Dọc đường văn nghệ 5/8
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường văn nghệ 5/8 -Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới, ct có nội dung chính :"Khát vọng hòa bình" , và được phát sóng vào ngày thứ sáu, 5/8 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 9/8 lúc 9g, ct này do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Thanh biên tập, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Ptv dẫn: *Những người thực hiện ct pt: dọc đường văn nghệ kính chào quý thính giả! Mở đầu ct là tùy bút về khát vọng hòa bình của Xuân Dũng, mời quý vị và các bạn cùng nghe. *Phần cuối ct, chúng ta cùng tìm hiểu đôi điều truyện của nhà văn Lê Tri Kỷ qua bài viết sau của Xuân Nguyên, chúng ta cùng theo dõi. -Qúy thính giả vừa theo dõi ct: dọc đường văn nghệ, ct này Việt Thanh bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

                                    KHÁT VỌNG HÒA BÌNH.

 

                                                                                        (Xuân Dũng)

 

  Dường như những tác phẩm văn chương nghệ thuật đặc sắc đều có khả năng chạm vào thẳm sâu gan ruột nhiều người, làm nên nhật ký tâm hồn của một thời, của cả dân tộc. Ấy là khi nói đến những bài hát như “Câu hò bên bến Hiền Lương” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp hay những câu thơ như đốt cháy lòng người. Thanh Hải từng diễn tả một nghịch lý : “Cách nhau chỉ một mái chèo/Mà đi trăm núi vạn đèo tới đây” hay câu hỏi của Tế Hanh đau như đụng phải vết dao :”Trời vẫn xanh một màu xanh Quảng Trị/ Tận chân trời mây núi có chia đâu”. Cũng như sau này nhà thơ Cảnh Trà viết bài thơ “Đưa dâu qua cầu Bến Hải” hoan ca cảnh tượng thái hòa giản dị: một đám cưới đưa dâu qua cầu Hiền Lương. Một chuyện quá đỗi bình thường nếu không có chiến tranh và chia cắt, vậy mà chỉ thành hiện thực khi hiệp định Paris ký kết. Và nói như  dự cảm lớn lao cuả nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khi ấy Nam-Bắc một nhà, “Nối vòng tay lớn”.

   Còn nhớ chỉ sau một ngày ký kết hiệp định Paris, ngày 28/1/1973, nhà thơ lớn Tố Hữu đã cảm khái viết rằng :

Khao khát trăm năm, mãi đợi chờ

Hôm nay vui đến, ngỡ trong mơ

Một trời êm ả, xanh không tưởng

Mặt đất bình yên giấc trẻ thơ.

Đây cuộc hồi sinh, buổi hóa thân

Mùa đông thế kỷ chuyển sang xuân

Ôi Việt Nam ! Từ trong biển máu

Người vươn lên, như một thiên thần.

Ta lại về ta, những đứa con 
Máu hoà trong máu, đỏ như son 
Sài Gòn ơi, Huế ơi! Xin đợi 
Tái hợp, huy hoàng, cả Nước non!



                                  (Việt Nam máu và hoa)

   Những câu thơ như nói hộ lòng người !

   Những ai trải qua nỗi đau của chiến tranh mới thấu hiểu được ý nghĩa của hòa bình, đặng hết lòng vun đắp cho chính cuộc đời mỗi người và  mọi người, cho chính những ngày mình đang sống hôm nay.

     Quảng Trị, từ ác mộng chiến tranh, chia cắt đến khát vọng hòa bình, kiến tạo. Một giấc mơ chờ đợi từ lâu, đã lên mầm từ mùa xuân năm ấy, khởi đầu từ ngày 27/1/1973. Và cho đến khi thống nhất non sông, khát vọng hòa bình bắt đầu nở hoa trên hiện thực sinh tồn đất Việt.

 

 

                  TRUYỆN LÊ TRI KỶ.

                                                                                          (Xuân Dũng)

 

   Lê Tri Kỷ là đại tá công an, nhà văn chuyên nghiệp quê ở Triệu Phong, Quảng Trị, ông có nhiều sáng tác được công chúng văn học yêu thích. 

    Truyện ngắn  “Mụ Quới” lấy bối cảnh vùng quê Quảng Trị cũng sau Cách mạng Tháng Tám. Nhân vật vốn khá phổ biến ở làng quê thời thực dân phong kiến với những thói xấu như lười nhác, cắp vặt, đanh đá, chua ngoa khiến nhiều người ghét. Nhưng khi nước nhà độc lập, bà thấy cuộc sống cung quanh nhiều người giác ngộ, ý thức mình bây giờ là  người dân tự do, không nô lệ, hầu hạ ai cả, phải có lòng tự trọng, tự hào và cố sống tử tế. Và bà đã lột xác không ngờ trở nên một công dân mới, quá trình hoàn lương không đơn giản nhưng đầy hứa hẹn trong một bối cảnh rung trời chuyển đất. Mọi người không gọi bà là “Mụ  Quái” như trước nhưng cũng không thể gọi “Mụ Qúy” như tên khai sinh nghe chưa thuận tai nên gọi chệch đi là “Mụ Quới”. Một truyện ngắn hay và cảm động vì tác giả luôn nâng niu số phận con người, phát hiện ra những mầm thiện dù là nhỏ nhất để thắp sáng cuộc đời này.

   Chính lòng tin vào sự hướng thiện gần như bất diệt của con người mà nhà văn của chúng ta đã viết nên truyện ngắn”Giấy chứng nhận cho quỷ dữ” được cả giới văn bút trầm trồ. Nhân vật Nguyễn Viết Lới phạm trọng tôi gián điệp trong kháng chiến bị tòa án Bình Trị Thiên kết án tử hình. Nhưng cán bộ công an Lê Huy bằng lòng trắc ẩn và vị tha đã xin cho giảm án. Lới cái tạo rất tốt, hơn hai mươi năm được ra tù. Lẽ ra câu chuyện sẽ chẳng cần bàn thêm nếu như Nguyễn Viết Lới không đến xin ông cán bộ công an cao cấp Lê Huy một giấy chứng nhận đã từng bị tù đày để chính phủ Pháp hoàn trả lương. Ông Lê Huy quá bối rối bèn đến nhà Lới để tìm sự thật. Người vợ ông ta đã nói những lời rất thấm thía : “

  "Bác cho rằng ông Lới nhà tôi vẫn là một tên gián điệp? Thế thì hai mươi ba năm cầm giữ ông ấy trong trại các bác làm được việc gì?... Bày ra các trò thể thao văn nghệ thi đua, khen thưởng để mà làm gì, nếu các bác bắt một tên gián điệp vào tù lúc hai mươi tuổi, khi ra tù hắn gần năm mươi hắn vẫn y nguyên là một tên gián điệp? Không, tôi không tin các bác xoàng như vậy, vì qua thực tế ông Lới nhà tôi, tôi hiểu các bác quả là những thợ rèn người kỳ tài, thế thì chỉ có điều là các bác không hiểu, không tin vào sự nghiệp đẹp đẽ của mình. Viên quặng ra khỏi lò thành thép là điều ai cũng thấy. Nhưng con người xấu ra khỏi lò thành người tốt không phải ai cũng chịu ngay vì nó còn bị bao nhiêu thứ lòng dạ hẹp hòi và đầu óc tối tăm của con người kéo lại"...

   Trong truyện ký “Những tiếng nói thầm” nhà văn Lê Tri Kỷ lại cũng cho thấy khả năng phân tích tâm lý tinh tường khi khi tác giả tự phân tích chính mình:

Hai mươi lăm năm- Một sáng đầu xuân năm 1973, tôi trở về Quảng Trị.

25 năm !

Tại sao với một người chờ đợi quá lâu, thì lời nói đầu tiên khi hết chờ đợi thường là một lời về thời gian nhỉ?

  Lẽ nào những nỗi đau xé ruột, những thương nhớ thắt tim, những mừng vui kinh ngạc đến điên người, tóm lại, cái mớ cảm xúc bộn bề, sôi sục bị đè nén lâu ngày đến như thế, khi vùng dậy, lại chỉ chứa đựng trong một ý niệm máy móc về con số ?

“Thời gian không tính bằng năm, tháng”, ai đó nói ra câu ấy lần đầu tiên hẳn là người biết nếm từng giấy phút đời mình...
File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 31/07/2022 22:26 Lê Vĩnh Nhiên 01/08/2022 08:44
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà