TRANG CÔNG THƯƠNG THÁNG 11
Danh mục
Trang công thương
NỘI DUNG

TRANG CÔNG THƯƠNG THÁNG 11.2021

Dẫn: Kính chào quí vị và các bạn đang theo dõi Trang Công Thương của Đài PTTH QT phối hợp với Trung tâm KC và Tư vấn phát triển CN tỉnh thực hiện! Thưa quí vị và các bạn! Ngành chế biến gỗ là một trong những thế mạnh của tỉnh ta và có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại các địa phương. Với nguồn nguyên liệu địa phương phong phú đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hình thức sản xuất với các mặt hàng đáp ứng cung cấp cho thị trường. Trên thực tế, để có phát triển ngành chế biến gỗ thì các doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực, tìm kiếm thị trường trong nước và xuất khẩu đặc biệt là trong điều kiện dịch Covid 19 diễn ra trên toàn cầu. Trang CT sẽ phản ánh thêm về nội dung này, mời quí vị và các bạn cùng theo dõi.

NỖ LỰC VƯỢT QUA KHÓ KHĂN CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ

Trong nhu cầu tại các thị trường lớn trên lĩnh vực chế biến gỗ hiện nay trên cả nước cũng như đáp ứng nhu cầu xuất khẩu thì những mặt hàng gỗ chất lượng cao sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh. Đó là  một thực tế, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị một số doanh nghiệp chế biến gỗ chuyên sâu có quy mô lớn đã đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả. Trong điều kiện chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19, thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn thì các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực tìm kiếm thị trường đóng góp tỷ trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh. Theo báo cáo của ngành Công Thương trong 9 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt mức tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước, lĩnh vực gỗ chế biến có chỉ số gỗ cưa, gỗ xẻ tăng 16,6.

PV: Ông LÊ TIẾN DŨNG- Giám đốc Sở Công Thương tỉnh.

( Ghi nhận những đóng góp của lĩnh vực sản xuất gỗ, những chuyển biến tích cực trong điều kiện dịch Covid 19?)

          Nhằm đáp ứng nhu cầu cho thị trường xuất khẩu với những đơn hàng qua thị trường Mỹ và Châu Âu, cuối năm 2020 Công ty TNHH Tiến Phong huyện Cam Lộ đã mở rộng quy mô sản xuất với Nhà máy 2 có quy mô 9000m2 và đi vào hoạt động từ tháng 8. 2021. Hệ thống nhà máy, công nghệ máy móc hiện đại được đầu tư hơn 70 tỷ đồng và thu hút hơn 300 lao động là người ở địa bàn Cam Lộ và những người lao động trở về từ Miền nam. Với những sản phẩm gỗ xuất khẩu phải đảm bảo chất lượng đáp ứng yêu cầu từ phía đối tác, công ty đã nhập nguồn nguyên liệu từ thị trường Nam Phi, Lào, một số địa phương trong nước và trong tỉnh, nơi có gỗ chất lượng FSC để phục vụ cho việc sản xuất của công ty.

PV: Ông NGUYỄN VĂN DƯƠNG- Trưởng phòng nhân sự - Công ty TNHH Tiến Phong- Cam Lộ- Quảng Trị.

Những tín hiệu tích cực từ các nhà máy, công ty chế biến gỗ trong 9 tháng đầu năm 2021 cũng đã cho thấy thị trường xuất khẩu đối với sản phẩm được chế biến từ gỗ luôn rộng mở khi sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tại các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô lớn như MDF- VRG Quảng Trị cũng đã khẳng định được điều đó, tuy nhiên vấn đề nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng cao như gỗ FSC cũng là nội dung mà các doanh nghiệp chế biến gỗ trên địa bàn tỉnh quan tâm.

Nhà máy viên năng lượng Cam Lộ được xây dựng trên diện tích 50.000 m2 tại Cụm Công nghiệp xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ , tỉnh Quảng Trị , vốn đầu tư trên 50 tỷ đồng. Ba sản phẩm chính của nhà máy (NM) là chế biến, sấy gỗ FSC xuất khẩu; tận dụng nguồn phế phẩm của gỗ để sản xuất viên nén năng lượng trên dây chuyền hiện đại và chế tạo bếp sử dụng viên nén... Quảng Trị có nguồn gỗ rừng trồng rất lớn, vì vậy các phế phẩm trong sản xuất, chế biến gỗ như mùn cưa, dăm bào, dăm gỗ, đầu mẩu gỗ vụn, cành cây nhỏ là vô cùng lớn đây chính là lợi thế để sản xuất. Tuy nhiên, để cho ra đời những sản phẩm chất lượng cao, đòi hỏi nguồn nguyên liệu cho công ty là rất quan trọng.

PV: Ông LÊ VĂN TUYỂN - GĐ Nhà máy viên nén Cam Lộ. ( Những giải pháp đã được công ty triển khai linh động, phù hợp…?

Dịch Covid 19 đã tác động rất lớn đến tình hình kinh tế chung của cả nước và trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên, với nhiều giải pháp song song với công tác phòng dịch, áp dụng linh hoạt 3 tại chỗ, 1 cung đường 2 điểm đến, các doanh nghiệp nói chung và trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh gỗ đã từng bước ổn định sản xuất, không để đứt gãy dây chuyền và điều quan trọng nhất là giử uy tín với đối tác trong và ngoài nước, tạo việc làm cho người lao động yên tâm làm việc, cùng công ty vượt qua khó khăn.

PV: Chị PHAN THỊ HỒI HƯƠNG- Người lao động về công tác phòng dịch và việc làm tại đơn vị?

Hiện nay để thúc đẩy việc phát triển trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng từ gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn nhằm tạo nguồn nguyên liệu phục vụ ngành công nghiệp chế biến gỗ, hiện nay tỉnh Quảng Trị đang tiến hành xây dựng vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu có khả năng đáp ứng các yêu cầu và đòi hỏi cao về chất lượng, kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu theo các tiêu chuẩn quốc tế về quản lí rừng bền vững.

 

Tính đến năm 2020 toàn tỉnh có hơn 253.000 ha rừng, trong đó rừng trồng hơn 110.600 ha. Tuy diện tích và sản lượng gỗ rừng trồng sản xuất đã tăng lên, nhưng hiện nay trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn đang áp dụng phương thức trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ với chu kì từ 5-6 năm theo hình thức quảng canh để làm nguyên liệu giấy, dăm gỗ. Tỉ lệ gỗ xẻ chỉ chiếm từ 20-30% trong tổng sản lượng gỗ khai thác, dẫn đến hiệu quả kinh tế tăng thêm trên một đơn vị diện tích còn thấp, chưa đáp ứng được nguyên liệu gỗ lớn cho chế biến sâu, sản xuất đồ mộc và xuất khẩu. Diện tích rừng trồng trên địa bàn tỉnh được cấp chứng chỉ FSC là hơn 23.429 ha, chiếm khoảng 12% so với cả nước. Việc đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị để phục vụ cho vấn đề sản xuất sản phẩm gỗ có chất lượng cạnh tranh đa dạng trên thị trường là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần nâng tỷ trọng xuất khẩu gỗ thành phẩm ra thị trường. Cùng với đó, các DN sản xuất gỗ cũng luôn cần có sự đồng hành của nhà nước để tiếp tục phát triển.

 

PV: Ông LÊ TIẾN DŨNG - GĐ Sở Công Thương về sự đồng hành của ngành trong thời gian tới?

 Với mục tiêu xây dựng và phát triển vùng rừng trồng sản xuất gỗ lớn có năng suất, chất lượng cao nhằm nâng cao giá trị kinh doanh rừng trồng, gắn kết theo chuỗi từ trồng rừng, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, thời gian tới, ngành nông nghiệp cũng tiếp tục ưu tiên trồng rừng kinh doanh gỗ lớn, chuyển hóa từ rừng trồng sản xuất gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn với chu kì trên 10 năm nhằm nâng cao tỉ lệ gỗ xẻ có đường kính ≥ 15 cm, đạt 50 - 60% sản lượng khai thác của lô rừng. Phấn đấu đến năm 2025 phát triển vùng nguyên liệu kinh doanh gỗ lớn đạt khoảng 16.947 ha, định hướng đến năm 2030 đạt khoảng 20.000 ha.

Trên cơ sở tạo điều kiện cho lĩnh vực gỗ chế biến, ngành Công Thương cũng đang tìm giải pháp tăng cường liên kết thị trường, hỗ trợ thông qua nguồn vốn khuyến công quốc gia, của tỉnh để đồng hành cùng DN trong phát triển thời gian tới.

Dẫn: Chào cuối.  

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Hiển 28/10/2021 15:59 Lê Vĩnh Nhiên 29/10/2021 10:15
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà