Radio - Sẻ chia lời chưa nói
Danh mục
Radio – sẻ chia điều muốn nói
NỘI DUNG

 

Chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói

Câu nói đùa – cảm xúc thật

Ps thứ 7 ngày 27.11.2021

BTV: Mỹ Nhị

Thời lượng: 28p

MC: Mỹ Nhị, Như Hòa và KTV thu âm Vĩnh Lộc xin gửi những lời chào thân thương đến quý vị thính giả đang lắng nghe chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PTTH Quảng Trị. Hiện nay chương trình của chúng tôi đang phát trực tiếp trên tần số 92,5mkz, trang fanpage Đài Phát thanh truyền hình Quảng Trị. Quý vị thính giả có thể truy cập vào trang web quangtritv.vn để nghe lại chương trình. Chủ đề của tuần này là Câu nói đùa – cảm xúc thật. Đồng hành với chương trình là cô Đặng Kim Dung.

Trước tiên cảm ơn cô đã dành thời gian tham gia đồng hành cùng chương trình.  

NH: Qúy thính giả hãy liên lạc với chương trình qua những cách thức sau:

Cách 1: Gọi điện về đường dây của chương trình: 02333.595.399 gặp BTV Mỹ Nhị- Phòng VNGT Đài PTTH QT. Xin được nhắc lại số điện thoại của chương trình: 02333 595.399

Cách 2: Gửi thư về địa chỉ mail: Radio – Sẻ chia lời chưa nói. Qrtv@gmail.com.

Cách 3: Chia sẻ qua fanpage: Radio – Sẻ chia lời chưa nói.

MN: Thưa quý vị thính giả, thưa khách mời của chương trình.  Vì suy nghĩ "trẻ em biết gì" và muốn trêu đùa nên người lớn thường nói những câu này với trẻ mà không biết rằng mình đang vô tình làm tổn thương chúng. Trong kí ức mỗi chúng ta, hẳn ai cũng nhớ rõ có một thời thơ dại, mình đã từng ám ảnh hoặc sợ hãi một ai đó cho đến mãi hiện tại, tất cả xuất phát chỉ vì những câu nói đùa của người lớn. Khi thì là câu nói đùa của bác hàng xóm, khi thì câu nói đùa của người lạ, và có cả những câu nói đùa của chính bố mẹ mình. Và người lớn thường bao biện rằng vì trẻ con hư, không nghe lời, không chịu ăn... nên mới nói đùa như thế, mục đích chỉ để dọa trẻ. Đa số mọi người nghĩ đơn giản là trẻ con sẽ nhanh chóng quên đi những lời họ nói, còn hiện tại, bọn trẻ sẽ biết sợ, biết nín khóc, biết chịu ăn, biết ngoan ngoãn... Vậy nên họ vẫn thường xuyên nói đùa với bọn trẻ. Vô hình chung, những câu nói đùa của người lớn cứ ăn sâu dần vào tâm hồn ngây thơ của các bé và tích tụ thành những nỗi ám ảnh trong kí ức tuổi thơ, thậm chí đeo đẳng suốt cuộc đời.

Vừa rồi thì MN nhận được cuộc điện thoại của một thính giả. Xin được gọi tắt tên của chị là M à. Chị có tâm sự rằng là chị thấy rất thương cho con gái của mình. Chị sinh được 2 người con, 1 trai, 1 gái. Từ lúc sinh cháu thứ 2, cuộc sống của chị bị xáo trộn hơn bởi những câu nói đùa. Đặc biệt là con gái của chị. Nhiều khi cả bên nội, bên ngoại rồi cả những người hàng xóm cứ tặc lưỡi bảo là: Cháu này không giống ai chứ cũng không giống ba hay mẹ. Chắc là xin ai về nuôi rồi. Rồi có người thì nói là không phải con của ba, hỏi mẹ xem cháu là con ai…lúc đó con gái chị đã khóc và chạy đến ôm mẹ. Qủa thật là những câu nói đùa của người lớn lại khiến tâm hồn của trẻ bị ảnh hưởng vô cùng đúng không ạ. Chị cảm thấy rất là buồn, áp lực và không biết nên cư xử như thế nào nên đã gọi điện tâm sự cùng chương trình. Chị M thân mến! Sau khi nghe câu chuyện của chị thì MN đã mời đến phòng thu ………………….để cùng lắng nghe và chia sẻ cũng như là tư vấn cho chị cách mà mình sẽ xử lí ra sao chị nha.

Khách mời TL:

NH: Trẻ con cũng giống như người lớn ở chỗ có thể bị tổn thương bởi những câu nói nhạy cảm. Với nhiều trẻ chưa phân biệt được một câu nói đùa hay một lời nói mỉa mai thì việc bị chê, giễu cợt có thể khiến trẻ rơi vào trạng thái cảm xúc tiêu cực, đôi khi trẻ không kiểm soát được cơn xúc động của mình và dẫn đến các hành vi rối loạn. Đặc biệt ở độ 2-3 tuổi và 13-15 tuổi là hai độ tuổi nhạy cảm với sự giễu cợt, trẻ muốn được đối xử trân trọng, được lắng nghe và yêu quý. Nếu bạn hay một người thân nào khác trong gia đình vô tình nói những lời nói dọa dẫm sẽ khiến trẻ xuất hiện những nỗi băn khoăn, lo sợ. Nặng hơn là trẻ sẽ bị hoảng hốt, cảm thấy tức giận, bị ám ảnh khiến đêm mơ màng không ngủ được. Có trường hợp nặng hơn dẫn đến những hành vi tiêu cực, lệch lạc và có những hậu quả đáng tiếc.

Khách mời TL: Đưa ra ví dụ về 1 trường hợp đáng tiếc.

Nhạc cắt

MN: Như MN đã chia sẻ từ trước thì chúng ta cùng trò chuyện với chị M để cùng nghe chị chia sẻ nhiều hơn. KTV thu âm VL giúp MN kết nối điện thoại với chị M ạ.

Tiếng điện thoại:

MC

MC: Vâng, chào chị M ạ, chúng tôi gọi cho chị từ chương trình Radio – Sẻ chia lời chưa nói của Đài PTTH Quảng Trị. Chị M có đang nghe rõ tín hiệu từ chương trình không?

Chị M trả lời: Vâng, chào Mỹ Nhị, chào quý thính giả đang nghe Đài. Tôi nghe rõ tín hiệu từ chương trình.

1.     Chị M thân mến! Cách đây mấy ngày thì MN nhận được cuộc gọi từ chị chia sẻ về câu chuyện của mình. Hôm nay thì chúng tôi đã mời đến phòng thu……….hi vọng rằng là …….sẽ giúp chị phần nào ạ. Chị có thể chia sẻ câu chuyện của mình để KM hiểu rõ hơn?

 

TL:……. ( Vấn đề tôi chia sẻ ở đây là con gái tôi. Khi họ hàng, nhất là ở phía nhà chồng luôn nói rằng không biết con tôi giống ai. Ba nó không như thế…) có nhiều lúc cháu khóc và nói với tôi “Con không muốn ở với nội, với ba” Lúc đó tôi đau lòng lắm.

 

 

2.     Đối với câu chuyện của chị M thì chúng ta thấy rằng, không riêng chị M đâu, mà có rất nhiều gia đình đang gặp phải vấn đề tương tự. Rất chia sẻ với chị M. Trước khi cùng trò chuyện với khách mời thì MN mời quý thính giả, …cùng nghe một số tâm sự của các bạn nhỏ khi được hỏi về suy nghĩ, cảm xúc của các bạn khi người lớn nói đùa một cách không nên.

 

Phát 3 băng

 

3.     Bây giờ thì chúng ta cùng gặp gỡ …………….khách mời ạ. Khi nghe câu chuyện của chị M thì ……có suy nghĩ như thế nào?

 

MC: 1. Câu hỏi đầu tiên muốn hỏi khách mời của chương trình là khi nghe chị M chia sẻ như vậy thì ……….có suy nghĩ như thế nào?

4.     Trước hết có thể nói rằng, câu nói đùa, vô tình của người lớn lại khiến tâm hồn của trẻ con trở nên rất tổn thương như câu nói mà chị M đã chia sẻ. Vậy trước khi đưa ra những giải pháp, lời khuyên thì chúng ta tìm hiểu xem nguyên nhân là vì sao lại như vậy?

5.     Vậy thì giải pháp như thế nào?

6.     Đó là đối với người lớn? còn đối với trẻ cn, chúng ta cần làm gì đầu tiên khi trẻ con biểu hiện rụt rừ, tự ti khi nghe những câu nói như vậy?

Tùy vào thực tế để có những câu hỏi phù hợp.

 

MC: Người lớn có cảm xúc và lòng tự trọng, trẻ con cũng vậy. Khi vô tình làm tổn thương trẻ, người lớn thường phủi bỏ trách nhiệm bằng câu nói: “Nó là con nít mà, chẳng biết gì đâu”. Đúng vậy, một đứa con nít sẽ không biết đâu là câu nói đùa và đâu là lời nói thật. Nhưng chắc chắn nó cũng biết đau, biết tổn thương, biết xấu hổ. Thậm chí những cảm xúc đó có thể trở thành bóng ma tâm lý, gây ra nhiều cớ sự đáng tiếc và đeo bám trẻ suốt quãng đời còn lại. “Người lớn đã từng là trẻ con. Nhưng trẻ con chưa từng là người lớn. Người lớn thấy vấn đề của đứa trẻ như cái miệng giếng, nhưng đối với đứa trẻ, đó là cả một bầu trời”. Đừng lấy ưu thế về tuổi tác và nhận thức để hù dọa và trêu đùa trẻ con. Trẻ con không phải là đồ chơi, cũng không phải là công cụ mua vui cho người lớn. Đứa trẻ nào cũng xứng đáng được nuôi lớn bằng tình yêu thương chân thành. Hi vọng rằng những đứa trẻ sẽ được sống trong tình yêu thương của tất cả mọi người.

 

Cảm ơn

Phát bài hát Hạnh phúc gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trần Thị Mỹ Nhị 23/11/2021 17:45 Lê Vĩnh Nhiên 24/11/2021 09:25
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà