Dọc đường văn nghệ 19/8
Danh mục
Dọc đường văn nghệ
NỘI DUNG
Lời dẫn : Dọc đường văn nghệ 19/8 -Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới, ct có nội dung chính :"Truyện ngắn tiêu biểu của Trần Thanh Hà" , và được phát sóng vào ngày thứ sáu, 19/8 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 23/8 lúc 9g, ct này do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Thanh biên tập, mời quý vị và các bạn đón nghe. -Ptv dẫn: *Những người thực hiện ct: dọc đường văn nghệ kính chào quý thính giả! Mở đầu ct là bài viết về truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Trần Thanh Hà, bài của Xuân Dung, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi. -Phần cuối ct là bài viết : Hồng Chương với văn chương, của Xuân Nguyên, chúng ta cùng nghe. -Qúy thính giả vừa theo dõi ct: dọc đường VN, ct này Việt Thanh bt, với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

         TRUYỆN NGẮN TIÊU BIỂU CỦA TRẦN THANH HÀ.

                                                                                                    (Xuân Dũng)

 

    Nhà văn Trần Thanh Hà sinh năm 1971 quê ở Vĩnh Linh (Quảng Trị), xuất thân là giáo viên môn Ngữ Văn, sau thành nhà văn, biên tập viên NXB Công an Nhân dân. Chị từng đoạt nhiều giải thưởng về văn chương như, giải A cuộc thi truyện ngắn do Hội Nhà văn phối hợp với NXB Công an Nhân dân phối hưpj tổ chức

   Nhà văn nữ Trần Thanh Hà thành công với thể loại truyện ngắn gây được tiếng vang trên văn đàn cả nước. Chị đã giành được các giải thưởng như: giải nhất cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1996, giải nhất cuộc vận động sáng tác Văn học cho tuổi trẻ, Nhà xuất bản Thanh niên 1994 - 1996...

   Truyện ngắn Sông ơi khá tiêu biểu cho bút pháp Trần Thanh Hà. Đó là lối kể chuyện truyền thống mang màu sắc dân gian quen thuộc trong văn học Việt Nam hiện đại với nhiều chi tiết đan cài. Tác giả lấy bối cảnh từ một vùng quê Vĩnh Linh - Quảng Trị, nơi nhà văn có nhiều kỷ niệm và vốn sống. Nhân vật chính xưng “tôi” cũng là một cô gái của dòng họ Trần ở một ngôi làng bảy nổi ba chìm với những biến thiên tao loạn của lịch sử và sự long đong, khắc khoải của mỗi phận người.

  Nhân vật chính của truyện là ngôi thứ nhất nhất số ít, xưng "tôi" kể lại câu chuyện về gia tộc và làng quê của mình, với nhiều biến động thăng trầm của một vùng quê từng "ba chìm bảy nổi".

   Từ bà nội đến mẹ của nhân vật chính cũng như cuộc đời của cô gái này đều bất hạnh, cô đơn và khao khát tình yêu. Cả đời họ sống và kiếm tìm một bến bờ yêu thương đích thực nhưng rốt cuộc cũng chỉ đứng bên này của dòng sông - dòng đời, không qua được bên kia - nơi bến bờ mơ ước. Cả những cày xới ham hố, chụp giật của cơ chế thị trường cũng làm biến dạng gương mặt làng quê, để lại nhiều âu lo, day dứt. Đoạn kết là khát vọng khắc khoải mang đầy nữ tính của nhân vật ở ngôi thứ nhất:

Chèo đò bẻ bắp bên sông...

Giật mình. Chợt như bà ngồi hát đâu đây trong nắng gió chiều nay. Vật đổi sao dời mà trước tầm mắt, cái bờ cây phía bên kia sông vẫn một màu xanh thẳm. Hai chục năm ra đi, từng cười từng khóc vẫn chưa bao giờ tôi bơi qua con sông ấu thơ để chạm môi lên phiến lá đầu tiên của bờ cây xanh thẳm. Ôi bờ cây của tôi...

    Quảng Trị đã và vẫn sẽ là đề tài quan trọng, khơi gợi bao niềm cảm hứng dài lâu cho văn học quê nhà. Bởi nơi đây là vùng nông nghiệp với rất nhiều nhà thơ, nhà văn là con đẻ của nông dân, nên cảm hứng quê hương nguồn cội vẫn luôn ấm nóng, chảy trong huyết quản mỗi người.

 

 

                    HỒNG CHƯƠNG VỚI VĂN CHƯƠNG.

                                                                                              (Xuân Dũng)

 

   Nhà văn, nhà báo Hồng Chương tên thật là Trần Hồng Chương, sinh ngày 1/5/1921 tại làng Phương Sơn, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, mất ngày 18/3/1989

   Sau Cách mạng Tháng Tám, Hồng Chương say mê sáng tác văn chương và làm báo

   Đối với văn chương, Hồng Chương cũng đã có tình yêu từ tuổi hoa niên. Ngay từ năm mới 16 tuổi, khi gởi mẹ bài thơ đã  thể hiện lòng yêu nước thiết tha:

Nhưng mẹ! Lòng con đã quyết rồi
Ra đi khi nắng tắt bên đồi
Tình nhà, nợ nước đem cân nhắc
Nặng, nhẹ, bên nào, hỡi mẹ ơi!...

  Và từ khi cuộc kháng chiến chống Pháp mới một năm, ông đã tham gia đội biệt động Đường 9. Và từ cuộc chiến đấu gian lao và anh dũng đã cho ra đời một bài thơ dài mang dáng dấp trường ca "Biệt động đường số 9" của Hồng Chương. Tác phẩm mang hơi hướng của một "tráng sĩ hành" hiện đại về người chiến sĩ mới khi tham gia cách mạng. Những câu thơ mang âm hưởng tráng ca hào sảng ra đời trong khói lửa đường 9 một thời kháng Pháp trên quê hương Quảng Trị

: “Thưở đất nước mịt mù khói đạn/Thân nam nhi dày dạn phong sương/Tuốt gươm cắp súng lên đường/Âm thầm chính khí, hào hùng nước non/Xót quốc biển gia vong lắm lúc/Tím bầm gan sùng sục uất đầy/Vứt đe, quẳng bút, xếp cày/Đoàn quân biệt động từ nay ra đời/Người chiến sĩ ra nơi chiến đấu/Gót rỗ nhăng in dấu hành binh/Sẹo ghi từng trận chiến chinh/Mắt hoe lửa giận, trán khinh hiểm nghèo…”

   Sau khi sáng tác thơ và tiểu thuyết, nhà văn Hồng Chương chuyên tâm với mảng lý luận, phê bình văn học nghệ thuật. Cây bút lý luận phê bình Hồng Chương tỏ ra nhạy cảm, tinh tế trước các hiện tượng văn học. Chẳng hạn khi nhận định về một nhà văn lớn của dòng văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng Tháng Tám : " ...Nguyễn Công Hoan thường tả những cảnh oái oăm vô lý trong xã hội cũ, làm cho người đọc thấy được sự thối nát của xã hội cũ: một bọn người vô tình nhẫn tâm bắt một anh kép hát bông lơn trong lúc cha anh đang hấp hối; một anh phu xe hôm ba mươi Tết kéo phải một chị giang hồ không tiền cũng đi tìm khách; một người mẹ bỏ con nằm một mình để đi theo trai... tất cả tình đời éo le, chua cay đau xót trong xã hội cũ hiện ra dưới ngòi bút Nguyễn Công Hoan.
...Toàn bộ tác phẩm của Nguyễn Công Hoan là cả một pho tài liệu rất quý về "lịch sử xã hội" nước ta thời thuộc Pháp. Vì vậy chúng ta rất quý trọng các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan.

   (Trích "Phương pháp sáng tác trong văn học nghệ thuật". NXB Sự thật, Hà Nội, 1962)

    Cuộc đời của nhà báo, nhà văn Hồng Chương là một tấm gương sống, chiến đấu và lao động trên mặt trận văn hóa tư tưởng.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 17/08/2022 09:50 Lê Vĩnh Nhiên 18/08/2022 08:11
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà