Chuyên mục Sức khỏe và Đời sống 26 8 2018 – Chủ động phòng chống sốt xuất huyết trong cộng đồng
Danh mục
Sức khỏe cho mọi người
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa quý vị và các ban! Theo đánh giá của ngành y tế trên địa bàn tỉnh thì thời tiết mưa nắng thất thường như hiện nay rất thuận lợi cho nhiều dịch bệnh phát triển và lây lan như sốt xuất huyết, tay chân miệng hay ngộ độc thức ăn, các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa.v.v. Riêng đối với bệnh sốt xuất huyết hiện trên địa bàn toàn tỉnh đã ghi nhận khoảng 70 ca bệnh. Đây là dịch bệnh rất dễ bùng phát và lây lan, đặc biệt có khá nhiều ổ dịch cũ rải rác tại các địa phương trong tỉnh rất dễ bùng phát trở lại nếu không có biện pháp phòng chống. Trong chương trình Sức khỏe và Đời sống hôm nay, chúng tôi sẽ giành phần lớn thời lượng để phản ánh thực trạng này và nghe tư vấn từ phía chuyên gia đối với việc chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

Chuyên mục Sức khỏe và Đời sống 26 8 2018 – Chủ động phòng chống sốt xuất huyết trong cộng đồng

MC1: Rất vui khi được gặp lại quý vị và các bạn trong chương trình Sức khỏe và Đời sống tuần này. Chương trình đang được phát trên tần số 92,5Mhz trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

MC2: Thưa quý vị và các ban! Theo đánh giá của ngành y tế trên địa bàn tỉnh thì thời tiết mưa nắng thất thường như hiện nay rất thuận lợi cho nhiều dịch bệnh phát triển và lây lan như sốt xuất huyết, tay chân miệng hay ngộ độc thức ăn, các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa.v.v.

MC1: Riêng đối với bệnh sốt xuất huyết hiện trên địa bàn toàn tỉnh đã ghi nhận khoảng 70 ca bệnh. Đây là dịch bệnh rất dễ bùng phát và lây lan, đặc biệt có khá nhiều ổ dịch cũ rải rác tại các địa phương trong tỉnh rất dễ bùng phát trở lại nếu không có biện pháp phòng chống.

MC2: Trong chương trình Sức khỏe và Đời sống hôm nay, chúng tôi sẽ giành phần lớn thời lượng để phản ánh thực trạng này và nghe tư vấn từ phía chuyên gia đối với việc chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

Nhạc cắt

MC1: Thưa quý vị và các bạn! Hiện nay, thời tiết mưa nắng thất thường thuận lợi cho bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh và phát triển thành dịch. Tại nhiều địa phương đã xuất hiện bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Theo thống kê của ngành y tế, đến thời điểm này trên địa bàn tỉnh ghi nhận khoảng 70 ca sốt xuất huyết. Thực trạng này yêu cầu ngành y tế và chính quyền địa phương cũng như người dân trên địa bàn tỉnh cần nhanh chóng có những giải pháp nhằm chủ động phòng chống dịch b lây lan.

MC2: Tại thị xã Quảng Trị, địa phương hiện có số lượng bệnh nhân bị sốt xuất huyết cao nhất toàn tỉnh với gần 30 ca. Để góp phần kiểm soát và hạn chế dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, thời gian qua, Trung tâm Y tế thị xã đã phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

MC1: Bên cạnh đó, Trung tâm y tế thị xã đã phân công cán bộ trực dịch, chuẩn bị hóa chất và các trang thiết bị để kịp thời ứng phó khi có dịch sốt xuất huyết xảy ra. Đến thời điểm này tuy trên địa bàn chưa có ca bệnh tử vong nhưng số bệnh nhân tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm trước

MC2: Còn tại huyện Triệu Phong, xác định sốt xuất huyết có thể bùng phát vào thời điểm hiện nay tại các ổ dịch cũ, các nhân viên y tế đã tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, nhất là khu vực có nguy cơ cao. Trong đó, chú trọng việc tuyên truyền, vận động người dân giữ gìn vệ sinh nơi ở, tránh để muỗi sinh trưởng là tác nhân gây bệnh. Ông Phan Đình Ninh, Trưởng Trạm y tế xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong cho biết:

Trích băng: (Giờ đến cuối năm trời nắng nóng thỉnh thoảng có mưa dông nên nguy cơ sẽ bùng phát nên trạm tiếp tục truyền thông tư vấn giám sát côn trùng tại các địa bàn có nguy cơ cao, diệt bọ gậy…)

MC1: Trước thực trạng trên, ngành y tế tỉnh cũng đã tăng cường các giải pháp nhằm chỉ đạo các địa phương triển khai công tác phòng chống dịch bệnh. Trong đó, ngoài việc ngành y tế các địa phương đảm bảo về nhân lực, vật lực thì cần phối hợp với chính quyền, ngành chức năng tăng cường tuyên truyền, vận động bà con phòng chống sốt xuất huyết. Ông Mai Năm, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết thêm:

Trích băng:

Nhạc cắt

MC2: Thưa quý vị và các bạn! Vừa rồi là phản ánh của phóng viên chuyên mục về thực trạng và giải pháp trong việc chủa động phòng chống sốt xuất huyết của các địa phương trên địa bàn tỉnh. Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện như thế nào và cách chủ động phòng chống là gì, phần tiếp theo chương trình chúng tôi mời quý vị và các bạn cùng nghe trao đổi của PV chuyên mục với bà Hoàng Thị Tuyết Nhung, Phó Giám đốc Trung tâm y tế thành phố Đông Hà, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

1.                 Thưa bà, xin bà cho biết nguyên nhân của bệnh sốt xuất huyết là gì?

2.                 Vậy triệu chứng bị bệnh như thế nào ạ?

3.                 Qua đây bà có khuyến cáo gì với người dân?

Vâng, xin cảm ơn bà!

Nhạc cắt

Thưa quý vị và các bạn!

MC1: Theo các chuyên gia y tế, bệnh sốt xuất huyết là do virus dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes aegypti gây ra. Triệu chứng của sốt xuất huyết là bệnh nhân bị sốt cao, đau đầu, đau khớp, đau cơ nặng, sưng hạch bạch huyết, tiểu cầu hạ, men gan tăng, nôn và buồn nôn.

MC2: Một trong những triệu chứng nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết là sốt, nó xuất hiện vào ngày thứ ba đến ngày thứ sáu của chu kỳ bệnh. Lúc này người bệnh đang sốt cao sẽ hết sốt, chân tay lạnh, tiểu ít hơn. Lúc này cần phải đưa người bệnh đi cấp cứu khẩn cấp để tránh nguy cơ bị tử vong.

MC1: Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc ngừa hoặc thuốc đặc trị hiệu quả, cách duy nhất để chúng ta phòng ngừa không bị sốt xuất huyết là tránh bị muỗi vằn đốt. Tuy nhiên, trong dân gian vẫn có một số loại cây có thể giúp ích cho việc hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết. Trong phần cuối chương trình hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị và các bạn một số loại cây rất gần gũi với đời sống nhưng có thể hỗ trợ chữa trị sốt xuất huyết.

MC2: Trước hết, đó là lá đu đủ. Loại cây này có rất nhiều chất chống oxy hoá và những enzym có tác dụng sát trùng, kháng viêm và tăng sức miễn dịch. Cây đu đủ được biết đến là một loại cây vô cùng thân thuộc đối với người dân Việt Nam. Theo Y học cổ truyền, quả và lá đu đủ được dùng trong nhiều bài thuốc, trong đó phải kể đến cách chữa sốt xuất huyết rất hiệu quả bằng lá đu đủ.

 

MC1: Cách dùng lá đu đủ để chữa sốt xuất huyết như sau:

- Chọn lấy một lá đu đủ bánh tẻ và rửa sạch.

- Để ráo nước sau đó nghiền hay xay chúng thành hỗn hợp bột nhuyễn (không cho thêm nước khi xay hoặc nghiền lá đu đủ).

- Chúng ta bóp hoặc lọc lá đu đủ đã được nghiền nhuyễn để lấy nước cốt.

- Mỗi ngày nên uống hai lần, mỗi lần khoảng 8-10ml nước ép lá đu đủ.

- Nước lá đu đủ thường đắng và có vị hơi khó uống. Vì thế nếu khó uống quá, bạn có thể thêm vào một thìa cà phê mật ong hay một chút đường thốt nốt để dễ uống hơn.

MC2:  Quý vị và các bạn cùng cần lưu ý:

- Không nên uống nước ngay sau khi uống nước lá đu đủ.

- Lá đu đủ chứa rất nhiều vitamin C giúp kích thích hệ miễn dịch đồng thời chứa 1 loại enzym gọi là carpaine giúp làm sạch máu và tăng số lượng tiểu cầu.

MC1: Nói về công dụng của lá đu đủ đối với việc chữa trị sốt xuất huyết, bác sỹ Lê Chí Huy, Trưởng Khoa Y học cổ truyền – Trung tâm Y tế huyện Gio Linh cho biết:

Trích băng:

MC2: Để chữa trị sốt xuất huyết có một loại cây khác cũng rất dễ kiếm ở khu vực tỉnh Quảng Trị, đó là cây nhọ nồi. Nhiều nơi vẫn gọi là cây cỏ mực.

MC1: Theo y học cổ truyền, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tính lương (mát huyết), chỉ huyết (cầm máu) vào 2 kinh can và thận, tác dụng bổ thận âm, thanh can nhiệt, làm đen râu tóc, chỉ huyết lỵ, dùng chữa can thận âm kém, xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiểu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, chấn thương, sưng tấy lở loét, mẩn ngứa…

MC2: Trong dân gian thường dùng cỏ nhọ nồi giã vắt lấy nước để uống cầm máu trong rong kinh, trĩ ra máu, bị thương chảy máu. Còn dùng chữa ho hen, ho lao, viêm cổ họng…

MC1: Để chữa bệnh sốt xuất huyết, có thể dùng nhọ nồi 40g, rau má 20g, cỏ mần trầu 20g, lá huyết dụ 20g. Rửa thật sạch rồi đem sắc đặc để uống. Hoặc rau diếp cá 100g, rau ngót 100g, nhọ nồi 50g rửa thật sạch. Xay với chút muối và nước lọc, chắt lấy nước uống.

MC2: Quý vị cũng có thể chữa bằng cách cây dùng cả rễ, hoa, lá, cành nhọ nồi rửa thật sạch, ngâm với nước muối. Sau đó đem xay nhuyễn với muối và nước lọc. Chắt lấy nước uống, bã dùng để đắp lên trán và buộc vào gan bàn chân.

MC1: Trẻ em từ 6 – 13 tuổi, liều bằng 1/2 người lớn. Trẻ em từ 14 tuổi trở lên bằng liều người lớn.

MC2: Trong các bài thuốc chữa sốt xuất huyết đều có vị nhọ nồi do đó không được dùng cho người bị rối loạn chức năng đại tràng, đại tiện phân sống, phân loãng, đầy bụng, chậm tiêu. Bác sỹ Lê Chí Huy, Trưởng Khoa Y học cổ truyền – Trung tâm Y tế huyện Gio Linh chia sẻ thêm:

Trích băng:

(khi dùng cỏ nhọ nồi cần chú ý đến cách chế biến mới có hiệu quả cao. Như, cỏ nhọ nồi khô chỉ sắc uống, còn nhọ nồi tươi chỉ giã lọc lấy nước cốt uống. Không dùng cỏ nhọ nồi để nấu canh ăn như nhiều người đang làm. Bởi cách này không những làm mất tác dụng của vị thuốc mà khả năng thanh nhiệt sẽ giảm. Phần bã của cây tươi có thể đắp lên trán hoặc cơ thể nhằm làm mát… )

MC1: Với công dụng của lá đu đủ và cây nhọ nồi, hi vọng sẽ giúp quý vị và các bạn có thêm kinh nghiệm trong việc dùng thuốc từ lá cây để chữa trị sốt xuất huyết. Đây là những loại cây rất dễ tìm và có xung quanh ta.

MC2: Thưa quý vị và các bạn!

Với những tư vấn từ phía chuyên gia y tế và chia sẻ về công dụng của lá đu dủ và cây nhọ nồi sẽ phần nào giúp quý vị và các bạn có thêm kinh nghiệm chủ động phòng chống sốt xuất huyết hiệu quả. Chuyên mục sức khỏe và đời sống tuần này của chúng tôi đến đây xin tạm dừng, cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi. Chương trình do Nguyên Bảo thực hiện cùng với sự tham gia của… Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi, xin chào và hẹn gặp lại.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 22/08/2018 21:50 Lê Vĩnh Nhiên 24/08/2018 10:54
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà