Khoa học và công nghệ: Quản lý chất lượng đồ chơi
Danh mục
Khoa học và Công nghệ
NỘI DUNG

Chuyên mục khoa học và công nghệ

PTV: Thưa QV&CB! Chuyên mục Khoa học và Công nghệ kỳ này mời QV&CB cùng theo dõi Phóng sự: Ghi nhận về tăng cường quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em trên địa bàn tỉnh. Phần cuối chương trình là mục Giới thiệu Văn bản pháp luật. Bây giờ mời QV&CB cùng đến với phần nội dung chi tiết.

(Nhạc cắt)

PTV:Thưa QV&CB! Đồ chơi không chỉ là sản phẩm giải trí cho trẻ em, tồn tại và gắn bó hàng ngày trong đời sống, mà còn góp phần rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Việc lựa chọn các loại đồ chơi phù hợp, an toàn cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau là mối quan tâm của các bậc phụ huynh, cơ sở giáo dục, trường mầm non và toàn xã hội nhất là dịp Trung thu đang đến gần như hiện nay.Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em đã được các cấp, ngành, địa phương từng bước quan tâm, chú trọng nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, chất lượng, sở hữu công nghiệp, nhãn hàng hóa trong kinh doanh đồ chơi trẻ em. Ghi nhận vấn đề này, mới QC&CB theo dõi phóng sự sau:

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỒ CHƠI TRẺ EM

Theo Thông tư số 18/2009/TT- BKHCN ngày 26/6/2009 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành với mục tiêu nhằm giảm các rủi ro liên quan đến sự an toàn, sức khỏe của trẻ em, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường. Theo đó đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận và công bố hợp quy, được gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của Pháp luật.

Thực hiện Kế hoạch số 77/KH-TĐC ngày 03/05/2017của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Quảng Trị về việc kiểm tra nhà nước về chất lượng, nhãn hàng hóa mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em và thiết bị điện - điện tử năm 2017,từ ngày11/6 đến ngày 30/6/2017 Đoàn kiểm tra của Chi cục TC-ĐL-CL, Sở KH&CN đã tiến hành kiểm tra chất lượng và nhãn hàng hoá 19 cơ sở kinh doanh ĐCTE thuộc các địa bàn trong tỉnh. Qua kiểm tra cho thấy đồ chơi trẻ em các loại: thú nhồi bông, vĩ đồ chơi, xếp hình, búp bê, các sản phẩm đồ chơi điều khiển bằng pin, các loại xe đồ chơi sử dụng điện, ...và các loại đồ chơi độc hại, bạo lực. Đồ chơi được sản xuất trong nước và phần lớn nhập khẩu từ nước ngoài (Trung Quốc). Trong tổng số 9303 sản phẩm ĐCTE được kiểm tra, có 2032/9303 sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không gắn dấu hợp quy CR và nhãn phụ tiếng Việt chiếm 21,84%, trong đó có 63 sản phẩm mang tính bạo lực (súng, kiếm nhựa); 75 sản phẩm có chất độc hại (vịt con bằng chất dẻo, bóng nhựa gai bơm hơi). Qua kiểm tra đã phát hiện và xử lý kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân có các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quyền và lợi ích chính đáng của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh, bảo đảm an toàn cho người sử dụng đồ chơi trẻ em.

Phỏng vấn:Ông Lê Hồng Tiên – Phó Chi cục trương Chi cục TCĐLCL, Sở KH&CN

(Công tác quản lý chất lượng ĐCTE trong thời gian qua được thực hiện quản lý nghiêm ngặt. Biện pháp quản lý đối với nhóm sản phẩm đồ chơi trẻ em trong thời gian tới và đặc biệt là dịp Tết trung thu năm nay)

Hiện nay, bên cạnh những đồ chơi đảm bảo chất lượng, phù hợp với sở thích của trẻ theo từng độ tuổi, thì thị trường đồ chơi vẫn tồn tại nhiều đồ chơi không đảm bảo chất lượng, không phù hợp, thiếu tính giáo dục. Kinh doanh đồ chơi này có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe đối với trẻ. Tại Việt Nam, trên thị trường hiện nay đồ chơi trẻ em chủ yếu vẫn là hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó hàng chính ngạch của các nhà sản xuất có uy tín chiếm tỷ lệ không cao, các hàng trôi nổi, nhập theo đường tiểu ngạch, không rõ nguồn gốc, chất lượng kém vẫn còn nhiều. Chính vì vậy luôn tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn từ đồ chơi đến trẻ em. Với sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan quản lý nhà nước, đã góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng xã hội như cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ chơi trẻ em, đặc biệt là các bậc phụ huynh trong việc lựa chọn những sản phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

PV Chị Nguyễn Thị Thanh Nhàn-tiểu thương chợ Đông Hà (Tôi kinh doanh đồ chơi cho trẻ em từ lâu, hang hóa ở đây chủ yễu là những mặt hang có xuất xứ, có giấy chứng nhận rõ rang để người tiêu dung an tâm lựa chọn cho con em mình.)

PV Bà Nguyễn Thị Hường-Phó trưởng phòng kiểm tra, Chi cục TCĐLCL, Sở KH&CN (Các đơn vị kinh doanh ĐCTE nên lựa chọn kinh doanh những sản phẩm ĐCTE có nhãn mác để đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật)

Các sản phầm đồ chơi cho trẻ ngày càng trở thành một nhu cầu thiết yếu, công tác quản lý chất lượng, nhãn mác sản phẩm càng được chú trọng sẽ giúp cho các bậc phụ huynh an tâm hơn trong việc lựa chọn cho trẻ những loại đồ chơi thiết thực, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho các cháu. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các hộ sản xuất, kinh doanh đồ chơi trẻ em, các cơ sở, trường học mầm non và bản thân người tiêu dùng để có thể lựa chọn sản phẩm đồ chơi trẻ em bảo đảm chất lượng, an toàn./.

1. Giới thiệu văn bản:

PTV: Thưa quý vị và các bạn! Mục văn bản pháp luật kỳ này chúng tôi xin giới thiệu đến quý vị và các bạn Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN về việc ban hành và thực hiện “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em” và Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa.

Để quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em, ngày 26/6/2009, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành thông tư số 18/2009/TT-BKHCNvề việc ban hành và thực hiện quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2009/BKHCN “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em”. Trong đó quy định: Kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2010, đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 03:2009/BKHCN.

Nghị định 43/2017/NĐ-CP của Chính phủ về nhãn hàng hóa

Ngày 14/04/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43 về nhãn hàng hóa, quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam hoặc nhập khẩu hàng hóa phải ghi nhãn cho hàng hóa, trừ một số hàng hóa như: Bất động sản; Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, tài sản di chuyển; Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người dùng; Hàng hóa đã qua sử dụng…

Riêng với nhãn hàng hóa, bao bì thương phẩm gắn nhãn hàng hóa được sản xuất, in ấn trước ngày 01/06/2017 vẫn được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 01/06/2019.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2017.Nghị định số89/2006/NĐ-CPngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

PTV: QV&CB thân mến! Chuyên mục Khoa học và Công nghệ đến đây là kết thúc. Cảm ơn QV&CB đã quan tâm theo dõi! Xin chào và hẹn gặp lại trong các chương trình sau./.

 

Chuyên mục Khoa học và Công nghệ

Do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp

với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Trị thực hiện

 

Chú thích duyệt

Chuyên mục đã được phòng CMCĐ duyệt, nội dung đảm bảo. Đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 18/09/2017 14:12 Lê Vĩnh Nhiên 18/09/2017 17:42
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà