Tạp chí VNCN 11.12
Danh mục
Tạp chí văn nghệ chủ nhật
NỘI DUNG

Tạp chí Văn nghệ chủ nhật 11.12.2022

PTV: Kính chào Quý vị và các bạn!

Chương trình hôm nay có các nội dung chính sau đây:

- Cô giáo Quảng Trị đoạt giải Nhì cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến

-Người dân Hướng Hóa lưu giữ 412 nhạc cụ truyền thống

- Ý nghĩa Tour du lịch văn học “Tìm hiểu nhà thơ Chế Lan Viên - từ quê hương đã hoá tâm hồn”

- Ấn phẩm: “Người gieo hạt và những mùa hoa”

*Tiểu mục Dọc đường văn nghệ có bài viết:

- Nguyễn Văn Dùng với thế giới thi ca

-Quê hương trong những sáng tác của văn nghệ sỹ Quảng Trị xa quê

Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình

           

Nhạc cắt

1.  Thưa Quý vị và các bạn! Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng cuộc thi giới thiệu sách trực tuyến năm 2022 với chủ đề: “Sách và khát vọng cống hiến”. Lựa chọn giới thiệu cuốn sách “Huyền thoại Thành Cổ Quảng Trị (81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa – 1972)”, cô giáo Phạm Thị Thúy Hồng, công tác tại Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành, TP. Đông Hà đã vinh dự đoạt giải Nhì.

Tại buổi lễ, ban tổ chức đã trao 3 giải Xuất sắc, 9 giải Nhất, 18 giải Nhì, 30 giải Ba, 90 giải Khuyến khích và 15 giải Chuyên đề cho các bài dự thi đạt chất lượng cao. Cô giáo Phạm Thị Thúy Hồng vinh dự đoạt giải Nhì. Đây là phần thưởng ý nghĩa cho sự nỗ lực của cô Thúy Hồng và ekip đến từ Trường Tiểu học Nguyễn Tất Thành.

Cô Thúy Hồng cho biết, việc lựa chọn giới thiệu cuốn sách “Huyền thoại Thành Cổ Quảng Trị (81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa - 1972)” chính là muốn góp phần giúp mọi người hiểu hơn về lịch sử hào hùng của mảnh đất, con người Quảng Trị.

2. Hò là một loại hình dân ca cổ truyền của người Việt. Ở Quảng Trị, hò là một loại hình văn hóa phi vật thể ra đời khá sớm và hiện diện ở hầu khắp các làng quê ở tỉnh Quảng Trị.

Các điệu hò Quảng Trị có giai điệu hay, lối ca hát tự nhiên và đặc biệt là tính phổ biến rất cao trong cộng đồng của các điệu hò. Theo các nhà nghiên cứu nhận định, lịch sử hình thành và nguồn gốc dân cư vùng Bình Trị Thiên nói chung và Quảng Trị nói riêng, về cơ bản là những cư dân từ vùng Nghệ Tĩnh di cư vào. Chính vì thế, phương ngữ Nghệ Tĩnh và phương ngữ Bình Trị Thiên có những đặc điểm khá giống nhau dù mỗi vùng có những nét khu vực nhất định. Nội dung các điệu hò Quảng Trị, ngoài phản ánh giá trị nghệ thuật diễn xướng, còn phản ánh giá trị văn học dân gian, tư tưởng và thực trạng xã hội, tình cảm và giá trị con người, đời sống vật chất và tinh thần, trong từng giai đoạn lịch sử.

3. Theo thông tin từ UBND huyện Hướng Hóa, cùng với các cấp, ngành, đơn vị liên quan, thời gian qua, nhiều người dân trên địa bàn đã chung tay bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.

Qua khảo sát, toàn huyện Hướng Hóa hiện có 412 nhạc cụ truyền thống của người Vân Kiều, Pa Kô đang được lưu giữ tại các hộ gia đình,  chủ yếu là cồng chiêng, khèn, sáo, trống, tù và, thanh la…Phần lớn nhạc cụ truyền thống kể trên do các nghệ nhân sinh sống trên địa bàn huyện chế tác.

 

Nhạc cắt

PTV: Thưa Quý vị và các bạn! Như trong chương trình Tạp chí VN tuần trước, chúng tôi đã thông tin cùng Quý thính giả tour du lịch văn học “Tìm hiểu nhà thơ Chế Lan Viên - từ quê hương đã hoá tâm hồn” được tổ chức bởi Amazing English Tour cùng Tạp chí Cửa Việt và “Câu lạc bộ thủ lĩnh thanh niên” trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Đông Hà đã diễn ra tại nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên ở xã Thanh An, huyện Cam Lộ với sự tham gia của gần 50 học sinh trên toàn tỉnh. Đây là ý tưởng mới nhằm đưa văn học gần gũi với du lịch, giúp học sinh cảm thấy yêu thích văn chương hơn qua các hoạt động ngoại khoá.

Trích CLV:

Tìm hiểu nhà thơ Chế Lan Viên - từ quê hương đã hoá tâm hồn

Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan, sinh năm 1920, tại Cam Lộ, Quảng Trị. Ông lớn lên và đi học ở Quy Nhơn, Bình Định. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 12, 13 tuổi. Năm 17 tuổi, với bút danh Chế Lan Viên, ông xuất bản tập thơ đầu tay "Điêu tàn". Từ đây, tên tuổi của ông vụt sáng trên thi đàn Việt Nam.

Trích CLV:

Đến với nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên, gần 50 bạn học sinh đến từ trường Chuyên Lê Quý Đôn và nhiều trường khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với một tình yêu dành cho thơ ca, văn chương, tất cả quy tụ lại trong Tour văn học “Tìm hiểu nhà thơ Chế Lan Viên - từ quê hương đã hoá tâm hồn” ngày hôm qua. Thắp nén hương tưởng nhớ và nguyện cầu, các em học sinh đã được nghe các cô giáo Ngữ văn Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn chia sẻ thêm thông tin về sự nghiệp và cuộc đời của nhà thơ Chế Lan Viên - người con ưu tú của quê hương Quảng Trị- nhà thơ ấy đã làm nên một chất rất riêng trong phong trào Thơ mới, đã đi từ thế giới "trường thơ loạn" đến "nhân dân, đất nước, cách mạng" cà cả những đời sống thế sự lẫn "cái tôi" trong thi ca của mình. Tour du lịch văn học “Tìm hiểu nhà thơ Chế Lan Viên - từ quê hương đã hoá tâm hồn” là một mô hình mới cả nội dung lẫn hình thức dạy văn học, lần đầu tiên được tổ chức tại Quảng Trị.

P/v: Cô giáo Nguyễn Thị Tâm- Giáo viên ngữ văn, Bí thư đoàn trường, chủ nhiệm câu lạc bộ thủ lĩnh thanh niên Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, TP Đông Hà cho biết:

Trích băng

Sau hơn 2 giờ được trải nghiệm tại nhà lưu niệm nhà thơ Chế Lan Viên, tour du lịch văn học “Tìm hiểu nhà thơ Chế Lan Viên - từ quê hương đã hoá tâm hồn” đã góp phần bổ túc thêm kiến thức về nhà thơ Chế Lan Viên nói riêng, văn học nói chung và tạo được cảm xúc tích cực cho các em học sinh về văn học.

P/v: Em Hoàng Minh Thư- Lớp 11 Văn Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Đông Hà chia sẽ

p/v: Em Nguyễn Thảo Nhi- Lớp 11 Tin Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Đông Hà nói:

P/v: Em Hoàng Thị Anh Thư- Lớp Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Đông Hà cho rằng:

Nhà thơ Chế Lan Viên là người con luôn nặng lòng với quê hương Quảng Trị. Trong cuộc đời sáng tác của mình, ông đã để lại nhiều tác phẩm giá trị ở cả thể loại thơ, văn, tiểu luận phê bình, trong đó, có những tác phẩm được nhiều thế hệ độc giả yêu mến như: “Người đi tìm hình của nước”, “Tiếng hát con tàu”, “Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?”... Ghi nhận, tôn vinh những đóng góp nổi bật của nhà thơ đối với đất nước và văn học nghệ thuật, Đảng và Nhà nước đã tặng nhà thơ Huân chương Độc lập hạng Hai; truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật với cụm tác phẩm: “Ánh sáng và phù sa”, “Hoa ngày thường - Chim báo bão”, “Những bài thơ đánh giặc,” “Đối thoại mới”, “Hoa trước lăng Người”…

Trích sáng tác của Chế Lan Viên

Vận dụng sáng tạo mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”, những năm gần đây, các trường học trong cả nước đã đẩy mạnh giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử qua các tour du lịch trải nghiệm và bước đầu đạt được những kết quả tích cực như: Khơi gợi niềm yêu thích, say mê của học sinh đối với môn lịch sử; nâng cao sự hiểu biết về truyền thống lịch sử, văn hóa của đất nước, địa phương, lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc.Tour du lịch văn học “Tìm hiểu nhà thơ Chế Lan Viên - từ quê hương đã hoá tâm hồn” là tour du lịch văn học thứ 2 được tổ chức trên phạm vi toàn quốc và cũng là tour du lịch văn học đầu tiên về nhà thơ Chế Lan Viên.

P/v: Cô giáo Nguyễn Thị Tâm- Giáo viên ngữ văn, Bí thư đoàn trường, chủ nhiệm câu lạc bộ thủ lĩnh thanh niên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Đông Hà cho biết:

Trích băng

Việc tổ chức các chương trình tour, tuyến du lịch trải nghiệm thực tế như tour du lịch văn học vừa qua là một hình thức giáo dục hiệu quả, gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo hiệu ứng tốt cho học sinh chủ động tìm hiểu lịch sử, văn hóa của địa phương để từ đó biết trân trọng những giá trị truyền thống, góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả, thiết thực hơn ở thế hệ trẻ. Đồng thời, qua chương trình trải nghiệm, còn rèn luyện tinh thần đồng đội, tính chủ động, sự khéo léo trong xử lý tình huống - những kỹ năng cần thiết của cuộc sống hiện đại cho các em học sinh. Với Tour du lịch văn học Tìm hiểu nhà thơ Chế Lan Viên - từ quê hương đã hoá tâm hồn thực sự là phương pháp học tập sinh động và mới mẻ giúp học sinh có những cảm nhận sâu sắc hơn về con người và sự nghiệp của nhà thơ Chế Lan Viên. Đồng thời, góp phần đưa các tác giả đến gần hơn với học sinh, giúp các em tăng thêm niềm yêu thích và hứng thú với văn học.

Trích sáng tác của CLV

PTV: Quý vị và các bạn thân mến! Chúng ta vừa đến với 1 trích đoạn bài thơ Tiếng hát con tàu của nhà thơ CLV. Vâng! Có thể nói để đưa tri thức niềm đam mê học tập đến với các em học sinh là sự nỗ lực âm thầm không mệt mỏi của các thầy cô giáo- những người luôn truyền lửa cho các học trò của mình thông qua những bài giảng, những phương pháp giảng dạy mới mẻ. Đó cũng là cảm hứng để Sở GD&ĐT phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh mở trại sáng tác văn học và âm nhạc và cho ra mắt ấn phẩm: “Người gieo hạt và những mùa hoa” những ngày vừa qua. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về cuốn sách này qua những chia sẽ cùng nhà thơ Nguyễn Văn Dùng- Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị qua phần trò chuyện cùng pv Ánh Tuyết.

1.Thưa nhà thơ NVD! Là đơn vị phối hợp với Sở giáo dục trong quá trình tuyển chọn các tác phẩm để in thành sách “Người gieo hạt và những mùa hoa”, xin ông chia sẽ về cuốn sách này?

2. Vâng! Cuốn sách là sự tập hợp những sáng tác của các thầy cô giáo, các văn nghệ sỹ ca ngợi sự nghiệp “trồng người”. Điều khiến ông cảm thấy xúc động nhất trong cuốn sách này là gì?

3. Với nhà thơ Nguyễn Văn Dùng! Ông đã tham gia tác phẩm nào trong cuốn sách này ạ?

Trích

4. Thưa ông! Ấn phẩm“Người gieo hạt và những mùa hoa” ra đời sẽ có ý nghĩa ntn trong việc thể hiện chân dung của những nhà giáo trong sự nghiệp trồng người ạ?

Xin cảm ơn những chia sẽ của nhà thơ NVD.

Trích

PTV:  Thưa Quý vị và các bạn! Chúng ta vừa đến với cuộc trò chuyện cùng Nhà thơ Nguyễn Văn Dùng- Chủ tịch Hội VHNT Quảng Trị. Ông sinh ra và lớn lên ở quê nhà Vĩnh Giang, Vĩnh Linh.  NVD là một nhà  thơ gần gũi với nhiều bạn đọc Quảng Trị. Gần cả cuộc đời miệt mài với thi ca, nhà thơ Nguyễn Văn Dùng đã xuất bản nhiều tập thơ như : Tự tình, Thương miền nắng gió, Hình như, Khoảng trời riêng, Lục bát tặng mình, Gió cuối miền và Khúc hát sông Hiền nhận được nhiều giải thưởng trung ương và địa phương. Để hiểu rõ hơn về những tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Văn Dùng, trong Tiểu mục Dọc đường văn nghệ hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu đôi điều về thơ Nguyễn Văn Dùng qua bài viết của Khôi Nguyên.

                     ĐỌC THƠ NGUYỄN VĂN DÙNG.

   Hễ nhắc đến nhà thơ Nguyễn Văn Dùng là người ta nhắc đến hai câu thơ quen thuộc với công chúng trong bài “Giếng” của ông : “Em ra giếng gánh nước trong/Còn tôi ra giếng để không làm gì”. Hai câu thơ có duyên, vừa tình tứ lại vừa cắc cớ thi sĩ như chính tác giả, trong chừng mực nào đó làm nên “thương hiệu” Nguyễn Văn Dùng, dù ông đã làm rất nhiều thơ và tôi đồ rằng đó cũng chưa hẳn là những câu thơ chọn lọc nhất của ông.

   Dễ thấy rằng tâm cảm quê hương là dòng thơ chủ đạo của nhà thơ Nguyễn Văn Dùng. Ngay tập thơ mới nhất vừa xuất bản gần đây  “Khúc hát sông Hiền” cũng cho thấy điều này. Nhan đề nhiều, rất nhiều bài thơ của ông cũng chứng thực cho tình yêu quê hương của ông. Trong bài “Thương miền nắng gió”, tác giả mô tả quê hương với những chi tiết chân thực từ đời sống:

   Ở nơi này, anh nhớ nhiều về em

  Chao ! Cái nắng quê mình như lửa đốt

   và cái gió miền Trung như bão giật

   cái mưa xứ mình như thác đổ triền miên.

    Hay khi đứng trước “Sa Lung bên lở bên bồi” hồn thơ như trẻ lại với những đam mê, day dứt  như thời trai trẻ với câu kết bất ngờ thi sĩ  nhớ tiếc một dòng sông ký ức:

   Một ngày trời đất hao hanh

   Quên câu thơ cũ em thành cô dâu

   Xênh xang áo váy qua cầu

   Con sông gầy guộc bạc đầu nhớ thương...!

     Nhưng thơ Nguyễn Văn Dùng không chỉ đơn thanh, đơn sắc theo lối bộc bạch dân dã có phần quê kiểng. Có những bài thơ lục bát đầy đặn càm xúc và dụng công trau chuốt nên vẫn khá hay theo cách Nguyễn Văn Dùng. Như khi ông cũng nặng lòng với một nhà văn quê hương nên sáng tác bài thơ “Hoa phù dung” tặng Hoàng Phủ Ngọc Tương.

   Với tay hái đóa phù dung

   Ai hay hoa đã tận cùng hư vô

   Tháng năm nông nổi dại khờ

   Hình như sương trắng nhuộm bờ heo may.

    Viết như vậy có thể xem cũng là một tình cảm tri âm của nhà thơ Nguyễn Văn Dùng đối với Hoàng Phủ Ngọc Tường, bởi tinh tế thấu cảm những nỗi lòng nhau nhiều khi không dễ nói, hoặc không dễ gì nói hết.

   Phù dung nay đã về đâu

   Có người vò võ đêm thâu ngày dài

   Phập phồng hơi thở bên tai

   Nghe mong manh tiếng gót hài làm tin.

    Cũng như có đôi lần thơ ông đột biến giọng điệu khác lạ, cách lập ý, lập ngôn cũng khác khiến người đọc không khỏi ngỡ ngàng và thú vị trước một đột biến thơ của Nguyễn Văn Dùng. Bài thơ “Một vạn ngày”  là một dẫn dụ sinh động.

   Anh đã mất một vạn ngày để yêu em

   Anh không muốn mất thêm một vạn ngày để quên em được nữa

   Qũy thời gian của anh không còn nhiều chỉ tính bằng cơm bữa

   Dù chẳng còn bao nhiêu với anh vẫn quý giá vô cùng.

    Hy vọng rằng, bằng tình yêu với thơ; Nguyễn văn Dùng sẽ tiếp tục thăng hoa trên từng trang viết để có thêm nhiều những thi phẩm được công chúng đón nhận và yêu mến.

Trích bài hát: Sóng vỗ Cửa Tùng

PTV: Quý vị và các bạn thân mến!  Quảng Trị là vùng đất gắn liền với khá nhiều tên tuổi của các văn nghệ sỹ nổi tiếng trong cả nước. Không chỉ những nghệ sỹ sống và sáng tác ngay trên chính quê nhà Quảng Trị mà có những người con dù xa quê nhưng vẫn đau đáu với những cảm xúc khi nhớ về quê hương và đó là chất liệu để họ có những sáng tác thật hay gắn với những câu chuyện về mảnh đất chon nhau cắt rốn. Phần cuối chương trình là bài viết của nhà báo Xuân Dũng giới thiệu về 2 gương mặt văn nghệ sỹ Quảng Trị xa quê với những sáng tác văn chương. Chúng ta cùng nghe

ĐAM MÊ VĂN CHƯƠNG VÀ TRUYỆN NGẮN.

 Nhà văn nữ Trần Thanh Hà thành công với thể loại truyện ngắn gây được tiếng vang trên văn đàn cả nước. Chị đã giành được các giải thưởng như: giải nhất cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1996, giải nhất cuộc vận động sáng tác "Văn học cho tuổi trẻ" Nhà xuất bản Thanh niên 1994-1996... Những trang viết của nhà văn Trần Thanh Hà luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

      Truyện ngắn "Sông ơi" khá tiêu biểu cho bút pháp Trần Thanh Hà. Đó là lối kể chuyện truyền thống mang màu sắc dân gian quen thuộc trong văn học Việt Nam hiện đại với nhiều chi tiết đan cài. Tác giả lấy bối cảnh từ một vùng quê Vĩnh Linh-Quảng Trị, nơi nhà văn có nhiều kỷ niệm và vốn sống. Nhân vật chính xưng "tôi" cũng là một cô gái của dòng họ Trần ở một ngôi làng bảy nổi ba chìm với những biến thiên tao loạn của lịch sử và sự long đong, khắc khoải của mỗi phận người. Từ bà nội đến mẹ của nhân vật chính cũng như cuộc đời của cô gái này đều bất hạnh, cô đơn và khao khát tình yêu. Cả đời họ sống và kiếm tìm một bến bờ yêu thương đích thực nhưng rốt cuộc cũng chỉ đứng bên này của dòng sông - dòng đời, không qua được bên kia-nơi bến bờ mơ ước. Cả những cày xới ham hố, chụp giật của cơ chế thị trường cũng làm biến dạng gương mặt làng quê, để lại nhiều âu lo, day dứt. Đoạn kết là khát vọng khắc khoải mang đầy nữ tính của nhân vật ở ngôi thứ nhất:

  "Chèo đò bẻ bắp bên sông...

  Giật mình. Chợt như bà ngồi hát đâu đây trong nắng gió chiều nay. Vật đổi sao dời mà trước tầm mắt, cái bờ cây phía bên kia sông vẫn một màu xanh thẳm. Hai chục năm ra đi, từng cười từng khóc vẫn chưa bao giờ tôi bơi qua con sông ấu thơ để chạm môi lên phiến lá đầu tiên của bờ cây xanh thẳm. Ôi bờ cây của tôi..."

  Trong những người viết truyện ngắn xa quê thì Tạ Nghi Lễ là một tác giả cũng đã có những thành công đáng chú ý. Anh đã xuất bản một số tập truyện ngắn cũng được dư luận ít nhiều chú ý. Truyện ngắn "Lời nguyền khắc nghiệt" cũng là một tác phẩm khá điển hình cho cách viết của Tạ Nghi Lễ.  Anh vẫn thường khai thác đề tài quá khứ, những trải nghiệm cá nhân và bi kịch gia đình trong những cơn lốc của lịch sử có tên gọi là chiến tranh. Câu chuyện được mở đầu ở thì hiện tại khi kể về người cha: "Khi tôi viết những dòng này thì cha tôi đã trở lại trại. Nhìn dáng ông đi trong chiều, tự dưng tôi muốn khóc. Cả một quá khứ  của cha tôi bỗng hiện về trong trí óc tôi..."

      Người cha có gia tộc quyền thế ở nông thôn, lớn lên giữa thời buổi nước non chia cắt rồi ông lao vào binh nghiệp. Cuộc sống gia đình tan nát, rệu rã khi người chồng sau khi đi trận thì lao vào lạc thú,lại có thêm vợ bé, còn người vợ cả thì chán chường tìm quên trong rượu, người con trai lại theo bạn bè đàn đúm và nghiện ma túy. Chỉ còn người con gái-tức nhân vật chính xưng "tôi" trong truyện là đủ tỉnh táo và thiện lương để níu kéo một gia đình đang bên bờ vực thẳm. Kết thúc câu chuyện là khi nước nhà thống nhất, người cha ân hận vì nhiều chuyện mình đã làm, lần đầu tiên trong đời ông bật khóc. Truyện ngắn hé mở một lối ra khi mọi chuyện tưởng chừng đã rơi vào ngõ cụt trong bể dâu thế sự.

Và vẫn còn đó nhiều trang viết, nhiều câu chuyện của những người con Quảng Trị xa quê đã để lại những cảm xúc khó quên trong lòng người đọc. Quảng Trị đã và vẫn sẽ là đề tài quan trọng, khơi gợi bao niềm cảm hứng dài lâu cho văn học quê nhà.

   Trích bài hát: Quảng Trị yêu thương; TB: Vân Khánh

PTV: Chào cuối

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Cao Thị Ánh Tuyết 05/12/2022 21:42 Lê Vĩnh Nhiên 06/12/2022 13:40

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà