chuyên mục Tài nguyên môi trường
Danh mục
Tài nguyên môi trường
NỘI DUNG

Chuyên mục Tài nguyên môi trường:

Thời lượng: 10 phút

Đề tài: Công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Dẫn PTV: Thưa quí vị và các bạn! Quảng Trị là tỉnh có giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, với nhiều loài động, thực vật quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới như gà lôi lam mào trắng, voọc Hà Tĩnh, sao la, mang lớn, thỏ vằn... Cùng với việc thực hiện luật Đa dạng sinh học năm 2008, các đơn vị Khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh đã tăng cường thực hiện nhằm tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng cũng như các loại động, thực vật. Nhận thấy công tác bảo vệ rừng, bảo tồn ĐDSH, bảo vệ động vật hoang dã là vấn đề quan trọng và cấp bách hiện nay, tỉnh Quảng Trị đang nỗ lực chỉ đạo các đơn vị liên quan cùng phối hợp triển khai nhiều biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác này trên địa bàn. Một vài ghi nhận qua phóng sự sau đây.

Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức nhiều biện pháp thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học và đạt được những kết quả quan trọng,  đến thời điểm hiện tại, đã thành lập được 4 khu bảo tồn thiên nhiên gồm Đakrông, Hướng Hóa, Đường Hồ Chí Minh và Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, với tổng diện tích trên 7.000 ha. Ngoài ra, các khu rừng cảnh quan, khu du lịch sinh thái Rú Lịnh, Trằm Trà Lộc,... đã được đầu tư xây dựng và nâng cấp tạo nên thế mạnh trong khai thác du lịch và bảo tồn đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên môi trường đã được tăng cường về nội dung và đa dạng về hình thức. Nhờ vậy, nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao, tạo động lực mạnh mẽ để mọi người, mọi ngành tham gia bảo vệ môi trường.

·        Phỏng vấn: Ông Ngô Kim Thái - GĐ BQL- Hạt trưởng hạt KL Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrong – Sở nông nghiệp

 ( những đánh giá cơ bản về kết quả thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn thời gian qua: chúng tôi đã tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát và khoanh vùng các loại thực vật, động vật quí hiếm, cùng với việc bảo vệ rừng đặc dụng trên địa bàn phụ trách…)

Quảng Trị có tổng diện tích rừng là 242.240 ha và hệ sinh thái đa dạng, phong phú, với hơn 98 loài thú, 198 loài chim, 83 loài lưỡng cư, bò sát, hơn 336 loài cá và khoảng 2.152 loài thực vật, trong đó có nhiều loài đặc hữu, quý hiếm. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều loài ĐVHD đang bị đe dọa tuyệt chủng do nạn buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ trái phép ĐVHD ngày càng gia tăng. Một trong những nguyên nhân chính là do Quảng Trị là đầu mối giao thông quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Myanma qua 2 cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, La Lay, cùng tuyến đường Hồ Chí Minh xuyên suốt dãy Trường Sơn. Do đó, Quảng Trị trở thành điểm trung chuyển buôn bán, vận chuyển trái phép nhiều loài ĐVHD trong nội địa, cũng như từ các nước Đông Nam Á sang quốc gia khác. Công tác bảo vệ rừng cũng như bảo tồn đa dạng sinh học vẫn còn những khó khăn nhất định cần sự chung tay vào cuộc của các ngành đơn vị liên quan cũng như nâng cao hơn nữa ý thức của người dân.

·        Phỏng vấn: Ông Ngô Kim Thái - GĐ BQL- Hạt trưởng hạt KL Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrong – Sở nông nghiệp

Những khó khăn, vướng mắc trên lĩnh vực này là gì? (  Mặc dù, hành vi vi phạm về ĐVHD quý hiếm đã được quy định trong Luật ĐDSH năm 2008 và Bộ luật Hình sự, nhưng thực tế, các hành vi xâm hại đến các loài ĐVHD diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó, công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH còn hạn chế; bộ máy quản lý nhà nước về ĐDSH chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng, cũng như năng lực chuyên môn; sự phối hợp liên ngành chưa hiệu quả, còn chồng chéo về chức năng quản lý…)

 Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo tồn ĐDSH, đặc biệt là bảo vệ động, thực vật hoang dã quý hiếm, tỉnh Quảng Trị đã triển khai Kế hoạch hành động ĐDSH tỉnh Quảng Trị từ năm 2015, định hướng đến năm 2020. Đồng thời, tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện công tác bảo vệ rừng nói chung và bảo vệ ĐVHD nguy cấp, quý hiếm nói riêng. Ngày 25/3/2016, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 955/UBND-NN về tăng cường công tác bảo vệ ĐVHD. Công tác phối kết hợp với địa phương để tuyên truyền phổ biến những quy định của Luật đa dạng sinh học, công tác bảo tồn thiên nhiên, cấm chặt phá rừng, săn bắn các loại thú quý hiếm cũng được chú trọng.

Phỏng vấn: Ông Hồ Văn Nhua- Chủ tịch UBND xã Húc Nghì huyện Đakrong ( Công tác phối hợp tuyên truyền để thực hiện công tác bảo tồn thiên nhiên tại địa bàn đã được triển khai và uỷ ban đã tổ chức 8 phiên họp dân trong năm 2017 để tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng, cấm săn bắn động vật ..)

Bên cạnh đó, các ngành chức năng đã phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng phương án đấu tranh, ngăn chặn tại chỗ; tổ chức kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến giao thông, điểm mua bán ĐVHD trái phép; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD, quý hiếm và tăng cường quản lý hoạt động gây nuôi ĐVHD. Đồng thời, phối hợp ngăn chặn hoạt động buôn bán động, thực vật hoang dã quý hiếm trên tuyến biên giới và tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là ở miền núi, các khu rừng đặc dụng để người dân tích cực tham gia bảo vệ động, thực vật; không săn bắn, bắt, bẫy các loài ĐVHD quý hiếm. Nhiều chiến dịch tuyên truyền lưu động trong cộng đồng dân cư, thôn, bản, trường học được tổ chức, kết hợp với việc phát tờ rơi, tài liệu đến hộ gia đình, yêu cầu các nhà hàng, cơ sở sản xuất, chế biến ký cam kết không buôn bán, tiêu thụ ĐVHD. Phát huy vai trò của người dân để cùng vào cuộc tuyên truyền thông qua các tổ bảo vệ rừng để nắm tình hình, có biện pháp phối kết hợp kịp thời nhằm mang lại hiệu quả cao hơn.

Phỏng vấn: Anh Hồ Văn Dũng- Tổ Bảo vệ rừng xã Tà Long- Đakrong.

( chúng tôi chủ yếu nắm tình hình, mỗi tháng đi kiểm tra có khi đi hai đến ba ngày để cùng với lực lượng chức năng nắm các tuyến đường và đối tượng khai thác rừng trái phép…)

Hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và du lịch sinh thái phải luôn được quan tâm. Công tác tuyên truyền phài thường xuyên sâu, rộng đến nhiều đối tượng khác nhau trong cộng đồng địa phương bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm tạo ra một sức lan tỏa lớn trong quần chúng nhân dân về nâng cao nhận thức của việc bảo tồn đadạng sinh học, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

·        Phỏng vấn: Ông Ngô Kim Thái - GĐ BQL- Hạt trưởng hạt KL Khu bảo tồn thiên nhiên Đakrong – Sở nông nghiệp

Về phía đơn vị trực tiếp quản lý thì chúng ta cần có những giải pháp gì để thực hiện công tác này thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn?

Trong thời gian tới, tỉnh sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, học sinh, sinh viên, nhân dân về tác động tiêu cực của việc buôn bán bất hợp pháp ĐVHD; Xây dựng quy hoạch bảo tồn, phát triển các loài ĐVHD phân bố trên địa bàn tỉnh, gắn quy hoạch bảo tồn phát triển rừng đặc dụng với quy hoạch bảo vệ, tái tạo, phát triển loài động vật, thực vật nguy cấp, quý hiếm; Triển khai các dự án về bảo vệ, phát triển loài đặc hữu; Tăng cường nghiên cứu về ĐDSH nói riêng và BVMT nói chung, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên. Mặt khác, tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về mua bán, vận chuyển, xuất, nhập khẩu, gây nuôi, chế biến ĐVHD tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cửa khẩu quốc tế; Xây dựng những chính sách thiết thực, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, gắn lợi ích của người dân vào công tác bảo tồn…

Góp ý thêm: Cần đi sâu hơn vào các giải pháp nhằm nâng cao khả năng bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học ở địa phương.

         

 

 

 

 

Chú thích duyệt

chuyên mục đã được phòng CMCĐ duyệt, nội dung đảm bảo. Đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện.

Bổ sung:

- Quy hoạch tổng thể, chi tiết

- Đào tạo cán bộ..

- Bảo tồn gắn với phát triển bền vũng

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 23/10/2017 09:21 Lê Vĩnh Nhiên 23/10/2017 10:44
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà