: Gánh tuồng chuyển vào tận chốn cung đình phục vụ các ngày lễ tế trong cung đình nhà Nguyễn, nhất là tế Đàn Nam Giao và trình diễn cho vua ngự lãm. Mãi đến năm 1947, Pháp đánh vào Chợ Cạn thì Tuồng Chợ Cạn đứt gánh. Vào năm 1995, tuồng chợ Cạn đã được phục hồi bởi NS Xuân Lư -nguyên trưởng đoàn ca kịch Bình-Trị-Thiên. Theo lời kể của nghệ sĩ Xuân Lư và công chúng lớn tuổi trong vùng thì địa bàn hoạt động của tuồng chợ Cạn trước hết dựa vào lợi thế những phiên chợ Cạn mười ngày nhóm họp một lần. Khi có công chúng tập trung tấp nập đông đúc thì đoàn tổ chức biểu diễn.

Bà Nguyễn Thị Lãm-thôn An Lưu, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong nói thêm:

Tuồng chợ Cạn ra đời và phát triển hưng thịnh trong một giai đoạn lịch sử. Thế nhưng không ai ngờ rằng nó đã trở thành một loại hình Văn hóa nghệ thuật độc đáo trong kho tàng văn nghệ dân gian của vùng đất miền Trung này, phản ánh sự phong phú và đa dạng trong đời sống nghệ thuật của người dân xứ non Mai sông Hãn, đồng thời thể hiện tài năng của người Quảng Trị trong nghệ thuật trình diễn…

P/v: Ông Trương Kim Quy- nguyên cán bộ phòng văn hóa huyện Triệu Phong (Sự cần thiết bảo tồn tuồng chợ cạn)

Chợ Cạn và điệu tuồng chợ Cạn sẽ mãi còn giữ lại trong trái tim những người con trên mảnh đất này với những dấu ấn đặc biệt, khó quên. Thế nên bảo tồn làn điệu tuồng Chợ Cạn là một việc làm hết sức cần thiết để cho thế hệ mai sau hiểu hơn về giá trị của loại hình nghệ thuật của ông cha đã từng vang bóng một thời.

Trích tuồng chợ cạn:

PTV: Quý vị và các bạn thân mến! Trong lĩnh vực sáng tác hội họa, một trong những thành công là mảng đề tài về mùa xuân. Từ mạch nguồn cảm xúc mùa xuân cùng nhiều thế hệ họa sĩ đã sáng tác những tác phẩm hội họa có giá trị nghệ thuật cao, đa dạng về thể loại như: Ký họa, bột màu, sơn dầu, sơn mài…Với họa sỹ gạo cội Thế Hà, mùa xuân này cũng mang lại những cảm xúc đặc biệt được ông thể hiện qua tác phẩm “Làng ven sông”. Chúng ta cùng tìm hiểu về bức tranh này qua những chia sẽ của ông.

1.     Thưa họa sỹ Thế Hà! Ông có thể chia sẽ về ý tưởng bức tranh “Làng ven sông” được ông sáng tác trong những ngày đầu xuân mới này ạ?7p30s

2.     Với bức tranh này thì được ông lấy cảm hứng từ mùa xuân nào của quê hương Quảng Trị?8p20s

3.     Bố cục không gian cũng như màu sắc của bức tranh “Làng ven sông”được ông thể hiện ra sao ạ?8p57s

4.     Thưa ông họa sỹ Thế Hà! Sáng tác về mùa xuân được các họa sỹ lựa chọn nhiều câu chuyện gắn với đề tài khác nhau. Với họa sỹ Thế Hà, lý do tại sao ông lại chọn chủ đề vẽ về “Làng ven sông” ạ?12p

5.     Vâng! Mùa xuân luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sỹ từ âm nhạc, thơ, ca, hội họa…Thưa họa sỹ Thế Hà! Ông nghĩ sao về điều này ạ?12p58s

Xin cảm ơn họa sỹ Thế Hà và chúc ông sẽ có những sáng tác hay, ý nghĩa trong năm mới này.

Trích bài hát: Sắc màu- Trịnh Công Sơn

PTV: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Tạp chí VNCN của Đài PTTH Quảng Trị. Thưa Quý vị và các bạn! Bạn đọc biết nhiều đến một Chế Lan Viên, một tượng đài về thơ ca nhưng không phải ai cũng biết về một cây tùy bút Vhế Lan Viên. Tiểu mục Dọc đường văn nghệ tuần này, chúng ta cùng tìm hiểu đôi điều qua bài viết sau đây của Xuân Nguyên.

Tùy bút của một nhà thơ lớn.

Chế Lan Viên, một trong những nhà thơ lẫy lừng bậc nhất của nền thơ hiện đại Việt Nam, người được tặng thưởng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật và cũng là cây bút với những trang viết sâu và sắc về mùa Xuân và cố hương .

Trong bài tùy bút "Mùa Xuân làm hiệu cho ta" cách đây gần bốn mươi năm, nhà thơ mở đầu bằng một giọng văn mềm mại, tinh tế giàu chất thơ mà không kém phần trí tuệ:

“Khắp nơi trên các miền Tổ quốc, mùa xuân lại về, cái Tết lại về. Chúng ta vùi đầu trong trăm công nghìn việc, có lẽ khi nó đến sát kề thì ta mới biết, nhưng cây cỏ đất trời chờ đợi nó từ lâu. Những hàng cây trước lăng Bác đã từ lâu trút hết lá năm qua, lặng im chờ xuân đến. Lặng im trong các nhánh, từ lâu nhựa đã chuyển dần thành hoa cho kịp dâng Người”.

Vẫn là cách viết, cách nghĩ không hề dễ dãi. Nghĩ từ bề rộng, nghĩ tới chiều sâu, lật đi lật lại vấn đề thể hiện và lập ngôn cũng thường là gây ấn tượng khác người, nhiều chỗ độc đáo, nếu không chịu khó đào sâu suy nghĩ, chiêm nghiệm, không có cách viết vừa uyên bác, thông minh, vừa tài hoa, thi vị thì không thể  tạo nên phong cách đặc sắc Chế Lan Viên. Đoạn văn sau cũng khá tiêu biểu cho lối viết của ông:

"Bây giờ như một sức mạnh không gì ngăn cản nổi, mùa Xuân ùa vào mọi ngõ, mọi nhà, mọi tấm lòng khép hay là mở, chờ đợi nó hoặc không chờ đợi nó. Ai mà cưỡng lại mùa Xuân? Dù chỉ là một cành hoa không tên trên đỉnh cao Lũng Cú ở điểm cực bắc, hay là một màu cỏ dại ở mũi Cà Mau chót cùng đều đầy tín hiệu mùa Xuân. Dù ở ngoài các đảo xa, ở những Trường Sa, Hoàng Sa sóng bể mây trời hay ở các vùng biên giới Việt - Miên đất Tổ quốc cày lên vì đạn pháo lũ côn đồ, ở mọi nơi mùa Xuân đều không vắng bóng. Vô hình mà có mặt. Vì Xuân ư, Tết ư? Đối với chúng ta chả có gì khác ngoài cái cảm xúc lớn lao này: Sự thống nhất, sự đồng cảm thiêng liêng của toàn dân tộc trong ý niệm đầu năm, cả Việt Nam là một..."

Rất thơ, rất trữ tình, rất bay bỗng mà lại rất chính trị. Hôm nay đọc lại vẫn thấy những dòng tùy bút mang hơi nóng thời sự.

Có những điều không mới,nhiều người đã nghĩ, nhiều người cảm nhận được, nhưng qua ngòi bút nhà thơ ta lại thấy ánh lên một niềm xuân mới, như trong bài "Ý thức trước mùa hoa":

"Yêu say mê cái đẹp, nhưng khi cái đẹp quá đẹp, quá nhiều, hình như lòng tôi lại do dự, chần chừ! Mình có quên mình đi chăng, quên công việc trên mỗi chúng ta còn rất nặng? Hoa quá đẹp,quá nhiều phảng phất cho ta cái cảm giác một thứ hạnh phúc gì đến hơi quá sớm với mình? Nhưng rồi tôi đã yên lòng! Sao lại còn quá sớm, hạnh phúc đó con đường ta đi đến nó đã 30 năm. Máu và hoa. Con đường dẫn đến hoa lúc này phải đi qua bao xương máu chứ phải bỗng dưng mà ta được hưởng!"

Nhiều người đã đặt chân đến Yên Tử và đã viết không ít giấy mực. Vậy mà nhà thơ lớn vẫn có cách nói riêng về một vấn đề không hoàn toàn nhưng vô cùng thuyết phục khi tác giả viết trong "Đặt tên cho một mùa Xuân":

"... Tại nơi đây, tại rừng trúc, rừng tùng này, lần đầu tiên đã xuất hiện phái Phật giáo Trúc Lâm. Một phái Phật giáo không chịu ảnh hưởng Trung Quốc, không chịu ảnh hưởng Ấn Độ, một phái Phật giáo hoàn toàn Việt Nam "hoàn toàn dân tộc "như người ta nói. Lần đầu tiên Việt Nam có những vị Phật, không phải Phật Ấn, không phải Phật Tàu, mà là Phật ta - Phật Việt Nam. Phải ở một thế kỷ dân tộc lập được nhiều chiến công hiển hách, người ta mới dám nghĩ ra điều ấy, làm được điều ấy. Và chỉ chừng ấy thôi, cũng đủ cho ta đến viếng các ngôi chùa, đỉnh tháp ở đây, đến cái Giê - ru – da - lem Yên Tử"

Trích bài hát: Cam Lộ miền sương ngọt

 PTV: Qúy vị và các bạn thân mến! Mùa xuân luôn mang lại một cảm hứng đặc biệt cho văn nhân thi sĩ. Với những người nghệ sỹ quê nhà Quảng Trị, mùa xuân được cảm nhận qua những cảm xúc tinh tế và mang đậm chất thơ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu hương sắc mùa xuân qua những sáng tác của các nhà thơ, nhà văn qua bài viết sau của Xuân Dũng.

                           CẢM HỨNG MÙA XUÂN.

                                                                                                  

Mùa xuân có một ý nghĩa đặc biệt khởi đầu cho một năm mới, khai sinh một nguyên đán thời gian. Cũng chính vì sự riêng có của mình mà xưa nay mùa xuân vẫn thường gợi ý, khơi tình cho biết mấy hoa trái văn chương. 
Từ trong mùa đông mất nước và nô lệ, nhà thơ trẻ tài ba Chế Lan Viên đã nhìn xuân bằng đôi mắt chán chường, vô vọng: 

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu ! 

Đem chi xuân lại đến gợi thêm sầu ? 

Với tôi tất cả đều vô nghĩa 

Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau ! 

Thật đúng như minh triết Nguyễn Du: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!". Sau này khi đất nước giành được độc lập, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình, thi sĩ đã từ thung lũng đau thương ra cánh đồng vui, ông đã viết trong hứng khởi niềm xuân:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ 

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa ...

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

 (Tiếng hát con tàu) 

Nhà thơ áo lính Nguyễn Hữu Quý hứng thú với lục bát dân gian mà dân dã đong đưa "Làm xuân" thêm ngọt ngào, tình tứ với một nhan sắc quê nhà: 
Cầu lành, chẳng dựng nêu tre 

Trúc xinh một dáng chở che lấy mình 

Mỉm cười vớ nụ hồng xinh 

Tối về, rủ bạn ra đình ý a ... 

Nhớ giao thừa tuổi mười ba 

Em đừng nước mắt kẻo mà bị going

 Lá răm ướm cặp đối hồng 

Cứ vui như tết chưa chồng nghe em ! 

Người thơ Võ Văn Luyến cứ dùng dằng, trắc ẩn khi biết mình "Lỗi hẹn cùng xuân": 
Anh về muộn chân trời đùn mây trắng 

Trang thư xanh gió lật sấp vô hồi 

Nghe lồng ngực nhói đau nghèn nghẹn 

Thời gian ngừng muối đọng mắt em tôi . 

Và một Hoàng Phủ Ngọc Tường thơ khi "Mùa xuân anh trở lại" chiến khu rừng cũ bời bời ký ức những ngày lên xanh của một người Việt Nam yêu nước: 
Mùa xuân này anh trở lại A Sao 

Trong nỗi nhớ cánh rừng đã chết 

Trong kỷ niệm hăng nồng mùi hóa chất 

Chim phượng hoàng từ ấy đã bay xa 

Lòng bồi hồi như trong giấc mơ 

Anh đứng giữa cây rừng sống lại 

Hái nhánh tùng của mưa ngàn gió núi 

Anh trở về, sương khói trên tay. 

Người nghệ sĩ này đã cảm nhận thật tinh tế vẻ đẹp tinh khôi, tươi mới của mùa khai sáng bằng chắt lọc văn chương qua bút ký "Mùa xuân thay áo trên cây". Ông đã sáng tạo thêm một huyền thoại mùa xuân với giả định bềnh bồng thi sĩ: “Tôi tin rằng, trong cuộc tiến hóa của nhân loại, có một số giá trị được tạo thành cùng lúc với ý thức sống của con người, ngay trong lòng những nhóm tộc nguyên thủy sống lẻ loi chưa hề biết tới giao lưu, thí dụ cách lấy lửa, cách làm ra rượu thô sơ nhất, và cả ý niệm huyền ảo thuộc về vũ trụ gọi là Mùa Xuân.. 

Loài người biết tới lịch pháp từ những nền văn minh xa xôi nhưng ý niệm về mùa tất đã nảy sinh từ những đáy thời gian sâu thẳm hơn nhiều, qua kinh nghiệm sống của người tiền sử. Vậy thì tiếp theo sau những tên gọi như đá, nước, lửa, trái cây, thú rừng... có thể Mùa Xuân là từ trừu tượng đầu tiên của người hồng hoang, do một gã thi sĩ cất lên để reo mừng hiện tượng bừng sống của trời đất sau những ngày dài lạnh lẽo phải sống trong hang đá". 

   Đó là những ngày tiếp theo sau cái Tết kháng chiến đầu tiên của tôi ở rừng Khe Trái, và cũng là lần đầu tiên trong đời, tôi ghi vào sổ tay lòng biết ơn chất phác với nhà thông thái bàn cổ nào đấy đã nghĩ ra cho nhân loại hậu thế cái tên gọi tuyệt vời này, Mùa Xuân." 

Trích bài hát: Như hoa mùa xuân

PTV: Chào cuối




File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 08/02/2023 10:36 Lê Vĩnh Nhiên 13/02/2023 08:48

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà