Pháp luật và đời sống phát thanh 28 2 2023 - Luật Phòng chống bạo lực gia đình và những điểm mới
Danh mục
Pháp luật & đời sống
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa quý vị và các bạn! Luật phòng chống bạo lực gia đình thời gian qua đã mang lại ý nghĩa quan trọng trong phồng chống bạo lực, giữ gìn gia đình hạnh phúc, văn minh. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, cần phải có những quy định mới phù hợp hơn góp phần phòng chống bạo lực gia đình hiệu quả. Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực từ tháng 7 2023, quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình. Những điểm mới và giải pháp đưa Luật vào cuộc sống là nội dung chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong Chuyên mục Pháp luật và đời sống hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

 

Pháp luật và đời sống phát thanh 28 2 2023 - Luật Phòng chống bạo lực gia đình và những điểm mới

Thưa quý vị và các bạn! Luật phòng chống bạo lực gia đình thời gian qua đã mang lại ý nghĩa quan trọng trong phồng chống bạo lực, giữ gìn gia đình hạnh phúc, văn minh. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, cần phải có những quy định mới phù hợp hơn góp phần phòng chống bạo lực gia đình hiệu quả. Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực từ tháng 7 2023, quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình. Những điểm mới và giải pháp đưa Luật vào cuộc sống là nội dung chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong Chuyên mục Pháp luật và đời sống hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

 

Bạo lực gia đình là vấn nạn của xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình. Tại tỉnh Quảng Trị, các ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo và hoạt động truyền thông và cùng vào cuộc để thực hiện tốt Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Nhờ đó, đã góp phần quan trọng thực hiện các các quy định, chính sách của pháp luật về phòng chống bạo lực, xây dựng và gìn giữa gia đình hạnh phúc, văn minh. Nhiều địa phương đã thành lập các tổ hòa giải, các câu lạc bộ xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững, câu lạc bộ tiền hôn nhân, câu lạc bộ bình đẳng giới.v.v. Các mô hình đã giúp người dân nâng cao nhận thức, phát huy vai trò của từng thành viên trong gia đình; thực hiện tốt Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, các kỹ năng ứng xử trong gia đình. Đồng thời, kịp thời hòa giải các vụ bạo lực gia đình ở cơ sở; góp phần từng bước giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc. Ông Nguyễn Khoa Hải, Phó Chủ tịch UBND phường I – Tp. Đông Hà – Quảng Trị cho biết:

Trích băng:

Bà Nguyễn Thị Phương, Trưởng Phòng Quản lý văn hóa và gia đình, Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Trị cho biết:

Trích băng:

Một buổi truyền thông lồng ghép công tác phòng chống bạo lực gia đình của các hội viên phụ nữ ở phường 1, thành phố Đông Hà. Đây là hoạt động thường kỳ hàng năm của các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh, nhằm góp phần thực hiện tốt các quy định của nhà nước về phòng chống bạo lực gia đình. Qua những buổi truyền thông như thế này đã góp phần quan trọng để nâng cao nhận thức, góp phần tuyên truyền thay đổi hành vi cho các thành viên mỗi gia đình về phòng chống bạo lực gia đình. Cũng nhờ đó, nhiều gia đình biết chia sẻ, yêu thương để mọi người cùng hòa thuận, xây dựng gia đình hạnh phúc. Bà Thái Thị Việt, Khu phố 6 – phường I – Tp. Đông Hà – Quảng Trị cho biết:

Trích băng:

Chị Lê Thị Tố Linh, Chủ tịch Hội LHPN phường I – Tp. Đông Hà – Quảng Trị cho biết thêm:

Trích băng:

Để phù hợp hơn với thực tiễn hiện nay, Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022  được Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành từ 1/7/2023. Theo đó, Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 tiếp cận dựa trên quyền con người và lấy người bị bạo lực gia đình làm trung tâm, sửa đổi, bổ sung các hành vi bạo lực gia đình; nhóm đối tượng được áp dụng tương tự. Bên cạnh đó, Luật sưa đổi, bổ sung các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình để khắc phục những bất cập của Luật 2007, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Trong Luật có biện pháp yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình; thẩm quyền cho Chủ tịch UBND cấp xã và Tòa án tự mình ban hành quyết định cấm tiếp xúc, đơn giản hóa thủ tục. Hiện nay, các ngành chức năng đã và đang có nhiều giải pháp nhằm đưa luật vào cuộc sống có hiệu quả. Bà Nguyễn Thị Phương, Trưởng Phòng Quản lý văn hóa và gia đình, Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Trị cho biết thêm:

Trích băng:

Luật Phòng chống bạo lực gia đình là hành lang pháp lý quan trọng cho việc xây dựng các mô hình và tổ chức các biện pháp phòng, chống BLGĐ có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ BLGĐ là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp, gắn liền với truyền  thống, văn hóa, phong tục, tập quán của mỗi địa phương và nhận thức, suy nghĩ của người dân. Để luật này thực sự đi vào cuộc sống, các cấp, các ngành cần tăng cường hơn nữa công tác giáo dục, phổ biến pháp luật, tuyên truyền đến tận người dân, phòng ngừa những tệ nạn tiêu cực xâm nhập vào đời sống gia đình; nghiêm khắc xử phạt vi phạm hành chính các hành vi bạo lực gia đình./.

Nhạc cắt

Dẫn: Thưa quý vị và các bạn!

Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2023 gồm 6 chương, 56 điều, tăng 10 điều so với Luật 2007, trong đó có một số điểm mới. Chúng tôi xin được tổng hợp một số điểm mới sau đây:

Những điểm mới Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022

- Bổ sung thêm nhiều định nghĩa Cụ thể gồm định nghĩa của cấm tiếp xúc; nơi tạm lánh; giáo dục hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình.

- Nâng số hành vi BLGD lên 16 hành vi so với 9 hành vi ở luật 2007, trong đó có các hành vi mang tính cưỡng ép như:

+ Cưỡng ép chứng kiến bạo lực với người, vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý.

+ Cưỡng ép trình diễn khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực.

+ Cưỡng ép mang thai, lựa chọn giới tính thai nhi, phá thai;

- Mở rộng đối tượng bạo lực gia đình ngoài hôn nhân

- Đặt người bị bạo lực gia đình là trung tâm phòng, chống bạo lực gia đình

- Tháng 6 là tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình

- Bổ sung nhiều quyền của người bị bạo lực gia đình

- 6 địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình

- Người bạo lực gia đình phải lao động công ích

- 2 trường hợp công an xã yêu cầu người bạo lực gia đình đến trụ sở làm việc

- Trình tự giải quyết tin báo, tố giác bạo lực gia đình

Chào kết

GTPS - Luật phòng chống bạo lực gia đình thời gian qua đã mang lại ý nghĩa quan trọng trong phồng chống bạo lực, giữ gìn gia đình hạnh phúc, văn minh. Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, cần phải có những quy định mới phù hợp hơn góp phần phòng chống bạo lực gia đình hiệu quả. Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 có hiệu lực từ tháng 7 2023, quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình. Những điểm mới và giải pháp đưa Luật vào cuộc sống là nội dung chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong Chuyên mục Pháp luật và đời sống kì này, CM được phát vào 11h10 ngày 28 2 trên sóng PT của Đài PTTH Quảng Trị, mời...

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 26/02/2023 07:39 Lê Vĩnh Nhiên 28/02/2023 07:18
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà