khoa học và môi trường
Danh mục
Khoa học và cuộc sống
NỘI DUNG

Chuyên mục khoa học và môi trường

MC1: Rất vui khi được đồng hành cùng QV&CB trong Chuyên mục khoa học và môi trường kỳ này. Trong Chương trình hôm nay, sau phần tin, mời QV&CB theo dõi Phóng sự ghi nhận về việc “Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Quảng Trị”. Sau đây là phần nội dung chi tiết.

Nhạc cắt

I.Tin tức:

MC2: Hội đồng tư vấn KH&CN đã tiến hành thẩm định thuyết minh đề tài KH&CN cấp tỉnh: “Nghiên cứu bảo tồn và quản lý bền vững loại Hàu răng cưa khổng lồ (Hyotissahyotis, Linnaeus 1758) tại Khu bảo tồn biển Cồn Cỏ”.

Do chưa có quy định về kích cỡ hàu răng cưa nên ngư dân đang khai thác hàu răng cưa ở Cồn Cỏ một cách quá mức dẫn đến số lượng hàu trên đảo có dấu hiệu giảm sút nghiêm trọng. Tại Hội đồng, đơn vị thực hiện đề tài đã trình bày các nội dung như: nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố và hiện trạng nguồn lợi, khả năng khai thác bền vững, bản đồ khoanh vùng bảo tồn và vùng khai thác của loài hàu răng cưa khổng lồ ở vùng biển đảo Cồn Cỏ; thử nghiệm sinh sản nhân tạo Hàu răng cưa để duy trì và bổ sung nguồn giống tại Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ; nghiên cứu, thử nghiệm mô hình nuôi hàu răng cưa khổng lồ trên bãi tự nhiên quanh đảo dựa trên sự đồng quản lý của Khu Bảo tồn biển và người dân để phục vụ phát triển du lịch tại đảo Cồn Cỏ. Từ đó, đề xuất một số giải pháp như quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững nguồn lợi hàu răng cưa hợp lý nhằm góp phần bảo tồn nguồn lợi sinh vật trong vùng biển Cồn Cỏ.

MC1: Vừa qua, Hội đồng tư vấn KH&CN đã tiến hành thẩm định thuyết minh dự án KH&CN cấp tỉnh:“Xây dựng mô hình thử nghiệm nuôi thâm canh cá chim vây vàng theo hướng VietGap gắn với tiêu thụ sản phẩm”.

Mục tiêu dự án hướng đến sản xuất thử nghiệm cá chim vây vàng đáp ứng tiêu chuẩn VietGap, tăng giá trị sản phẩm trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Tăng tỉ lệ sống, an toàn dịch bệnh khi nuôi, tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế cho hộ nuôi trồng thuỷ hải sản trên địa bàn tỉnh. Quy mô diện tích dự án sản xuất thử nghiệm là 4000 m2, số lượng giống dự kiến thả 12000 con, sản lượng ước đạt 4,2 tấn, năng suất đạt 10,5 tấn/ha. Phát triển mô hình  liên kết nuôi và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Dự kiến, kết quả mô hình dự án làm cơ sở thực tiễn để chỉ đạo nhân rộng diện tích nuôi cá chim vây vàng theo quy mô công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Nhạc cắt

MC2: Thưa QV&CB! Nông nghiệp hữu cơxu hướng tất yếu để xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Vai trò của nông nghiệp hữu cơ nhằm mục đích duy trì sức khỏe của hệ sinh thái và các sinh vật từ các sinh vật có kích thước nhỏ nhất sống trong đất đến con người. Trong đó, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp hữu cơ được coi là giải pháp tối ưu xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Tại Quảng Trị, để hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ, Tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, mang lại những hiệu quả thiết thực trong thực tiễn.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Quảng Trị

          MC1:  Ứng dụng CNSH là xu thế tất yếu nhằm tạo ra những đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp, hướng tới phát triển nền nông nghiệp sạch, hiện đại và bền vững. Việc Xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ sẽ tạo ra các sản phẩm sạch, an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường bền vững, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao. Việc ứng dụng CNSH, các chế phẩm vi sinh vật sẽ góp phần thay thế việc sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong trồng trọt bằng việc sử dụng phân hữu cơ; phân lập vi sinh vật có lợi để sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Bên cạnh đó, hướng phòng trừ bệnh sinh học đã và đang được nghiên cứu cho ra các chế phẩm sinh học có nhiều triển vọng để phòng trừ các loại nấm gây bệnh hại cây trồng, giúp cây trồng phát triển tốt hơn, làm cho tác nhân gây bệnh không kháng thuốc, an toàn với môi trường sinh thái, phù hợp với xu hướng an toàn nông nghiệp. Bà Nguyễn Hồng Phương – PGĐ Sở NN&PTNT Quảng Trị cho biết:

          Băng ghi âm

MC2: Việc phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học không chỉ là chủ trương, định hướng mà đã trở thành giải pháp hữu hiệu để phát triển nhanh, bền vững trong các ngành, lĩnh vực, tổ chức sản xuất có liên quan đến sinh học, cũng như tại tất cả các địa phương trong toàn quốc. Sở Khoa học và Công nghệ thông qua việc đặt hàng nghiên cứu thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ sinh học mới vào sản xuất. Hiện tại, Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin Khoa học và Công nghệ Quảng Trị đã sản xuất thành công 6 loại chế phẩm vi sinh phục vụ sản xuất và đời sống.  Đồng thời, thúc đẩy chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ ứng dụng các công nghệ sinh học mới trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh hoặc tạo ra sản phẩm mới trong các doanh nghiệp và người dân. Tiêu biểu là mô hình Trồng lúa hữu cơ để sản xuất sản phẩm mang thương hiệu “Gạo hữu cơ Sepon”. Đây là mô hình sản xuất lúa hữu cơ tiên phong của tỉnh, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu qua thị trường Châu Âu và Mỹ. Ông Lê Văn Tuyển – Giám đốc nhà máy Viên năng lượng Cam lộ thuộc Công ty cổ phần tổng công ty thương mại Quảng Trị cho biết:

Băng ghi âm

MC1: Để làm được lúa hữu cơ đúng tiêu chuẩn xuất đi nước ngoài cần phải có sự nỗ lực và chuyên nghiệp từ khâu làm đất, trồng đến chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản với yêu cầu đòi hỏi nghiêm ngặt đáp ứng hoàn toàn các tiêu chí hữu cơ. Vì vậy, doanh nghiệp đã hợp tác Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị, Trường Đại học Khoa học Huế, Trung tâm Khuyến nông tỉnh… nghiên cứu và thành lập xưởng sản xuất phân bón vi sinh chuyên dùng cho cây lúa; nhập máy cấy lúa, máy bay không người lái phun các chế phẩm hữu cơ chăm sóc lúa; lắp ráp dây chuyền sản xuất các chế phẩm từ các sản phẩm nông nghiệp như: gừng, ớt, tỏi, cá rô phi… dùng làm chế phẩm sinh học trừ sâu cho cây lúa. Tích cực ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất Công ty đã đạt nhiều kết quả quan trọng, tạo ra các sản phẩm có giá trị và chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, thúc đẩy và nhân rộng việc Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh. Ông Lê Văn Tuyển, giám đốc nhà máy viên năng lượng Quảng Trị, công ty cổ phẩn Tổng công ty thương mại Quảng Trị cho biết:

Băng ghi âm

 

Ông Trần Thiềm, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết thêm:

Băng ghi âm

MC2: Mục đích hàng đầu của nông nghiệp hữu cơ là tối đa hóa sức khỏe và năng suất của các cộng đồng độc lập về đời sống đất đai, cây trồng, vật nuôi và con người. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ sinh học, trong đó có công nghệ vi sinh vào sản xuất đã mang lại những tác dụng to lớn cho ngành nông nghiệp với những ưu điểm vượt trội. Góp phần hạn chế dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thay đổi tập quán canh tác lạc hậu sang canh tác hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất của nông dân.

MC1: QV&CB thân mến! Chuyên mục Khoa học và môi trường đến đây là kết thúc. Chuyên mục do… thực hiện. Cảm ơn QV&CB đã quan tâm lắng nghe! Xin chào và hẹn gặp lại trong các chương trình sau./.

Đón nghe:

Nông nghiệp hữu cơxu hướng tất yếu để xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Trong đó, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp hữu cơ được coi là giải pháp tối ưu xây dựng nền nông nghiệp nước ta phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. Tại Quảng Trị, để hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ, Tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, mang lại những hiệu quả thiết thực trong thực tiễn. Chuyên mục khoa học và môi trường được phát sóng vào 11h10’ thứ 6 ngày 30/9 trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị. Mời QV & các bạn đón nghe.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 29/09/2022 09:06 Lê Vĩnh Nhiên 06/10/2022 10:08
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà