khoa học công nghệ ( Truyền hình)
Danh mục
Khoa học và Công nghệ
NỘI DUNG

        KỊCH BẢN CHUYÊN MỤC KH&CN THÁNG 2.2023

 Phát sóng ngày 16/2/2023.

Thời lượng: 10 phút

 

PTV: Kính chào QV&CB đang theo dõi Chuyên mục Khoa học và Công nghệ do Đài PTTH Quảng Trị phối hợp với Sở KH&CN Quảng Trị thực hiện. Trong chương trình hôm nay sau phần tin mời QV&CB theo dõi phóng sự: Ứng dụng khoa học công nghệ nâng tầm sản phẩm OCOP. Sau đây là nội dung chi tiết.

(Nhạc cắt)

Tin 1:

PTV Dẫn:  Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quảng Trị vừa tổ chức Hội nghị công chức, viên chức, người lao động và triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Năm 2022, Sở KH&CN đã tập trung thực hiện hoàn thành nhiều nhiệm vụ về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, cơ bản hoàn thành kế hoạch đã đề ra từ đầu năm. Nhiều nhiệm vụ tạo được sự chuyển biến tích cực, đưa hoạt động KH&CN ngày càng gắn với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội và phục vụ có hiệu quả sự phát triển KT-XH của địa phương.

Trong năm 2023, ngành KH&CN tiếp tục tổ chức thực hiện Kết luận số 50 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Tập trung thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, khơi thông nguồn lực để KH&CN trở thành đòn bẩy của công cuộc tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Ngành KH&CN tiếp tục tập trung nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phục vụ những ngành, lĩnh vực then chốt, mũi nhọn của tỉnh; Nghiên cứu ứng dụng Công nghệ sinh học; đẩy mạnh triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tin 2:

PTV Dẫn: Sở KH&CN ban hành các kế hoạch Cải cách hành chính năm 2023; Duy trì và củng cố Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công năm 2023

Ngày 13/1/2023, Sở đã ban hành Kế hoạch số 05/KH-SKHCN về Kế hoạch Cải cách hành chính của Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị năm 2023. Hướng đến việc tiếp tục tăng cường công tác cải cách hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi làm các thủ tục hành chính trong lĩnh vực KH&CN.

Để duy trì và nâng cao chỉ số PAPI năm 2023 của tỉnh, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, nâng cao mức độ hài lòng của người dân, ngày 19/01/2023, Sở Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch số 07/KH-SKHCN: Duy trì và củng cố chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công (chỉ số PAPI) năm 2023. Qua đó, xác định nhiệm vụ và các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý và cung cấp dịch vụ công của Sở Khoa học và Công nghệ trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả và phục vụ tốt hơn.

Tin 3:    

PTV Dẫn: Hội đồng tư vấn KH&CN vừa tổ chức Nghiệm thu nhiệm vụ KH&CN cơ sở “Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng về hoạt động đo lường, chất lượng vàng trang sức mỹ nghệ nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bản tỉnh Quảng Trị”

Sản phẩm của Đề tài gồm: Bộ số liệu điều tra, khảo sát về hoạt động kinh doanh vàng của các cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Các báo cáo về thực trạng về quản lý, sử dụng cân, quả cân, ghi nhãn đối với vàng trang mỹ nghệ và công bố tiêu chuẩn áp dụng tại các cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Báo cáo đánh giá kết quả phép đo khối lượng vàng và hàm lượng vàng trong sản phẩm vàng trang sức mỹ nghệ tại các cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện đề tài. Báo cáo khoa học kết quả đề tài và Phiếu kết quả thử nghiệm, đo lường. Đề xuất các giải pháp để góp phần tăng cường phục vụ công tác quản lý nhà nước và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bản tỉnh Quảng Trị.

II. Phóng sự:

Thưa QV&CB! Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã mở ra cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tại các địa phương trong tỉnh. Để nâng cao giá trị sản xuất, khẳng định thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm OCOP trên thị trường, Quảng Trị đã chú trọng đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất, chế biến và kinh doanh góp phần hoàn thiện các tiêu chuẩn, bảo đảm chất lượng và mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng tốt nhất.

Ứng dụng khoa học công nghệ nâng tầm sản phẩm OCOP

 

Để phục vụ phát triển các sản phẩm OCOP, nâng cao sức cạnh tranh, làm tăng danh tiếng của sản phẩm, đặc biệt là nông sản chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Thời gian qua cùng với các Sở, Ngành liên quan, Sở KH&CN đã tập trung đồng hành hỗ trợ, tư vấn các đơn vị, doanh nghiệp, hộ sản xuất về ứng dụng, chuyển giao công nghệ; xây dựng bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP.  

Thực hiện Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh Quy định một số chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026 để đẩy mạnh ứng dụng KH&CN trong phát triển sản xuất sản phẩm thuộc chương trình OCOP, Sở KH&CN đã tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP về xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng.

        Sở KH&CN cũng đã triển khai đánh giá tình hình sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận các sản phẩm đặc sản địa phương, nhất là các sản phẩm tham gia OCOP để có các phương án hỗ trợ. Năm 2022, phối hợp với Chi cục phát triển Nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức tập huấn về xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm OCOP; Đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị hồ sơ, thủ tục xác lập nhãn hiệu. Qua đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh, làm tăng danh tiếng của sản phẩm, đặc biệt là nông sản chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước; góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Cụ thể, trong năm 2021- 2022 đã hướng dẫn, hỗ trợ Hợp tác xã, doanh nghiệp, đơn vị về xác lập nhãn hiệu tập thể, đăng ký nhãn hiệu thông thường cho 15 sản phẩm thuộc chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP. Ngoài ra, thông qua Đề án 324 “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”, các chương trình phát triển công nghệ sinh học, Sở KH&CN đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ, lồng ghép với việc thực hiện các Nghị quyết, Đề án, kế hoạch phát triển chung theo từng ngành, lĩnh vực của địa phương để đồng hành, phát triển các sản phẩm OCOP theo hướng sản xuất sạch, sản xuất hữu cơ với các sản phẩm như: gạo sạch, rau an toàn, gà an toàn, .... đáp ứng các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.

        Tính đến thời điểm tháng 10/2022, Sở KH&CN đã đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp, đơn vị, hộ kinh doanh để hoàn thiện các tiêu chí công nhận của 39 sản phẩm OCOP của tỉnh đạt sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao. Trong đó có nhiều sản phẩm thuộc nhóm đặc sản, thế mạnh của địa phương được thị trường đón nhận. Từ đó, thúc đẩy các doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh chủ động ứng dụng khoa học công nghệ để không ngừng nâng cao chất lượng, hoàn thiện mẫu mã, đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm đến tay người tiêu dùng và gia tăng sản lượng.

 

Phỏng vấn: Hộ kinh doanh dịch vụ nông lâm nghiệp Ta Lư, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị

(Nội dung:  Nhận thức được vai trò quan trọng của việc ứng dụng KHCN để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chí sản phẩm OCOP nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao đối với sản phẩm Ta Lư cà phê thì ngoài việc chú trọng nguồn nguyên liệu, ứng dụng, đổi mới công nghệ chế biến thì Hộ kinh doanh dịch vụ nông lâm nghiệp Ta Lư cũng đã đặc biệt chú trọng xây dựng, công bố hệ thống tiêu chuẩn cơ sở, hệ thống quản lý chất lượng, bảo hộ nhãn hiệu)

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất là một trong những giải pháp then chốt để phát triển Chương trình OCOP trên địa bàn. Khoa học công nghệ đã đồng hành, hỗ trợ cùng các hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp nhằm đáp ứng bộ tiêu chí để phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, phục vụ phát triển các sản phẩm OCOP. Thời gian qua, Sở KH&CN đã tiến hành tư vấn, hỗ trợ chuyển giao các quy trình công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất các sản phẩm OCOP tiêu biểu như: Dầu Lạc SUPPER GREEN, Công ty TNHHMTV Từ Phong; Chuyển giao công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản và chế biến, nâng cao giá trị chuối quả trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cho sản phẩm OCOP “Chuối sấy dẻo”, Công ty TNHH Green Globe ; Tư vấn, hướng dẫn công nghệ sấy đối với sản phẩm Hạt tiêu Cùa - HTX Nông nghiệp Hồ tiêu Cùa; Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất “Dầu gội bồ kết thảo dược” Công ty TNHH Nhiên Thảo Quảng Trị, ...Theo đó, các sản phẩm công nhận đạt OCOP từ 3 sao đến 4 sao phải đạt điều kiện tối thiểu về năng lực sản xuất quy mô lớn. Sản phẩm thuộc nhóm đặc sản, thế mạnh của địa phương và có doanh số bán hàng tương đối lớn. Có chứng nhận về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn tiên tiến (hữu cơ, ISO 22:000, HACCP, GACP). Những sản phẩm đạt 04 sao trở lên đều đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng.

 

Phỏng vấn: Đại diện của Sản phẩm Hạt tiêu Cùa- HTX Nông nghiệp Hồ tiêu Cùa, thôn Nghĩa Phong, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ

(Nội dung: Tiêu Cùa-Sản phẩm công nhận đạt OCOP Công nhận lại 4 sao năm 2022: Phần này nói về Tiêu Cùa ngoài xây dựng thương hiệu, Tiêu chuẩn cơ sở, hệ thống quản lý chất lượng thì cần nhấn mạnh ý đổi mới, nhận hỗ trợ công nghệ sấy tiêu từ Sở KH&CN giúp nâng cao chất lượng và thương hiệu sản phẩm Tiêu Cùa, tiêu chí quan trọng trong đánh giá, công nhận sản phẩm Ocop 4 sao)

Tính đến tháng 1/2023, Quảng Trị có 119 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 42 sản phẩm 4 sao (01 sản phẩm đề nghị Hội đồng đánh giá, phân hạng TW đề nghị OCOP 5 sao) và 77 sản phẩm 3 sao. Có 59 chủ thể, trong đó có 16 chủ thể là hợp tác xã, 04 chủ thể là tổ hợp tác, 17 chủ thể là doanh nghiệp, 22 hộ sản xuất kinh doanh. Tỉnh xác định mục tiêu đến cuối năm 2025 có thêm 100 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 đến 3 sản phẩm 5 sao, 15 đến 20 sản phẩm 4 sao, có 1 đến 2 sản phẩm OCOP là sản phẩm du lịch cộng đồng. Đến năm 2030, có thêm 100 sản phẩm OCOP, trong đó nâng tổng số sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh từ 5 đến 7 sản phẩm.

Cùng với sự đồng hành của khoa học công nghệ đã góp phần duy trì phát triển và nâng hạng những sản phẩm OCOP, nhiều sản phẩm đáp ứng tiêu chí sản phẩm OCOP nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao, góp phần mở ra nhiều cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất để phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng bền vững trong thời gian tới.

Phỏng vấn: Ông Đào Ngọc Hoàng, Phó Giám đốc Sở KH&CN, Thành viên Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm OCOP tỉnh Quảng Trị năm 2022

(Nội dung: Để phát huy tốt vai trò của KHCN tham gia thực hiện Chương trình

OCOP của tỉnh, thời gian tới sẽ tập trung ưu tiên những

nhiệm vụ KH&CN cụ thể nào, Thưa Ông?)

PTV: QV&CB thân mến! Chuyên mục Khoa học và Công nghệ số 03.2023 xin được khép lại tại đây. Cảm ơn QV&CB đã quan tâm theo dõi! Xin chào và hẹn gặp lại trong các chương trình sau./.

Chuyên mục Khoa học và Công nghệ

Do Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp

với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Trị thực hiện

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 09/02/2023 09:52 Lê Vĩnh Nhiên 28/02/2023 10:32
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà