khoa học đời sống phát thanh: ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng trọt và chăn nuôi
Danh mục
Khoa học và Công nghệ
NỘI DUNG

Chuyên mục khoa học và đời sống

MC1: Thưa quý vị và các bạn! Việc đưa công nghệ sinh học vào quá trình nghiên cứu công nghệ lên men, chế biến các chế phẩm sinh học, chế biến các loại dược liệu quý, nuôi cấy mô và lai tạo ra nhiều loại cây trồng mới có năng suất cao, hiệu quả sử dụng tốt đã đem lại nhiều thành công bước đầu cho ngành khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị trong nhiều năm qua.

MC1: Vậy, việc đưa công nghệ sinh học vào nghiên cứu quá trình lên men trong chế biến các dược liệu cũng như  các chế phẩm sinh học, nuôi cấy mô và lai tạo nhiều loại giống cây trồng được triển khai như thế nào? Đây cũng là nội dung mà chúng tôi muốn chuyển đến quý vị và các bạn trong 15 phút của chương trình tuần này. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

Nhạc cắt

MC1: Thưa quý vị và các bạn!: Việc áp dụng công nghệ sinh học trong nuôi cấy mô để lai tạo ra những giống cây trồng có hiệu quả được xem là một trong những giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Trị nhằm hướng tới 3 mục tiêu cơ bản là nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập của nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững.

MC2: Các dự án thuộc chương trình công nghệ sinh học được triển khai và có hiệu quả cao như mô hình ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô và giâm hom cây lâm nghiệp; mô hình sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm ăn, nấm dược liệu; mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất giống hoa và hoa thương phẩm chất lượng cao; mô hình sản xuất chế phẩm sinh học và ứng dụng để xử lý các phế phụ phẩm nông nghiệp...

MC1: Trong thời gian qua, trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đã triển khai sử dụng chế phẩm sinh học phân giải vỏ cà phê làm phân hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp ở quy mô nhỏ tại xã Hướng Phùng là rất phù hợp, dễ áp dụng. Từ đó, nhân rộng và phát triển cho toàn vùng, góp phần cải tạo độ phì nhiêu đất, tăng năng suất cây trồng, cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và  hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững. Với việc xây dựng mô hình phân hữu cơ vi sinh sản xuất thử nghiệm phục vụ nội bộ từ vỏ cà phê đã tận dụng sản phẩm dư thừa sau thu hoạch, bổ sung phân hữu cơ, đáp ứng nhu cầu phục vụ cho cải tạo đất tại chỗ của nhân dân địa phương.

MC1: Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng, vật nuôi đã đem lại kết quả đáng kể trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao, ổn định, ít sâu bệnh và thích nghi với điều kiện sinh thái ở địa phương, góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp tỉnh nhà phát triển. Ông Lê Mậu Bình đến từ trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Quảng Trị cho biết:

Băng(Công nghệ được đưa vào trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh là sử dụng tổ hợp vi sinh vật có khả năng phân giải chất hữu cơ mạnh, làm phân hủy nhanh các chất hữu cơ tại chổ.)

MC2: Cây ba kích là một trong những loài cây dược liệu có nhiều công dụng, có giá trị kinh tế cao, nên được nhiều người khai thác và sử dụng. Đây là một loài cây mọc tự nhiên nếu nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều dễ dẫn đến tình trạng khai thác cạn kiệt.

MC1: Vì vậy, nhiều địa phương trong nước đã phát triển trồng cây dược liệu này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Quảng Trị đã tiến hành nuôi cấy mô tế bào và xây dựng mô hình đối với cây ba kích trên địa bàn tỉnh hứa hẹn sẽ mở ra một hướng phát triển kinh tế mới đem lại hiệu quả cao, góp phần giải quyết việc làm ở địa phương, giúp xóa đói giảm nghèo, phát triển KT- XH và chủ động cung cấp nguồn nguyên liệu sạch trong chế biến cây dược liệu ở địa phương.

MC2: Việc xây dựng mô hình sản xuất giống cây ba kích bằng phương pháp nuôi cấy mô và trồng thử nghiệm tại Quảng Trị sẽ tạo ra nguồn cây giống có chất lượng tốt, độ đồng đều cao, hoạt chất sinh học cao, giá thành rẻ đảm bảo tính cạnh trạnh trên thị trường để cung cấp cây giống cho nông dân, góp phần đa dạng hóa cây trồng trên địa bàn.

MC1: Đặc biệt, mở ra hướng sản xuất mới trồng cây dược liệu, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân,  góp phần vào phát triển nguồn cây dược liệu có tiềm năng cho ngành dược cũng như bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng; tạo vùng trồng nguyên liệu sạch, góp phần bảo vệ môi trường; xây dựng vùng dược liệu với quy mô lớn, đa dạng về loài; tạo sản phẩm thuốc mới phục vụ sức khỏe cộng đồng... 

MC2: Việc xây dựng thành công quy trình sản xuất giống cây ba kích bằng phương pháp nuôi cấy mô tuy chỉ là kết quả bước đầu, song hứa hẹn một hướng phát triển mới trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn đất đai và lao động của địa phương. Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Quảng Trị sẽ là đầu mối cung cấp giống và đào tạo, tập huấn về kỹ thuật để người dân có thể chủ động trồng được loại cây dược liệu này.

MC1: Bên cạnh việc ứng dụng cây ba kích thì ngành khoa học và công nghệ cũng đã thành công với việc ứng dụng thành công quy trình lên men tỏi đen. Tỏi là loại gia vị được dùng phổ biến, ngoài tác dụng làm tăng mùi vị cho món ăn, tỏi còn được xem là một loại dược liệu quý đối với sức khỏe con người. Từ nhu cầu về các loại thực phẩm chức năng để bảo vệ sức khỏe, khoảng năm 2008 công nghệ chế biến tỏi tươi thành tỏi đen được một số doanh nghiệp du nhập vào Việt Nam được người tiêu dùng ưa chuộng.

MC2: Hiện nay, dự án đi vào hoạt động ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế trực tiếp cho đơn vị thông qua việc bán sản phẩm. Với mức giá bán như hiện nay và nếu được thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tốt thì việc sản xuất tỏi đen mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, mức lợi nhuận lên tới hơn 50%. Tỏi đen được sản xuất tại Trung tâm Ứng dụng KH&CN tỉnh là sản phẩm sạch, vì vậy sản phẩm của dự án góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người tiêu dùng, đồng thời mang lại nguồn lợi nhuận tương đối khá. Trung tâm đã ứng dụng thành công công nghệ và quy trình lên men sản xuất tỏi đen theo công nghệ Nhật Bản với chất lượng sản phẩm tốt đồng đều. Kết quả nghiên cứu này Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh sẵn sàng chuyển giao cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu nhằm phát triển đa dạng hóa sản phẩm trên địa bàn tỉnh.

Nhạc cắt

MC1: Qúy vị và các bạn thân mến! Những năm trở lại đây, ngành khoa học, công nghệ  tỉnh Quảng Trị đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, bảo tồn các loại thuốc quý...

MC2: Đến nay, một số ứng dụng công nghệ sinh học của tỉnh đã được nghiên cứu thành công và áp dụng vào thực tế như: Nghiên cứu vaccine, sản xuất giống cây bằng công nghệ lai tạo, sản xuất phân hữu cơ vi sinh trong nông nghiệp, xử lý rác thải hữu cơ, xử lý môi trường trong chăn nuôi, sản xuất phân bón hữu cơ…

MC1: Bên cạnh đó, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN thuộc Sở KHCN tỉnh đã thử nghiệm sử dụng chế phẩm làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại nhằm xử lý chất thải triệt để. Ứng dụng đã giúp cho nông dân giảm công việc vệ sinh chuồng trại hàng ngày, giảm chi phí phòng trừ bệnh. Chính vì vậy, nhiều mô hình chăn nuôi gà tại các địa phương trong toàn tỉnh nhờ áp dụng thử nghiệm sử dụng chế phẩm làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chị Nguyễn Thị Xanh ở xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng cho biết:

Băng ( đệm lót sinh học rất hiệu quả, vừa tạo môi trường sạch sẽ trong chăn nuôi)

 

MC2: Đáng chú ý, những nhiệm vụ nghiên cứu KHCN liên quan đến công nghệ sinh học có tính ứng dụng cao đã có trên 90% kết quả các nhiệm vụ nghiên cứu công nghệ sinh học được ứng dụng vào thực tiễn, nổi bật như: Nghiên cứu sản xuất thành công chè vằng hòa tan, công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học giúp rút ngắn thời gian xử lý nguyên liệu nuôi trồng nấm, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. MC1: Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong khâu sản xuất giống cây trồng đã tạo ra bước chuyển đổi mạnh mẽ về cơ cấu mùa vụ, diện tích lúa trà xuân muộn tăng lên 300% từ năm 2005. Việc lai tạo thành công những giống chất lượng cao cũng đã góp phần thiết thực nâng cao năng suất, hiệu quả ngành chăn nuôi của địa phương.

MC2: Bên cạnh đó, ứng dụng sinh học còn được áp dụng vào nghiên cứu phát triển và bảo tồn các cây thuốc quý cung cấp nguyên liệu chữa bệnh như chè vằng, cà dây leo… Gần đây, Dự án Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất, chế biến nấm linh chi công nghệ cao đã mang lại hiệu quả cao cho sản phẩm linh chi của địa phương.

MC1: Là đơn vị có nhiều nghiên cứu ứng dụng liên quan đến ứng dụng sinh học, thời gian qua, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Quảng Trị đã ứng dụng thành công công nghệ nuôi cấy mô tế bào để sản xuất số lượng lớn các loại giống cây trồng sạch bệnh, cho năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu thị trường.

MC2: Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận nhưng việc ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sinh học vẫn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: Nhiều đề tài nghiên cứu ứng dụng và các mô hình khuyến nông, khuyến ngư còn dừng ở mức thử nghiệm, trình diễn, chậm nhân rộng ra thị trường; các nhiệm vụ KHCN thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học chưa thật sự gắn kết với yêu cầu phát triển KT - XH của tỉnh.

MC1:  Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học đa số đều lạc hậu, phân tán ở nhiều đơn vị. Thiếu thông tin, thiếu sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học và doanh nghiệp... là những khó khăn cần sớm được tháo gỡ.

Nhạc cắt

MC2: Thưa quý vị và các bạn! Ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến lên men, các chế phụ phẩm sinh học và nuôi cấy mô nhằm đưa ra những giống cây trồng, con nuôi có hiệu quả là một trong những nhiệm vụ mà trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đẩy mạnh trong thời gian qua.

MC1: Để giúp quý vị và các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV chuyên mục đã có cuộc phỏng vấn ông Đào Ngọc Hoàng-giám đốc TT ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, mời quý vị và các bạn cùng lắng nghe.

1.     Thưa ông, thời gian qua trung tâm đã triển khai ứng dụng công nghệ sinh học vào nuôi cấy mô như thế nào?

2.     Ông đáng giá hiệu quả mang lại trong quá trình nuôi cấy mô được ứng dụng bằng công nghệ sinh học?

3.     Qúa trình thực hiện gặp những khó khăn nào thưa ông?

4.     Để đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học vào nuôi cấy mô có hiệu quả hơn nữa thì trung tâm chú trọng những giải pháp nào?

Vâng, xin cám ông.

Nhạc cắt

MC1: Thưa quý vị và các bạn! Có thể nói, với nhiều mô hình chuyển giao khoa học công nghệ được triển khai thực hiện, góp phần tạo ra nhiều giống cây, con mới có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu sâu bệnh và ứng phó tốt trong điều kiện bất lợi của thiên nhiên và môi trường.

MC2: Ngoài ra việc ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học đã nâng cao rõ rệt năng suất và chất lượng các sản phẩm cây trồng, vật nuôi, góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sản xuất.

MC1: 15 phút của chuyên mục khoa học và đời sống tuần này xin được kết thúc tại đây, những người thực hiện chương trình Ngọc Diệp……xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình tuần sau.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 02/04/2018 08:39 Lê Vĩnh Nhiên 02/04/2018 13:22
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà