Nhiều khó khăn đặt ra trong việc phong tặng danh hiệu cho nghệ nhân ở Quảng Trị
Danh mục
Phóng sự - Tài liệu
NỘI DUNG

MC: Thưa quý vị và các bạn, Việc công nhận danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân (NNND), Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) là sự ghi nhận những cống hiến của nghệ nhân sau cả quá trình họ nỗ lực vì sự nghiệp bảo tồn các giá trị văn hóa dân gian đang đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, để có được sự công nhận ấy đòi hỏi rất nhiều điều kiện theo quy định để hoàn thiện được hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu. Đối với những đồng bào vùng miền núi Quảng Trị đây là những phần việc rất khó khăn nếu không có sự hỗ trợ tích cực từ các cấp ngành, địa phương liên quan thì rất khó thực hiện được. Xin kính mời quý vị và các bạn cùng theo dõi phóng sự sau.

 

Tít PS: Nhiều khó khăn đặt ra trong việc phong tặng danh hiệu cho nghệ nhân ở Quảng Trị

Trong những năm qua Xã Lìa, huyện Hướng Hóa được biết đến không chỉ là một điểm sáng về phát triển kinh tế của vùng miền núi Quảng Trị, nơi đây có những câu lạc bộ hộ sản xuất kinh tế giỏi, những khu vườn kiểu mẫu...những tuyến đường giao thông do chính đồng bào Vân Kiều, Pa cô hiến đất, góp công xây dựng ...mà vùng đất này còn là nơi lưu giữ nhiều nét đặc trưng của bản sắc văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Trị. Trong đó phải kể đến là ông Hồ Củ Chành năm nay 85 tuổi và ông ông Hồ Văn Chôn năm nay 90 tuổi) ở Bản 1.

( Thả tiếng kèn thổi 30 giây )

                Ông Hồ Củ Chành và ông Hồ Văn Chôn là hai anh em ruột. Với những hiểu biết về Kèn bè, hai ông được người dân địa phương nhắc đến là” nghệ nhân uy tín của bản làng. Từ nhỏ hai anh em nghệ nhân Hồ Văn Chơn và Hồ Cu Chảnh rất yêu thích khèn bè, tù và, cồng chiêng, đánh trống…; hát được nhiều làn điệu như: Cà lơi, cha chấp, oát, xiêng, xa nớt… và múa truyền thống. Với sự yêu thích, ham học hỏi và sẵn vốn có năng khiếu nên hai ông đã nhanh chóng lĩnh hội đầy đủ tinh hoa bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời có thêm nhiều sáng tạo mới để mang đến những nét mới, độc đáo trong biểu diễn.

Phỏng vấn : ông Hồ Văn Chôn

Xã Lìa huyện Hướng Hóa

(PTV đọc dịch : Từ nhỏ tôi đã theo cha học thổi và làm kèn bè. Công đoạn làm kèn rất khó, mình phải chịu khó, cẩn thận làm từng cái nhỏ, sau đó ghép lại. Tiếng kèn là kết hợp của âm thanh và nhịp thở của người thổi vì vậy phải đặt tấm lòng của mình vào đó tiếng kèn mới hay mới vang được)

Cứ như thế , tiếng kèn của ông Hồ Cu Chảnh và ông Hồ Văn Chôn ngân vang khắp núi rừng hướng Hóa, trải qua bao mùa nương rẫy, bao mùa lễ hội của quê hương, của bản làng. Cùng bà con dân bản vun đắp, xây dựng văn hóa dân tộc ngày càng phát triển và lan tảo đến nhiều thế hệ. Đặc biệt, thời gian gần đây, thông qua các hoạt động văn hóa ở địa phương, huyện Hướng Hóa thường xuyên mời ông Chảnh và ông Chôn đi tham gia lớp truyền dạy nhạc cụ dân tộc cho thanh niên các thôn bản. Với kinh nghiệm và tình yêu với nhạc cụ truyền thống của dân tộc các ông đã rất nhiệt tình, bền bĩ tham gia các hoạt động. Tuy vậy, xét theo các quy định về việc phong tặng nghệ nhân để có được những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cả hai ông Hồ Củ Chành và ông Hồ Văn Chôn vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Phỏng vấn : Ông Hồ Cu Chảnh

Xã Lìa huyện Hướng Hóa

( PTV đọc dịch : Chúng tôi rất tâm đắc các hoạt động truyền dạy việc sử dụng và chế tác nhạc cụ cho thế hệ trẻ, rất vui vì các thanh niên bây giờ cũng nhiều người quan tâm. Nhưng với điều kiện kinh tế khó khăn, tuổi cao chưa có nhiều nguồn hỗ trợ nên nhiều mong muốn vẫn chưa thực hiện được. Rất mong được sự hỗ trợ nhiều hơn của các cấp ngành)

Phỏng vấn : Bà NGUYỄN THỊ HUYỀN

Trưởng phòng Văn hóa – Huyện Hướng Hóa

Ở Hướng Hóa nói riêng và nhiều địa phương miền núi Quảng Trị nói chung, dù cuộc sống nhiều khó khăn nhưng vẫn còn rất nhiều người đam mê và hiểu biết sâu rộng nhạc cụ, làn điệu dân tộc… Họ đầu tư rất nhiều tiền bạc, công sức để sưu tầm, bảo tồn những loại nhạc cụ truyền thống và giữ gìn cẩn thận như báu vật trong nhà. Nhiều người dành trọn tâm huyết để truyền lại “linh hồn” của bản làng cho thế hệ hôm nay bằng những việc làm ý nghĩa và thiết thực.

Ông Hồ Phương ở thị trấn Krongklang huyện Đakrông là một trong những người con ở Quảng Trị quan tâm bảo tồn, phát triển văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Gắn bó nhiều năm với mảnh đất Đakrông, ông Phương rất am hiểu về phong tục tập quán của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô. Nhất là trong thời gian công tác trong ngành văn hóa 20 năm , ông Hồ Phương  đã trăn trở gom góp xây dựng nhà riêng của mình trở thành một địa chỉ văn hóa cho những ai muốn tìm hiểu về văn hóa, đời sống, con người các dân tộc thiểu số Quảng Trị. Đến đây nhiều người rất ngỡ ngàng về sự phong phú, đa dạng của những hiện vật văn hóa được ông sưau tầm, cất giữ hàng chục năm qua. Mỗi hiện vậy là một câu chuyện gắn liền với đời sống của người dân, gắn bó bở bản làng, với núi rừng Quảng Trị.

Ông HỒ PHƯƠNG

Thị trấn Krong Klang – Đakrông, Quảng Trị

Sinh ra, lớn lên hay gắn bó với rừng núi quảng trị qua những chuyến công tác, mỗi người dành tình yêu cho văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đều có những cách khác nhau để góp phần gìn giữ và bảo tồn văn hóa địa phương. Đặc biệt, trong thời gian qua, nhiều người đã tích cực, chủ động Phối hợp với chính quyền địa phương thành lập các câu lạc bộ (CLB) cồng chiêng tổ chức sinh hoạt thường xuyên nhằm giữ gìn và quảng bá nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc. Các CLB cồng chiêng chỉ biểu diễn khi lễ hội đâm trâu hoặc xã, huyện, tỉnh tổ chức hội thi các truyền thống dân tộc thiểu số. Các CLB cồng chiêng này thường xuyên tham gia hội thi ở trong huyện, tỉnh và khu vực miền Trung - Tây Nguyên đạt nhiều kết quả cao. Tuy nhiên, trong số những người tâm huyết đã và đang góp phần giữ gìn văn hóa truyền thống các dân tộc, có rất ít họ được công nhân là Nghệ nhận, vì những lý do rất khác nhau.

 Phỏng vấn : Bà NGUYỄN THỊ HUYỀN

Trưởng phòng Văn hóa – Huyện Hướng Hóa

Ông SƠN – Phó chủ tịch UBND huyện Đakrông

Thực tế cho thấy, trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các nghệ nhân dân gian đã có những đóng góp không nhỏ. Tuy nhiên số người được công nhận nghệ nhân dân gian không nhiều. Nhiều người trong số họ, tuổi cao sức yếu, cuộc sống gặp nhiều khó khăn, rất cần được hỗ trợ trong cuộc sống cá nhân cũng như việc truyền dạy, lưu giữ các loại hình nghệ thuật truyền thống để không bị rơi vào tình trạng mai một, quên lãng. Trong thời gian tới, rất mong sự chung tay của các cấp ngành, địa phương liên quan sớm tìm được giải pháp hỗ trợ những người đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ, đề nghị xét tặng, tài năng, tâm huyết, uy tín nghề nghiệp của các nghệ nhân đã được công chúng, xã hội thừa nhận, góp phần tôn vinh những nghệ nhân đã âm thầm, miệt mài cống hiến cho nghệ thuật truyền thống, nỗ lực giữ gìn các di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc thời gian qua./.

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Việt Thanh 25/05/2023 07:43 Lê Vĩnh Nhiên 25/05/2023 13:27
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà