Tạp chí văn hóa Quảng Trị
Danh mục
Sắc màu Văn hóa - Đời sống
NỘI DUNG

Tạp chí Văn hóa Quảng Trị tháng 7

PTV: Xin kính chào Qv & các bạn đang theo dõi tạp chí văn hóa Quảng Trị. Trong chương trình hôm nay sau phần điểm lại những thôn tin văn hóa đáng chú ý, mời Qv & các bạn theo dõi phóng sự: Cam Lộ gìn giữ các làn điệu dân ca. Sau đây là phần nội dung chi tiết.

Nhạc cắt Toàn cảnh văn hóa

Tin 1: Lễ kỷ niệm 55 năm chiến thắng Khe Sanh, giải phóng huyện Hướng Hoá

PTV Dẫn: Tối 7/7, huyện Hướng Hóa long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm Ngày chiến thắng Khe Sanh, giải phóng Hướng Hóa (09/7/1968 - 09/7/2023).

55 năm sau ngày giải phóng, tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ương, của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Hướng Hóa đã đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vươn lên, khắc phục khó khăn, xây dựng lại cuộc sống mới, mang lại những đổi thay hết sức to lớn trên quê hương Hướng Hóa. Tại lễ kỷ niệm, lịch sử hào hùng của Khe Sanh 55 năm trước và sự hồi sinh của Khe Sanh, Hướng Hoá hôm nay được phác họa sinh động qua chương trình chính luận nghệ thuật với chủ đề: “Vang mãi bản hùng ca Khe Sanh- Hướng Hóa”, với các ca khúc về ký ức lịch sử hào hùng; nghĩa tình của dân với Đảng, với cách mạng; nghĩa tình đồng chí, đồng bào; nghĩa tình gắn bó keo sơn của hai dân tộc Việt- Lào anh em…

Tin 2: Chương trình nghệ thuật "Trường Sơn Đông gọi Trường Sơn Tây”

PTV Dẫn:  Nhân kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7 (1947 - 2023), tối 11/7, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực miền Trung - Tây Nguyên (VTV8) tổ chức Chương trình nghệ thuật “Trường Sơn Đông gọi Trường Sơn Tây” với chủ đề “Huyền thoại Việt Nam”. 

“Trường Sơn Đông gọi Trường Sơn Tây” là một trong những chương trình đặc biệt kỷ niệm Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7 của VTV8. Chương trình bắt đầu lên sóng từ năm 2016, đến nay vẫn duy trì nhằm tri ân các anh hùng, thương binh liệt sĩ đã cống hiến máu xương nơi chiến trường, những Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, người có công với cách mạng…

Năm 2023, chương trình được tổ chức tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Đường 9 với chủ đề “Huyền thoại Việt Nam”, với sân khấu phục dựng thực cảnh đặc biệt và sự trình diễn của các tiết mục nghệ thuật thực cảnh kết hợp chất liệu âm nhạc, điện ảnh, truyền hình để phác họa nên một quá khứ hào hùng, hiện tại phồn vinh và tương lai tươi sáng của những vùng đất lịch sử gắn liền với những đau thương, mất mát trong các cuộc trường chinh giải phóng dân tộc và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Tin 3: Giới thiệu Tạp chí Cửa Việt số 346

Thưa QV & các bạn! Từ miền đất khốc liệt trong chiến tranh, Khe Sanh đã hồi sinh mạnh mẽ, trở thành một đô thị trẻ hiền hòa, thân thiện. "Thức tỉnh Khe Sanh" là chủ đề tạp chí Cửa Việt số 346 phát hành tháng 7 năm 2023 với nhiều nội dung về phố núi miền Tây Quảng Trị.

Đến với tạp chị Cửa Việt số 346 độc giả có thể nhìn thấy sự tươi mới ấy trong từng khung cảnh quán xá, giữa núi đồi bao la và thưởng thức ly cà phê trong phóng sự ảnh của Võ Minh Hoàn. Ghi chép "Trăm năm cà phê Khe Sanh" của Thanh Hải. Bút ký "Đồng vọng Đồng Troài"  của Đoàn Duy Long kể về câu chuyện của những người lên rừng đi kinh tế mới từ nửa thế kỷ trước. Cùng thưởng thức vẻ độc đáo, hoang liêu của cảnh sắc "Chênh vênh Sa Mù chùng chình sương" trong bài viết của Võ Phúc An. Bồi hồi ký ức văn nghệ của những con người tài hoa quê hương khi nhắc lại "Kỷ niệm một đêm trong rừng núi"  của Hoàng Phủ Ngọc Phan; "Nhớ ngày nao thầy đưa em vào Huế"  của Nguyễn Xuân Sang. Và những điều tâm linh khó lý giải về "Chuyện ở lễ khởi công xây dựng khu tưởng niệm di tích Thành Cổ năm 1972"  của tác giả Hồ Thanh Thoan. Hai truyện ngắn đề tài chiến tranh cách mạng xúc động trong truyện "Miền cỏ ngủ" của Diệp Anh; "Nắm đất ở Trường Sơn" của Vũ Thị Huyền Trang. Các sáng tác thơ âm hưởng núi đồi của Nguyễn Văn Dùng, Nguyễn Tường Thuật, Yên Mã Sơn, Lê Đàn, An Hải, Xuân Liệu.

Số báo còn nhiều bài viết hay, các sáng tác văn học nước ngoài, trang viết học đường. Mời quý vị và các bạn tìm đọc Cửa Việt số 346 phát hành tháng 7 năm 2023.

Nhạc cắt

Cam Lộ gìn giữ các làn điệu dân ca

Để gìn giữ và phát triển nghệ thuật hát bài chòi và các làn điệu dân ca, những năm qua nhiều địa phương trong toàn tỉnh trong đó có huyện Cam Lộ đã thành lập nhiều câu lạc bộ, nhóm hát dân ca và đã kết hợp với trung tâm văn hóa điện ảnh tỉnh Quảng Trị tổ chức các lớp học hát dân ca, hát bài chòi cho các em học sinh và những ai yêu mến các làn điệu dân ca. Tất cả các hoạt động này nhằm khơi dậy sức sống, gìn giữ và bảo tồn các làn điệu dân ca quê hương.

Có thể nói, dọc theo chiều dài đất nước, dân tộc nào, địa phương nào, những khúc hát dân ca cũng luôn hiển hiện trong đời sống, sinh hoạt thường ngày của các làng quê, của mỗi gia đình, mỗi người con dân đất Việt. Ở huyện Cam Lộ, để nỗ lực khôi phục, phát huy những vốn quý dân gian, loại hình nghệ thuật truyền thống độc đáo của địa phương, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, ngoài việc sưu tầm, biên soạn các làn điệu dân ca quê hương, huyện đã thành lập nhiều câu lạc bộ hát dân ca và mở các lớp dạy hát dân ca cho bà con nhân dân và đặc biệt là các em học sinh.

Và đây là một buổi học hát dân ca do các nghệ sĩ, cán bộ đến từ trung tâm văn hóa điện ảnh tỉnh Quảng Trị giảng dạy cho những người yêu hát dân ca, hội viên phụ nữ và các em học sinh đến từ trường THPT Cam Lộ. Tham gia các lớp học này, các em học sinh và những người yêu dân ca không chỉ được hướng dẫn hát nhiều làn điệu dân ca, hò vè mà các thành viên còn được khuyến khích học viên sáng tác lời mới trên nền các làn điệu dân gian của địa phương, chính vì vậy các thành viên của các lớp học dân ca này đều rất thích thú và hào hứng.

Phỏng vấn học sinh

Phỏng vấn đại diện lãnh đạo xã Cam Hiếu

Có thể nói các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng truyền dạy hát ru, hát dân ca, hát bài chòi ở Quảng Trị là một việc làm hết sức thiết thực và ý nghĩa nhằm thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống nói chung, hát ru, dân ca của các miền quê nói riêng, hướng tới xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Thông qua lớp bồi dưỡng này các học viên sau khi được tập huấn, trở về cơ sở sẽ vận dụng các kiến thức được học để chia sẻ trong cộng đồng và truyền dạy lại cho các thế hệ tiếp theo, góp phần lưu giữ, bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của quê hương mình. Từ môi trường này cũng đã phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng được nhiều hạt nhân cho phong trào nghệ thuật quần chúng ở cơ sở.

Phỏng vấn Ông Nguyễn Trường Khánh

Phó Giám đốc Trung tâm văn hóa điện ảnh tỉnh Quảng Trị

Từ khi nghệ thuật bài chòi của 9 tỉnh, thành miền Trung, trong đó có tỉnh Quảng Trị là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại,  Hò giã gạo là loại hình nghệ thuật dân gian đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia công tác bảo tồn và phát huy 2 loại hình văn hóa, văn nghệ dân gian này càng được đẩy mạnh. Nhằm đưa các làn điệu dân ca về với cộng đồng, sống lại trong dân gian, tại huyện Cam Lộ bên cạnh việc đưa dân ca vào trường học, tổ chức các hội thi hội diễn, liên hoan dân ca hằng năm… thì nội dung xây dựng mạng lưới câu lạc bộ dân ca trên địa bàn dân cư cũng được quan tâm thực hiện. Nhờ đó, hoạt động CLB dân ca đã được nâng lên một bước, trở nên bài bản, có tổ chức và chọn lọc hơn, trở thành hoạt động có tính chuyên nghiệp hơn và không ngừng được nhân rộng trên khắp các địa bàn dân cư ở Cam Lộ, góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương.

Chào cuối:

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 12/07/2023 15:03 Lê Vĩnh Nhiên 13/07/2023 07:33
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà