sắc màu văn hóa - Đời sống
Danh mục
Sắc màu Văn hóa - Đời sống
NỘI DUNG

QRTV Giới thiệu: Thưa quý vị, tiếp tục với việc tìm hiểu Di sản văn hóa Quảng Trị với văn hoá, lịch sử mang đậm đà bản sắc của vùng đất kiên cường, để hòa nhập vào dòng chảy chung của đất nước. Chuyên mục “ Sắc màu Văn hóa và Đời sống” với chủ đề “ Những nét đặc sắc văn hóa Quảng Trị- Làn điệu dân ca” sẽ giới thiệu đến quý thính giả những câu chuyện, những sắc màu văn hóa trong đời sống nhân dân qua hàng trăm năm nay. Chương trình được phát sóng vào lúc 14 h 30 ngày chủ nhật  11/12/2022. Kính mời quý vị quan tâm đón nghe

 

CHƯƠNG TRÌNH ‘ SẮC MÀU VĂN HÓA & ĐỜI SỐNG”

( SỐ 11/12/2022)

Lời xướng + Nhạc hiệu chương trình

 Kính chào quý vị và các bạn, quý vị và các bạn đang lắng nghe chương trình “Sắc

màu văn hóa- đời sống” được phát trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

 Thưa quý vị, tiếp tục với việc tìm hiểu Di sản văn hóa Quảng Trị với văn hoá, lịch sử mang đậm đà bản sắc của vùng đất kiên cường, để hòa nhập vào dòng chảy chung của đất nước. Chuyên mục “ Sắc màu Văn hóa và Đời sống” với chủ đề “ Những nét đặc sắc Làn điệu dân ca trong văn hóa Quảng Trị-” sẽ giới thiệu đến quý thính giả những câu chuyện, những sắc màu văn hóa trong đời sống nhân dân qua hàng trăm năm nay. Kính mời quý vị quan tâm đón nghe

 

           Nhạc cắt + Lời xướng tiểu mục “Sắc màu văn hóa”

File lý Mười thương- Nghệ sĩ – Trích một đoạn ngắn đầu

Trong bài đọc của MC kỷ thuật cho ghép lồng giai điệu Lý này

Quý vị vừa nghe ca sỹ Vân Khánh- người Quảng Trị ngâm bài Lý Mười thương

Thưa quý vị, Lý là một thể loại đặc sắc trong dân ca Bình-Trị-Thiên, chính xác hơn là Trị-Thiên. Nếu Hò là loại thể dân ca gắn bó với môi trường lao động, mang đậm yếu tố dân gian, thì Lý, trong âm nhạc cổ truyền “Xứ Huế”, là một gạch nối giữa hai thành phần cổ truyền dân gian và cổ truyền chuyên nghiệp.

 

Có những nhận xét về âm nhạc của một vài điệu Lý tiêu biểu: Điệu lý Hoài nam dùng thủ pháp mô phỏng, không có những bước nhảy rộng trong giai điệu”; điệu lý Năm canh “có tốc độ chậm, dàn trải, với những bước nhảy lớn ở âm khu trầm, nghe càng rõ tính chất cô đơn, hiu quạnhCác điệu lý phần nhiều được cấu trúc theo thể nhạc đơn giản – thể nhạc một đoạn – hợp với khổ thơ lục bát.

File lý Mười thương- Nghệ sĩ – Trích một đoạn ngắn sau

Luận từ sử sách để suy ra, các thể loại dân ca có lề lối thủ tục, có môi trường diễn xướng đặc hữu của miền Bắc cội nguồn trên vùng đất châu Ô, châu Rí xưa. Đó là các thể loại, các lối hát đặc trưng chỉ phát triển nhiều nhất là từ Trị-Thiên trở vào, như thể  và các lối hát, hò tín ngưỡng của cư dân vùng duyên hải, trong đó có Quảng Trị như ở vùng biển bãi ngang Gio Linh: Trung Giang, Gio Hải… qua các làn điệu hát Bả trạo, hò Đưa linh v.v…

Nghệ nhân sĩ ưu tú về lĩnh vực văn hóa dân gian ông Vũ Mạnh Thi hiện sinh sống tại thôn Mai Xá, Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị cho biết ( Trích Băng)

 

Mặc dù còn những tồn tại về phương hướng, phương pháp trong một số bài nhưng nhìn chung những khảo cứu dân ca khu vực Bình-Trị-Thiên trong thời kỳ này đã để lại một hệ thống, một kho tàng tư liệu quý giá các thể loại, giới thiệu cho công chúng biết được giá trị nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Chính những điều này đã tạo cơ sở, phương hướng mang ý nghĩa “mở lối, dẫn đường” cho các nhà nghiên cứu âm nhạc thế hệ kế tiếp của thế kỷ XXI.

File lý Mười thương- Nghệ sĩ

 

                                                        NHẠC CẮT

file hát nhạc lễ hội 2 Một đoạn ngắn

MC: Kính thưa quý vị va các bạn. Quý vị và các bạn vừa nghe một giai điệu hát A Dền với sự hòa âm của các nhạc cụ cổ truyền trong một lễ hội của đồng bào Pakô ở miền tây Quảng Trị

Dân tộc Pa Kô được biết đến là một cộng đồng dân tộc có các đặc trưng văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú và đa dạng. Bên cạnh các lễ hội với những phong tục tập quán độc đáo, thì nguời Pa kô có một kho tàng các làn điệu dân ca dân vũ phong phú với nhiều loại hình khác nhau Điều dễ thấy nhất trong âm nhạc dân gian của người Pa kô là các tiết tấu trong âm nhạc vũ điệu luôn tràn ngập hơi thở của cuộc sống. 

Trong quá trình lao động sản xuất, người Pakô sản sinh ra những loại hình âm nhạc dân gian phong phú, thể hiện rõ nét trong các hoạt động lễ hội hàng năm như: lễ cúng trời đất, cúng lúa mới, mừng làng mới, nhà mới....Trong các lễ hội đó, người Pa kô thường gửi gắm những tình cảm của mình đến trời, đất bằng các lời ca, tiếng hát, bằng các làn điệu dân ca truyền thống như : Cha chấp, A dên, oát, tà ôi...Người Pa kô cũng sáng tạo và sưu tầm các loại nhạc cụ để phụ họa cho các làn điệu như: A mam, Ăng kêm, A bel, Ta lư, Tăng coi...Đặc biệt, trong các lễ hội của người Pa kô không thể thiếu tiếng trống, tiếng cồng chiêng, vì theo quan niệm của người Pa kô, tiếng trống, tiếng cồng chiêng vang lên là để thay cho lời chào các đấng thần linh, lời mời dân làng đến cùng chung vui trong dịp lễ hội.

file hát nhạc lễ hội 2 Một đoạn ngắn

 

Điều dễ thấy nhất trong âm nhạc dân gian của người Pa kô là các tiết tấu trong âm nhạc vũ điệu luôn tràn ngập hơi thở của cuộc sống. Nhất là làn điệu Cha Chấp(hát múa giao duyên) đặc trưng nhất của người Pa kô. Những làn điệu này được dùng trong các lễ hội vui tươi, nhộn nhịp của bản làng. Những vũ điệu nhịp nhàng như nhịp sống nơi đây, những lời ca như lời tự sự thể hiện thế giới của con người  Pa kô.

Những làn điệu Cha Chấp mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc với lối hát ví thể hiện cách nói xa, nói gần, ví với trời đất, khe suối, núi non, cây cối…để nói lên tình cảm của mình. Bên cạnh những làn điệu dân ca, người Pa kô cũng có hệ thống nhạc cụ của cũng rất phong phú. Từ cuộc sống gắn với núi rừng, người Pa kô đã sử dụng tre, nứa có sẵn trong thiên nhiên để sáng tạo thành các nhạc cụ. Đặc biệt trong sinh hoạt lễ hội của người Pa kô không thể thiếu một thứ nhạc cụ là tù và. Tù và là loại nhạc khí đặc trưng của người miền núi và làm bằng sừng trâu để thổi. Trong cộng đồng dân tộc Pa kô tù và có ý nghĩa tâm linh quan trọng thể hiện quyền uy của người đứng đầu bộ tộc của thôn bản đó. Vì thế cái sừng càng cong, càng to  thì giá trị càng cao. Trong âm nhạc dân gian tiếng tù và cũng là âm thanh khởi xướng đầu tiên cho các tiết mục.

Anh Hồ Văn Hồi- Hiện nay ở Thị trấn Khe Sanh, Hướng Hóa, Quảng Trị. Một người con của đồng bào Vân Kiều, luôn tìm tòi sưu tầm về bản sắc đồng bào mình. Hiện anh là Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Trị chia sẽ về các làn điệu đồng bào các dân tộc Pako, Vân Kiều như sau ( Trích băng)

Bây giờ dù lên nương hay lên rẫy, dù sinh hoạt lễ hội hay trong lao động sản xuất thì những câu dân ca vẫn gần gũi, đằm thắm, mộc mạc vút bay giữa núi rừng Trường Sơn. Bên ánh lửa bập bùng của những mùa lễ hội, âm thanh tiếng khèn vang vọng núi rừng của  những đêm "Sim", càng  khơi dậy niềm đam mê ca hát  của nhiều thế hệ già trẻ, gái trai. Họ hát dân ca PaKô để thể hiện niềm vui sướng sau những vụ mùa bội thu, hát để thể hiện niềm  hạnh phúc từ tình yêu dân ca  của những con người lao động mộc mạc chân chất. Và đó cũng là niềm tự hào về văn hóa của dân tộc mình.

                                                NHẠC CẮT

File BiểU diễn đàn bầu cả cả NS Ngọc Long. Trích một đoạn ngắn đầu

Thưa quý vị và các bạn, vừa rồi nghệ sĩ trẻ đàn bầu đã thể hiện một giai điệu du dương và trầm ấm cuả đàn bầu. Hiện nay, để chơi hay thể loại âm nhạc cổ tryền này tại Q u ảng Trị rất ít người, phần lớn đề đã lớn t u ổi. Nhưng với sự đam mê cuả mình NGọc Long đã tạo dựng nên một thương hiệu về sử dung cây đàn này khi đang sinh viên tại Huế   Hiện nay Ngọc Long công tác tại Đoàn Nghệ thật Truyền thống tỉnh Quảng Trị.

Đàn bầu được coi là nhạc cụ thuần Việt, độc đáo nhất trong hệ thống các nhạc cụ Việt Nam, và cũng được coi là một trong số những cây đàn độc đáo của thế giới bởi cấu tạo của cây đàn rất đơn giản, với lối diễn tấu không giống bất cứ một nhạc cụ nào, nhưng lại tạo ra được nhiều âm thanh có các cao độ khác nhau với âm sắc trong trẻo, quyến rũ.

File BiểU diễn đàn bầu cả cả NS Ngọc Long. Trích một đoạn ngắn sau

Từ xa xưa cây đàn bầu Việt Nam đã gắn bó với đời sống của người Việt, từ các bản làng xa xôi đến các miền quê hẻo lánh và cho tới các sân khấu lớn trong nước và quốc tế, không đâu là không có sự xuất hiện của cây đàn bầu Việt Nam. Mỗi khi xa quê, dù bất kỳ ở đâu, khi ta nghe một tiếng đàn bầu chúng ta đều thấy lòng mình rộn lên một tình cảm sâu nặng với quê hương. Tiếng đàn bầu đưa chúng ta về bờ tre, gốc lúa, dòng sông con đò, cây đa bến nước và gợi lên biết bao những hoài niệm về tuổi thơ, về những nỗi vui buồn trong cuộc đời. 

Trong số các đàn 1 dây trên thế giới, đàn bầu của Việt Nam được đánh giá là rất đặc sắc, độc đáo, bởi nó là cây đàn duy nhất phát ra âm bồi, không có phím bấm nhưng có thể chơi được tất cả các cao độ, có khả năng trình diễn tất cả các kỹ thuật rung, nhấn, đặc biệt là kỹ thuật luyến láy…

Nói về việc đến với đánh đàn bầu, Ngọc Long tâm sự ( Trích băng- Trả lời câu phỏng vấn 1)

 

Trải qua những bước thăng trầm, chuyển hóa, trong suốt quá trình lịch sử, đàn bầu cũng có những thay đổi. Từ cây đàn đơn giản làm từ một ống bương, hoặc vầu, hoặc mai, ngựa đàn là mảnh sành, mảnh sứ hoặc miếng gỗ cứng, vòi đàn là một que tre dài, dây đàn làm bằng dây móc, dây gai, dây tơ… sau này, đàn bầu được làm bằng gỗ, vòi đàn làm bằng sừng, dây đàn làm bằng hợp kim… Từ chỗ âm lượng nhỏ do thân đàn nhỏ, quả bầu nậm nhỏ, các nghệ nhân hát xẩm đã nghĩ ra cách để lên mặt đàn phía dưới đuôi đàn một thùng sắt tây hoặc một chậu đồng tỳ vào dây đàn để tần số rung của dây đàn truyền trực tiếp vào thùng, do đó âm lượng được phóng to hơn. 

Về phương diện chức năng nghệ thuật, đàn bầu có thể dùng đệm cho hát và ngâm thơ, có thể độc tấu, hòa tấu cùng các nhạc cụ dân tộc khác, và cũng có thể tham gia độc tấu với phần đệm của các nhạc cụ phương Tây, trong đó bao gồm cả việc biểu diễn âm nhạc Việt Nam và âm nhạc nước ngoài. Đàn bầu đã tham gia vào nghệ thuật hát xẩm, vào dàn nhạc chèo, cải lương, đờn ca tài tử Nam Bộ, ban  nhạc Ngũ tuyệt ở Huế. Đàn bầu cũng là một trong số ít nhạc cụ Việt Nam đã được người nước ngoài nghiên cứu đến từ đầu thế kỷ XX. Chngs ta có thể khẳng định rằng, cây đàn bầ không chi góp phần làm vào NT âm nhạc mà còn làm đẹp thêm hình ảnh văn hóa dân tộc Việt Nam.

File BiểU diễn đàn bầu cả cả NS Ngọc Long.

NHẠC CẮT NGẮN

Kính thưa quý vị và các ban. Chương trình “ Sắc màu văn hóa và Đời sống” của Đài PTTH Quảng Trị đến đây kết thúc, chương trình do Việt Hà biên tập. Đỗ Hằng và ……..

thực hiện. Xin kính chào và hẹn gặp lại quý vị trong chương trình sau
File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Việt Hà 06/12/2022 11:12 Lê Vĩnh Nhiên 06/12/2022 13:39
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà