AN TOÀN GIAO THÔNG 13-3
Danh mục
An toàn giao thông
NỘI DUNG

 

Kịch bản chương trình PTTT An toàn giao thông:

Phát thanh trực tiếp thứ 2 ngày 13-3

Xử lý vi phạm về nồng độ cồn

MC: Kính chào Qv & các bạn!  Cảm ơn quý vị đã chọn nghe chương trình của Đài PTTH QT. Và tôi là Thái Hiền của An toàn giao thông sẽ đồng hành cùng quý vị trong 30 phút vào thứ 2 và thứu 6 hàng tuần. Chương trình đang được phát sóng trực tiếp trên sóng phát thanh, tần số 92,5Mgzh và được livestream trực tiếp trên trang fanpage Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể tương tác với chương trình qua số ĐT: 0233.3595399 hoặc comment để lại câu hỏi trong phần bình luận khi chương trình đang diễn ra, chúng tôi sẽ tập hợp và chuyển những thắc mắc, chia sẻ của quý vị đến khách mời của CT giải đáp.

Quý vị và các bạn thân mến! Tại Hội nghị Tổng kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 vào ngày 9/2/2023, Thượng tá Phạm Quang Huy, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết, năm 2023, lực lượng Cảnh sát giao thông xác định chuyên đề trọng tâm, xuyên suốt là xử lý vi phạm về nồng độ cồn. Theo đó, lực lượng chức năng tại các địa phương sẽ xử lý thường xuyên quyết liệt và kiên quyết hình thành thói quen đã uống rượu bia không lái xe, chấn chỉnh người tham gia giao thông và lực lượng thực thi công vụ để đảm bảo thượng tôn pháp luật…Vậy với Quảng Trị của chúng ta, chuyên đề trọng tâm này đã được Phòng CSGT CA tỉnh thực hiện như thế nào? Mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ với Trung tá Lê Thị Hoài Hương – đến từ phòng CSGT Công an tỉnh QT.

MC: Xin chào Trung tá Lê Thị Hoài Hương!

Chị: Chào quý thính giả của chương trình An toàn giao thông

MC: Cảm ơn chị đã đồng hành cùng ATGT của Đài PTTH QT.  Thưa chị, chị có thể thông tin thêm về chuyên đề trọng tâm, xuyên suốt năm 2023 mà Cục CSGT đã đề ra đó là xử lý vi phạm về nồng độ cồn ạ?  

Chị … trả lời: Vâng! Sáng 22/2/2023, tại Hà Nội, Cục Cảnh sát giao thông (C08, Bộ Công an) đã tổ chức hội nghị thông tin công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đầu năm 2023. Theo C08, từ 15/11/2022 đến 5/2/2023, lực lượng cảnh sát giao thông toàn quốc đã huy động hơn 270.000 lượt tổ công tác, với hơn 1 triệu lượt cán bộ, chiến sĩ tổ chức tuần tra kiểm soát. Qua đó, đã phát hiện, xử lý hơn 660.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt tiền hơn 1.200 tỷ đồng. Kết quả xử lý trường hợp vi phạm nồng độ cồn trong thời gian trên cho thấy, đã phát hiện, xử lý hơn 117.000 trường hợp, trong đó chủ yếu là xe mô tô; phạt tổng số tiền hơn 500 tỷ đồng.

MC: Vâng! Cảm ơn Trung tá Lê Thị Hoài Hương đến từ phòng CSGT Công an tỉnh QT với những thông tin vừa rồi. Chúng ta sẽ còn tiếp tục chương trình với chủ đề: Xử lý vi phạm về nồng độ cồn với phần chia sẻ của chị Hương trong phần sau của chương trình. Còn bây giờ, chúng tôi xin dành ít phút để điểm lại một số tin tức an toàn giao thông đáng chú ý trong tuần qua.

                                                Nhạc cắt Tin tức giao thông 

Tin 1: Báo cáo của Ban ATGT tỉnh cho biết, trong tháng 2/2023, toàn tỉnh xảy ra 19 vụ tai nạn giao thông (TNGT) làm chết 11 người, bị thương 16 người. So với tháng trước liền kề, tăng 5 vụ (35,7%), tăng 6 người chết (120%) và tăng 5 người bị thương (33,3%). Phân tích TNGT cho thấy, có 1 vụ TNGT rất nghiêm trọng làm 2 người chết và 2 người bị thương; có 11 vụ TNGT nghiêm trọng làm 9 người chết và 8 người bị thương. Tai nạn tập trung trên các tuyến quốc lộ với 14 vụ. Phương tiện gây tại nạn phần lớn là mô tô. Nguyên nhân gây tại nạn bao gồm đi sai phần đường, không giữ khoảng cách an toàn, chuyển hướng sai quy định…Trong tháng 2/2023, lực lượng cảnh sát giao thông đã triển khai 714 ca tuần tra, kiểm soát, phát hiện 1.345 trường hợp vi phạm bao gồm 524 ô tô, 821 mô tô; tiến hành xử phạt 944 trường hợp, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 3,3 tỉ đồng, đồng thời tước giấy phép lái xe 476 trường hợp, tạm giữ phương tiện 476 trường hợp. Trong đó, đã tiến hành tuần tra 2 chuyên đề gồm xe quá tải, tự ý cải tạo thành thùng, đã phát hiện 16 phương tiện vi phạm, phạt tiền 97,7 triệu đồng; chuyên đề nồng độ cồn, ma túy đã phát hiện 338 trường hợp vi phạm, phạt tiền hơn 1,7 tỉ đồng, tước giấy phép lái xe 251 trường hợp, tạm giữ 40 xe ô tô và 298 xe mô tô. Thống kê các lỗi vi phạm của người điều khiển phương tiện cho thấy, có 239 trường hợp người điều khiển ô tô vi phạm tốc độ, 40 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 65 trường hợp không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu, 70 trường hợp dừng đỗ không đúng quy định. Đối với mô tô, có 298 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, 125 trường hợp không có giấy phép lái xe, 50 trường hợp không đội mũ bảo hiểm, 55 trường hợp chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện. Theo kế hoạch của Ban ATGT, trong thời gian tới, để đảm bảo trật tự ATGT, hạn chế thấp nhất các vụ tai nạn xảy ra, lực lượng chức năng sẽ tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, trong đó tập trung vào các chuyên đề như nồng độ cồn, ma túy, vi phạm tốc độ, vi phạm tải trọng; tập trung vào các tuyến quốc lộ, đường tỉnh; thời điểm tuần tra vào các khung giờ cao điểm.

 

Tin 2: 14/2, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng mức tiền phạt 35 triệu đồng đối với ông Trần Văn Nhân (sinh năm 1973), làm nghề lái xe, ở khu phố Trần Hưng Đạo, thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai vì điều khiển xe ô tô mà trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (0,516 miligam/1 lít khí thở) theo Quy định tại điểm a, khoản 10, Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

 

Ngoài phạt tiền, ông Nhân còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 23 tháng kể từ ngày quyết định có hiệu lực thi hành. Ông Nhân bị tạm giữ giấy phép lái xe và phương tiện là xe ô tô biển kiểm soát 60A-241.66 để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.

 

Tin 3:

Nhạc cắt Giao thông và cuộc sống

MC: Qv & các bạn đang nghe chương trình An toàn giao thông đang được phát sóng trực tiếp trên sóng phát thanh, tần số 92,5Mgzh và được livestream trên trang fanpage Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể tương tác với chương trình qua số ĐT: 0233.3595399 hoặc comment để lại câu hỏi trong phần bình luận khi chương trình đang diễn ra, chúng tôi sẽ tập hợp và chuyển những thắc mắc, chia sẻ của quý vị đến khách mời của CT giải đáp. Chủ đề của chương trình hôm nay là Xử lý vi phạm về nồng độ cồn với khách mời của chương trình là Trung tá Lê Thị Hoài Hương đến từ phòng CSGT Công an tỉnh QT.  

MC: Xin được trở lại với Trung tá Lê Thị Hoài Hương. Thưa chị, tôi được biết là có một vài ý kiến của người dân chưa đồng tình lắm về ngưỡng nồng độ cồn theo quy định hiện tại. Vậy cụ thể vấn đề này ra sao thưa chị?

Chị … trả lời: Tại hội nghị thông tin công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông đầu năm 2023, đại diện Cục CSGT đã giải thích, trao đổi, thông tin thêm về quá trình triển khai kế hoạch xử lý vi phạm về nồng độ cồn thời gian qua.

Liên quan đến những băn khoăn của người dân trước một số thông tin trên mạng xã hội về việc trong quá trình xử lý vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp hoặc nói uống sirô, ngậm thuốc sâu răng… thì phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (C08) cho biết, khi xây dựng Luật Phòng chống tác hại của rượu bia cũng như các Nghị định liên quan tới xử phạt, các cơ quan chức năng của Bộ Công an và cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã nghiên cứu rất kỹ và xác định ngưỡng vi phạm liên quan đến nồng độ cồn. “Ngưỡng nồng độ cồn được quy định trong Nghị định 100 hiện nay đã được xác định chính xác, bởi ngưỡng quy định hiện nay đã qua nhiều lần hội thảo và phía Cục Cảnh sát giao thông đã nhiều lần làm việc với cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế

Các chuyên đề về nồng độ cồn trước tới nay có 2 thời điểm; thời điểm khi có Nghị định 100, lực lượng cảnh sát giao thông làm quyết liệt, sau đó một thời gian, do dịch Covid-19, thì tới nay lãnh đạo Bộ Công an thấy rằng cần phải “lập lại trật tự”, chọn ra chuyên đề là nguyên nhân gây ra trực tiếp tai nạn giao thông. Qua một tháng cao điểm triển khai chuyên đề nồng độ cồn, tai nạn giao thông giảm sâu cả ba tiêu chí. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán không có vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến rượu bia.

Lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ ra, nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông là liên quan tới rượu bia, tốc độ cũng liên quan tới rượu bia, đánh lực lượng cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ, dừng đỗ không đúng quy định, tất cả liên quan tới rượu bia. Từ rượu bia, liên quan tới nhiều hành vi vi phạm khác.

Hiện nay, lực lượng cảnh sát giao thông thực hiện chuyên đề đo nồng độ cồn trên các tuyến theo kinh nghiệm quốc tế. Trước khi thực hiện các kế hoạch, lực lượng cảnh sát giao thông phải làm tốt công tác điều tra, từ từng tuyến đường, từng nhà hàng, từng đối tượng; sau đó mới bố trí lực lượng ở những điểm đó và thường xuyên thay đổi liên tục. Do đó, nhiều “thủ đoạn” của những người né tránh chốt, chống đối đã hạn chế ở mức thấp nhất.

Hiện nay đo nồng độ cồn được thực hiện với hai chế độ. Trước hết, đo định tính, đó là khi cảnh sát giao thông xác định được người điều khiển phương tiện tham gia giao thông có cồn, lúc đó mới tiến hành đo nồng độ theo chỉ số, hàm lượng (định lượng). Do đó, thời gian qua, trên mạng xã hội xuất hiện một số trường hợp người dân ăn hoa quả, ngậm thuốc sâu răng cũng có cồn, thì đã được lực lượng “đo” bằng định tính, nếu thấy có cồn sẽ đo bằng “định lượng”. “Lực lượng cảnh sát giao thông không thể xử lý sai trường hợp không dùng rượu bia mà lại có nồng độ cồn. Lực lượng cảnh sát giao thông thực hiện công khai, minh bạch, đảm bảo không xử lý sai theo quy định.

MC: Vâng! Như vậy là chúng ta khẳng định một điều rằng không thể xử lý sai trường hợp không dùng rượu bia mà lại có nồng độ cồn đúng không ạ? Chẳng qua có ý kiến này có ý kiến kia vì người vi phạm cố tình lật lộng, không thực thi pháp luật mà thôi.  Vậy thưa chị Hương, theo luật quy định, nồng đồ cồn bao nhiêu thì vi phạm khi lái xe ạ?

Chị … trả lời: Hiện nay, mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển ô tô và xe máy đã ở mức rất cao. Không chỉ vậy, người vi phạm còn có thể bị tước giấy phép lái xe (GPLX), theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021-NĐ-CP), cụ thể như sau:

Mức phạt nồng độ cồn đối với xe đạp:

- Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 80.000 đồng cho đến 100.000 đồng (Điểm q Khoản 1 Điều 8).

- Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 300.000 đồng cho đến 400.000 đồng (Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

- Vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng (Điểm c Khoản 4 Điều 8).

Mức phạt nồng độ cồn đối với xe máy:

- Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng (Điểm c Khoản 6 Điều 6); tước GPLX từ 10 - 12 tháng (Điểm d Khoản 10 Điều 6).

- Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/1 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng (Điểm c Khoản 7 Điều 6); tước GPLX từ 16 - 18 tháng (Điểm e Khoản 10 Điều 6).

- Vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng (Điểm e Khoản 8 Điều 6); tước GPLX từ 22 - 24 tháng (Điểm g Khoản 10 Điều 6).

MC: Vậy với ô tô thì mức phạt như thế nào ạ? Đây là điều mà rất nhiều người quan tâm đây thưa chị Hương?

Mức phạt nồng độ cồn đối với ô tô:

- Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 6 - 8 triệu đồng (Điểm c Khoản 6 Điều 5); tước GPLX từ 10 - 12 tháng (Điểm e Khoản 11 Điều 5).

- Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 16 - 18 triệu đồng (Điểm c Khoản 8 Điều 5); tước GPLX từ 16 - 18 tháng (Điểm g Khoản 11 Điều 5).

- Vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở: phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng (Điểm a Khoản 10 Điều 5); tước GPLX từ 22 - 24 tháng (Điểm h Khoản 11 Điều 5).

MC: Cảm ơn chị Hương với những thông tin chi tiết về mức phạt nồng độ cồn mà chị vừa chia sẻ. Vậy có khó khăn gì mà lực lượng CSGT trong công tác xử lý nồng độ cồn gặp phải không thưa chị?

Chị trả lời: Điều này thì chắc chắn có. Có nhiều nữa là khác. Đa số những người bị xử lý nồng độ cồn tâm lý đều không chuẩn vì trong người họ đã có men. Họ thường nóng tính, chây ì, có những hành động thiếu tôn trọng CSGT. Có những trường hợp chửi mắng CSGT thậm tệ, chống người thi hành công vụ bằng cách khóa cửa không hợp tác.......

MC: Vâng! Cảm ơn Trung tá Lê Thị Hoài Hương! Và sau đây là ý kiến của một số người dân về vấn đề uống rượu bia khi lái xe. Mời chị và quý thính giả cùng nghe qua cuộc phỏng vấn nhanh sau đây của PV Thành Chung.

VOXPOP: 4 ý kiến về tình hình sử dụng rươu bia khi lái xe. (Chung thực hiện ghi âm cả câu hỏi)

MC: Vâng! Vừa rồi là một số ý kiến của thính giả về vấn đề sử dụng rượu bia khi lái xe. Cá nhân chị Hương thấy những ý kiến này thế nào ạ?

Chị … trả lời: Rượu, bia là một trong 3 nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng gia tăng tỷ lệ TNGT ở nước ta. Có khoảng 40% số vụ TNGT và 11% số người chết do TNGT có liên quan đến rượu, bia và đang có xu hướng gia tăng. Trung bình mỗi ngày, cả nước có khoảng 700 người vi phạm nồng độ cồn khi lái xe mức độ khác nhau. Theo đó, hành vi uống rượu bia và vẫn lái xe là một hành vi cố ý khinh thường mạng sống của chính mình và người khác, khi xảy ra hậu quả làm chết người thì không khác gì một hành vi giết người với lỗi cố ý. Theo đó, Bộ luật hình sự nên được sửa đổi, bổ sung kịp thời theo chiều hướng rằng đã uống rượu, bia mà vẫn điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn và gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị áp dụng theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự, chứ không cần phải có tình tiết “nồng độ cồn vượt quá mức quy định” như hiện hành. Đồng thời, nên tăng mức hình phạt quy định đối với hành vi này, việc phạt thật nặng các lái xe say xỉn mà vẫn lái xe hoàn toàn là một biện pháp có khả thi trên thực tế để phòng, chống và giảm bớt các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng phát xuất từ nguyên nhân này. Lực lượng CSGT chúng tôi cũng sẽ tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nồng độ cồn .....

MC: Vâng! Cảm ơn Trung tá Lê Thị Hoài Hương! Và những vị thính giả có ý kiến vừa rồi nếu có đang theo dõi chương trình chắc cũng hài lòng và yên tâm hơn đúng không ạ. Vì chắc chắn lực lượng CSGT Công an QT sẽ tăng cường công tác xử lý vi phạm TTATGT, xử lý nồng độ cồn ráo riết trong thời gian này để đem lại cho bà con sự an toàn khi lưu thông, bảo vệ tính mạng tài sản cho mọi người.

Qv & các bạn đang nghe chương trình An toàn giao thông đang được phát sóng trực tiếp trên sóng phát thanh, tần số 92,5Mgzh và được livestream trên trang fanpage Đài PTTH Quảng Trị. Quý vị và các bạn có thể tương tác với chương trình qua số ĐT: 0233.3595399 hoặc comment để lại câu hỏi trong phần bình luận khi chương trình đang diễn ra, chúng tôi sẽ tập hợp và chuyển những thắc mắc, chia sẻ của quý vị đến khách mời của CT giải đáp. Chủ đề của chương trình hôm nay là Xử lý vi phạm nồng độ cồn với khách mời của chương trình là Trung tá Lê Thị Hoài Hương đến từ phòng CSGT Công an tỉnh QT. Sau đây là một phóng sự ngắn về việc xử lý vi phạm nồng độ cồn. Mời chị Hương và quý thính giả cùng nghe!

Sẽ xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Cán bộ, đảng viên nếu vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, ngoài việc xử phạt theo quy định của pháp luật, còn bị xử lý theo quy định kỷ luật của Đảng, công chức, viên chức tại nơi làm việc.

Vi phạm nồng độ cồn được Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an đánh giá là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các hành vi: Đi sai phần đường, làn đường, vi phạm tốc độ, không giữ khoảng cách an toàn... gây ra những vụ tai nạn giao thông (TNGT) liên hoàn, đe dọa tính mạng người dân.

Từ đầu năm đến nay, từ cuối năm 2022, lực lượng CSGT cả nước đã đồng loạt ra quân thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) Tết Nguyên đán Quý Mão và các lễ hội đầu xuân 2023; huy động tối đa lực lượng, trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra tai nạn giao thông, trong đó lực lượng CSGT gần như phải làm xuyên Tết, tập trung cao độ xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma túy; cùng với đó là phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật giao thông. Qua đó, xử lý vi phạm tăng, hiệu quả cũng nhìn thấy rõ là TNGT giảm. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm nồng độ cồn vẫn diễn ra. Thậm chí gần đây liên tiếp xảy ra việc người vi phạm cố tình chống người thi hành công vụ.

Theo Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT: Mức xử phạt vi phạm nồng độ cồn hiện nay đã khá cao với môtô lên tới 8 triệu đồng, ôtô lên tới 40 triệu đồng. Tước giấy phép lái xe lên tới 24 tháng.

Tuy nhiên, Đại tá Nguyễn Quang Nhật cho rằng cần có sự phối hợp từ nhiều phía mới mong ngăn được vi phạm nồng độ cồn. Trong đó chủ chốt vẫn là nhận thức của người dân. Thực tế, với vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) bình thường nhiều người dân còn tìm cách né, huống hồ người vi phạm nồng độ cồn. Đặc biệt, với mức trên 0,4mg/l khí thở, tinh thần, hành vi của người điều khiển phương tiện không còn tỉnh táo để nhận biết và xử lý chính xác các tình huống giao thông.

“Việc không kiểm soát được tinh thần, hành vi sau khi sử dụng rượu, bia  ngoài là nguyên nhân gây TNGT nghiêm trọng cũng là nguyên nhân dẫn đến một số tài xế cản trở, chống đối, không hợp tác, không chịu đo nồng độ cồn, gây khó khăn cho lực lượng chức năng. CSGT thường mất nhiều thời gian mới xử lý các trường hợp này”, ông Nhật cho biết.

Hiện nay, có nhiều hình thức kiểm tra vi phạm nồng độ cồn, nhưng hai phương thức được CSGT áp dụng nhiều nhất là kiểm tra qua khí thở và kiểm tra nồng độ cồn trong máu. Với những trường hợp không chấp hành thổi qua ống hay những trường hợp gây TNGT thì lực lượng CSGT áp dụng kiểm tra nồng độ cồn của người vi phạm qua xét nghiệm máu.

Gần đây nhất, liên tiếp hai vụ việc người vi phạm chống đối, đâm xe vào lực lượng CSGT tại Vĩnh Phúc và Lào Cai  đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra phối hợp với lực lượng CSGT củng cố hồ sơ để xử lý theo pháp luật hình sự.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, thời gian tới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đối với các vụ việc chống đối, lăng mạ, lực lượng CSGT sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng củng cố hồ sơ, cương quyết xử lý bằng pháp luật hành chính hoặc hình sự để răn đe người tham gia giao thông về thượng tôn pháp luật và không để xảy ra các vụ việc đáng tiếc xảy ra.

Đại tá Nguyễn Quang Nhật cho hay: Trong năm 2023, lực lượng CSGT trên cả nước sẽ tăng cường xử lý vi phạm nồng độ cồn, tập trung vào thành phố lớn, các khu công nghiệp, du lịch, nơi có nhiều khả năng người dân vi phạm.

Cục CSGT cũng tham mưu cho các địa phương tăng cường công tác đảm bảo trật tự ATGT. Trong đó nghiêm cấm các cán bộ công chức, viên chức, đảng viên sử dụng rượu bia rồi vẫn tham gia giao thông; đặc biệt nếu vi phạm ngoài việc xử phạt theo quy định của pháp luật, đảng viên, công chức còn bị xử lý theo quy định kỷ luật của Đảng, công chức, viên chức tại nơi làm việc.

Tuy nhiên, Đại tá Nhật cũng lưu ý, các giải pháp đều mang tính cộng hưởng, nếu không giải quyết được gốc rễ của vấn đề là ý thức người điều khiển phương tiện giao thông thì việc CSGT ra quân dù quyết liệt tới đâu cũng chỉ mang tính xác suất, giải quyết được phần ngọn./.

MC: Quay trở lại với chủ đề của ATGT hôm nay là Xử lý nồng độ cồn. Thưa chị Hương! Với chuyên đề nồng độ cồn này thì phòng CSGT CA tỉnh đã có kế hoạch cụ thể như thế nào ạ?

Chị :

MC: Và ít phút còn lại của chương trình chị có thông điệp gì gửi đến mọi người nhân chủ đề của ATGT hôm nay ạ?

Chị trả lời: TNGT là điều không ai mong muốn, thế nhưng nó vẫn đang xảy ra khiến nhiều gia đình rơi vào bi kịch. Sau mỗi vụ TNGT đều để lại nỗi đau, nỗi ám ảnh kinh hoàng, day dứt khôn nguôi. TNGT là gánh nặng vật chất đối với những người trong cuộc. Người mất đi để lại những nỗi đau dai dẳng cho người thân, còn những người bị thương tật do TNGT không những trở thành gánh nặng cho gia đình mà bản thân họ còn chịu sự đau đớn kéo dài. Liên quan đến TNGT, thời gian qua, đã có rất nhiều thông điệp được tuyên truyền như: “Đã uống rượu, bia thì không lái xe”, “Phía trước tay lái là tính mạng”... nhưng hiệu quả của việc thực hiện những thông điệp này đều phụ thuộc vào ý thức của mỗi người. Vì thế, rất cần việc tuần tra kiểm soát của các cơ quan chức năng để phát hiện, xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu và hơi thở có nồng độ cồn.

Hình phạt đủ sức răn đe, cảnh tỉnh, cùng với đó là ý thức tự giác chấp hành các quy định khi tham gia giao thông của người điều khiển phương tiện chính là hai vấn đề mấu chốt để kéo giảm tỷ lệ TNGT, nhất là các vụ TNGT có nguyên nhân từ rượu, bia. Chúc mọi người an toàn và nhớ hãy thượng tôn pháp luật!

MC: Cảm ơn thông điệp từ Trung tá Lê Thị Hoài Hương - Phòng CSGT Công an tỉnh Cảm ơn quý thính giả đã lắng nghe ATGT. Chúc mọi người an toàn và hãy thượng tôn pháp luật để đảm bảo ATGT cho bản thân và gia đình và xã hội! Chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong khung giờ này tuần sau!

         

 

 

 

         

         

           

         

         

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 13/03/2023 08:07 Lê Vĩnh Nhiên 13/03/2023 09:05

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà