Phát hy truyền thống CM ở quê hương Tân Mỹ
Danh mục
Nét đẹp làng quê
NỘI DUNG

Chuyên mục Nét đẹp làng quê.

Phát sóng 18h thứ 6 ngày 21.7. 2017

Nhạc hiệu.

PTV: Kính chào quí vị và các bạn! Trong CM Nét đẹp làng quê tuần này, mời quí vị và các bạn cùng chúng tôi đến thăm làng Tân Mỹ, xã Vĩnh Giang huyện Vĩnh Linh. Một làng quê mang vẽ đẹp hiền hòa nằm cuối dòng Bến Hải. Đây cũng là một mảnh đất kiên cường trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất tổ quốc.  Mời quí vị và các bạn cùng theo dõi qua những hình ảnh sau đây!

Nhạc cắt Truyền thống từ làng.

Ptv: Thưa quí vị và các bạn! Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cùng với mãnh đất Vĩnh Linh lũy thép, cán bộ và nhân dân Tân Mỹ xã Vĩnh Giang đã vượt qua vô vàn hy sinh gian khổ, kiên cường bám trụ chiến đấu và phục vụ chiến  đấu, lập nên nhiều chiến công vang dội, góp phần cùng với quân dân toàn khu vực Vĩnh Linh viết nên những trang sử vàng chói lọi.

                             Tân Mỹ với truyền thống cách mạng.

          Sau hiệp định Gionevo năm 1954, đất nước ta tạm thời bị chia làm hai miền với hai chế độ chính sách khác nhau. Khu vực Vĩnh Linh nằm phía Bắc vỹ tuyến 17 trở thành tiền đồn của hậu phương lớn Miền Bắc XHCN...Đế quốc Mỹ trong âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta đã tiến hành ném bom, bắn phá khu vực Vĩnh Linh với mức độ hủy diệt vô cùng khốc liệt. Xã Vĩnh Giang cũng là địa bàn bị không quân và hải quân Mỹ đánh phá ác liệt...với quyết tâm vượt qua gian khổ hy sinh để bám trụ chiến đấu, thực hiện chủ trương quân sự hóa toàn dân, công sự hóa toàn khu vực của khu ủy Vĩnh Linh, thôn Tân Mỹ xã Vĩnh Giang là nơi được chọn để thí điểm đào địa đạo. Về sau khi mức độ chiến tranh ngày càng ác liệt, những tiểu đạo, trung đạo quy mô nhỏ đầu tiên đã không thể chịu đựng được trước sức tàn phá của bom đạn kẻ thù nên quân và dân Vĩnh Giang cùng với nhiều địa phương khác đã ngày đêm nghiên cứu, huy động nhân lực, vật lực kiến tạo ra những địa đạo quy mô lớn, nằm sâu dưới lòng đất, đảm bảo được sự an toàn trước bom đạn hủy diệt của Mỹ ngụy. Từ đây, dưới lòng đất Vĩnh Giang nói chung và thôn Tân Mỹ nói riêng đã xuất hiện những địa đạo vừa là nơi trú ẩn của người dân vừa là công sự chiến đấu của bộ đội, góp phần cùng quân dân toàn khu vực làm nên hệ thống làng hầm Vĩnh Linh huyền thoại...

Phỏng vấn: Ông Lê Quang Ánh- Tân Mỹ- Vĩnh Giang.

( Thời kỳ chiến tranh ác liệt nhất thì điều mà chúng tôi tự hào đó là tình cảm đồng chí, đồng đội, bà con đã luôn thương yêu, đoàn kết đùm bọc nhau để vượt qua những khó khăn về mọi mặt….)

Một di tích lịch sử nỗi tiếng gắn với những năm tháng đau thương mà anh dũng của quê hương Tân Mỹ chính là địa đạo Tân Mỹ. Đại đạo này được đào vào năm 1966, có chiều dài hơn 80m, độ sâu cách mặt đất chừng 7-8m, đây là địa đạo đầu tiên trong hệ thống làng hầm Vĩnh Linh .

Bao nhiêu năm đã trôi qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ hy sinh hầu như vẫn còn vẹn nguyên trong lòng mỗi người dân Tân Mỹ...Đây là những người đã từng tham gia đào địa đạo, trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong đội hình dân quân du kích xã Vĩnh Giang thời kỳ từ năm 1964 đến năm 1972. Nhiều đồng đội của họ đã hy sinh, bản thân họ may mắn sống sót nhưng trên mình vẫn còn những vết thương chưa lành. Bao vất vả, nhọc nhằn của cuộc sống đời thường vẫn không làm họ nguôi quên niềm tự hào về những năm tháng cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc.

          Phỏng vấn: Ông Lê Thanh Tiếp- Tân Mỹ- Vĩnh Giang- Vĩnh Linh

( khi được sự chỉ đạo của cấp trên thì người dân Tân Mỹ thay phiên nhau đào hầm địa đạo này, bà con chia cho từng củ sắn, củ khoai để mà đào hầm, đó là những kỷ niệm mà chúng tôi không thể nào quên…)

Phỏng vấn: Ông Ngô Đức Linh -Tân Mỹ- Vĩnh Giang- Vĩnh Linh

( không kể ngày đêm, gian khổ chúng tôi vừa chiến đấu vừa tham gia công tác hậu cần phục vụ chiến đấu và đào hầm để trú ẩn nhưng điều đáng quí là tình đoàn kết tình đồng chí, bà con…)

          Hơn 40 năm, đất nước hòa bình thống nhất, vùng đất trơ trụi vì bom đạn hủy diệt ngày nào đã xanh lại những màu xanh của no ấm. Can bộ và nhân dân thôn Tân Mỹ đã ra sức thi đua lao động sản xuất, dành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Giờ đây, thôn Tân Mỹ trở thành một trong những điểm sáng về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa của xã Vĩnh Giang.

Phỏng vấn: Ông Phùng Thế Tuyền- Trưởng thôn Tân Mỹ- Vĩnh Giang- Vĩnh Linh.

( Bây giờ người dân cùng nhau đồng lòng đồng sức để xây dựng quê hương, đặc biệt là xây dựng nông thôn mới, giử gìn và phát huy giá trị về văn hóa của làng quê trong tất cả các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao…)

          Sắp tới đây, cùng với việc thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm xã Vĩnh Giang vinh dự được phong tặng đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang 1967- 2017, thôn Tân Mỹ quyết tâm phấn đấu hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới để góp phần cùng với toàn xã Vĩnh Giang về đích trong chương trình Nông thôn mới.

Nhạc cắt Tiêu điểm

Ptv: Thưa quí vị và các bạn! Tự hào truyền thống CM hào hùng trong chiến đấ, cán bộ và nhân dân thôn Tân Mỹ hôm nay luôn khắc ghi niềm biết ơn và tri ân đối với những anh hùng chiến sỹ và những gia đình đã cống hiến cho sự  nghiệp CM vĩ đại của dân tộc. Những năm qua, công tác đền ơn đáp nghĩa đã được cán bộ và nhân dân thôn Tân Mỹ nói riêng, xã Vĩnh Giang nói chung thực hiện và đạt được những kết quả nỗi bật.                                 Tân Mỹ “uống nước nhớ nguồn.

          Sinh ra và lớn lên từ làng quê Tân Mỹ, cùng xung phong ra trận để bảo vệ quê hương, đã có những người con của làng chiến đấu và hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. May mắn được gặp Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Mừng ở thôn Tân Mỹ có chồng và con trai hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mẹ là người duy nhất còn sống trong số 32 bà mẹ VNAH của xã Vĩnh Giang cho đến hôm nay. Sự quan tâm của chính quyền địa phương là nguồn động viên để mẹ có thêm niềm vui sức khỏe lúc tuổi già.

Phỏng vấn: Mẹ Lê Thị Mừng

( được chính quyền địa phương quan tâm thì mẹ cũng chỉ biết cảm ơn Đảng, Nhà nước…)

Đền ơn, đáp nghĩa là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được cấp ủy, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Năm 2017, kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ và cũng là năm xã Vĩnh Giang kỷ niệm 50 năm ngày được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang lần thứ nhất (1967-2017). Ngay từ đầu năm, xã đã phát động toàn dân đẩy mạnh phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, huy động mọi nguồn lực để chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình chính sách.

Phỏng vấn: Ông Lê Quốc Văn- Chủ tịch UBMTTQVN xã Vĩnh Giang.

( Trong 6 tháng đầu năm 2017, xã đã xây dựng 5 nhà tình nghĩa, với tổng kinh phí 290 triệu đồng, đưa tổng số nhà tình nghĩa được xây dựng lên 67 nhà, Nhân dịp này, xã Vĩnh Giang đã đầu tư 400 triệu đồng để nâng cấp, sửa chữa nghĩa trang liệt sĩ xã và lập 70 sổ tiết kiệm, trị giá 35 triệu đồng để tặng các gia đình chính sách…)

Xã Vĩnh Giang, một địa phương nằm bên dòng Hiền Lương lịch sử, có 313 liệt sĩ, 136 thương binh, 22 bệnh binh, 32 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, … Vĩnh Giang là đơn vị duy nhất trong cả nước 3 lần được phong tặng danh hiệu Anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thế hệ trẻ của quê hương Tân Mỹ nói riêng, Vĩnh Giang nói chung đã phát huy sức trẻ của mình, chung tay cùng với các đơn vị đoàn thể thực hiện nhiều việc làm ý nghĩa.

Phỏng vấn: Lê Anh Tuấn- Bí thư Đoàn xã Vĩnh Giang.

( chúng tôi đã đảm nhận nhiều phần việc như chăm sóc các di tích lịch sử, quyên góp sổ tiết kiệm để trao cho các gia đình chính sách …)

Nhạc cắt ý kiến từ làng.

Ptv: Thưa quí vị và các bạn! Trở lại câu chuyện địa đạo Tân Mỹ- một di tích lịch sử được công nhận là di tích cấp tỉnh theo quyết định Số 707/QĐ-UB ngày 12/7/1996, thế nhưng cho đến nay, mặc dù người dân đã nhiều lần đề xuất nhưng di tích vẫn chưa được xây dựng.

          Địa đạo Tân Mỹ bây giờ chỉ còn lại là dấu tích, chỉ có những người đã từng tham gia đào địa đạo mới có thể nhận ra, quan trọng hơn đây là di tích lịch sử gắn với cuộc kháng chiến của nhân dân cần được tôn tạo và gìn giử.

Trích ý kiến của Ông Lê Quang ánh- Tân Mỹ- Vĩnh Giang.

( làm thế nào để nhà nước hổ trợ một phần kinh phí, huy động thêm nhân dân cùng đóng góp để có một tấm bia tưởng niệm…)

          Bia tưởng niệm tại địa đạo Tân Mỹ được xây dựng cũng sẽ góp phần tuyên truyền về ý nghĩa của các di tích lịch sử, văn hóa đồng thời phát huy giá trị của các giá trị lịch sử cho thế hệ trẻ.

Ý kiến của Ông Phùng Thế Tuyền- Trưởng thôn Tân Mỹ- Vĩnh Giang- Vĩnh Linh.

Hệ thống làng hầm - địa đạo Vĩnh Linh là công trình có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học quân sự… Công trình địa đạo trong lòng đất là biết bao công sức của nhân dân Tân Mỹ, Vĩnh Giang, Vĩnh Linh nói riêng và của nhân dân Quảng Trị nói chung cần ghi nhận và tôn vinh./.

Minh Hiển- Lê Tú

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 20/07/2017 09:23 Nguyễn Thị Hiển 20/07/2017 09:23
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà