Hanh phúc quanh ta
Danh mục
Hạnh phúc quanh ta
NỘI DUNG

Chương trình hạnh phúc quanh ta

Nhạc hiệu quảng bá chương trình:

MC1: Quý vị và các bạn đang nghe chương trình Hạnh phúc quanh ta đang được phát sóng trên kênh phát thanh tần số 92,5Mgz và trên kênh facebook Đài PTTH Quảng Trị.

MC2: Chương trình được phát sóng vào 16h30 phút thứ 3 hàng tuần. Hãy cùng sẽ chia về những điều bình dị làm nên hạnh phúc quanh ta.

MC1: Hạnh phúc quanh ta, kết nối và chia sẻ.

Còn cha còn mẹ, đời còn vui

Như Quỳnh rất vui khi được đồng hành cùng Qv & các bạn trong chương trình hạnh phúc quanh ta được phát sóng định kỳ vào 16h30 thứ 3 hàng tuần trên sóng phát thanh của Đài PTTH Quảng Trị.

Quý vị và các bạn thân mến! Người ta thường dùng từ trưởng thành cho những đứa trẻ lớn lên cả về thể chất lẫn tinh thần, nghĩa là đứa trẻ đó có đủ sức khỏe và khôn ngoan để đối chọi với những vấp cản trong cuộc sống. Nhưng lại có một sự trưởng thành khác đó là khi ta rời xa vòng tay của mẹ cha để chông chênh trên con đường riêng của mình. Và có lẽ rất nhiều người đã từng có cảm nhận thế này: Tuổi tác càng lớn, khi đi xa sẽ càng nhớ nhà. Bởi vì càng lớn, tiếp xúc với hiện thực xã hội càng nhiều, chúng ta sẽ càng cảm nhận được sự ấm áp và cảm giác an toàn mà gia đình đem lại cho bản thân. Nguồn gốc của sự ấm áp và cảm giác an toàn này đến từ bố mẹ. Và tôi cũng rất tâm đắc với chia sẻ của 1 người bạn, bạn ấy nói rằng sau khi bố mẹ mất đi mình mới hiểu được câu nói: Còn cha còn mẹ, đời con vui. Và trong chương trình HPQT tuần này chúng tôi mời Qv cùng lắng nghe những chia sẻ như thế cùng với vị khách mời của chương trình là chị Hoàng Kim Loan, Giáo viên tiếng Anh.

Xin cảm ơn Loan đã nhận lời tham gia cùng chương trình.

Chào QV thính giả đang nghe đài, chào MC Như Quỳnh, Kim Loan rất vui khi được tham gia chương trình ngày hôm nay.

Loan này, Loan nghĩ sao về chủ đề của chương trình hôm nay?

Trả lời

Vâng, có thể nói rằng trong cuộc đời này không gì có thể so sánh được với tình yêu thương của cha mẹ dành cho con cái của mình. Đặc biệt là với những người bắt đầu bước vào tuổi trung niên, đã trải qua bao thăng trầm dâu bể, có những người phải xa quê hương, xa cha mẹ thì nỗi nhớ nhung và sự thấu hiểu về câu nói: Còn cha còn mẹ, đời còn vui. Sau đây là 1 câu chuyện, 1 chia sẻ như thế của tác giả Hoàng Anh Sướng, mời Loan cùng Qv lắng nghe.

Nhạc cắt Câu chuyện cuộc sống

Ngày còn cha mẹ

Các bạn tôi hay bảo, nhìn bố con anh em thèm quá, bố con em chẳng bao giờ nói chuyện với nhau được quá năm phút.

Cha tôi là một nghệ nhân trà. Với tôi, ông vừa là cha, vừa là thầy, cũng là tri kỷ.

Giống như mẹ, tình thương của cha dành cho tôi thật lớn. Năm 22 tuổi, tôi mắc bệnh đại tràng, người ốm yếu. Cao 1m70 mà tôi chỉ nặng 49 kg. Ngày nào bụng cũng đau. Cha đi tìm thầy thuốc khắp nơi, cặm cụi sắc thuốc, nấu ăn cho tôi hàng ngày. Uống thuốc ròng rã mấy tháng, tôi sợ, nhìn bát thuốc là muốn ói. Cha dỗ dành, động viên tôi uống từng ngụm như dỗ đứa trẻ. Khi hết bệnh, thấy tôi khỏe mạnh, mọi người khen, ông chỉ mỉm cười.

Những lần tôi cấp cứu ở Bệnh viện Saint Paul Hà Nội lúc nửa đêm, cha đã 74 tuổi nhưng vẫn đưa tôi đến viện, chăm chút thâu đêm khiến các y bác sĩ và bệnh nhân cùng phòng, ai cũng cảm động.

Năm 18 tuổi, tôi theo cha lên Hà Giang nghiên cứu những cánh rừng trà cổ thụ. Tận mắt chứng kiến cuộc sống cực khổ của người Mông, Dao nơi đây, đêm nằm, tôi thao thức không ngủ được, "con thương họ quá". Cha bảo: "Con hãy lắng tâm suy ngẫm. Suốt mấy ngày ở đây, con thấy họ có phàn nàn, kêu ca gì không? Trái lại, họ rất vui vẻ, không khí gia đình đầm ấm. Họ cười đùa suốt ngày, hồn nhiên như cây cỏ, ăn no, ngủ kỹ. Trong khi đó, con lại đang trằn trọc. Vậy thì họ khổ hay con khổ đây?".

Cha tôi giải thích, "Nội yên tri phúc", nghĩa là, tâm yên ổn thì mới hưởng phúc lộc. Hạnh phúc hay đau khổ, sung sướng hay bất hạnh là ở cái tâm. Bởi nếu tâm không yên, lúc nào cũng căng thẳng, lo âu, sợ hãi, hận thù, thì dẫu nằm trên đống bạc vàng cũng đâu thấy hạnh phúc.

Đó là bài học đầu tiên của tôi về hạnh phúc.

Mấy chục năm, mọi buồn vui trong đời, hai cha con tôi đều san sẻ. Có lần, bạn tôi chứng kiến cha con gần gụi thân thiết đã khóc. Cậu ấy bảo: "Nhìn thấy bố con anh mà em tủi thân quá. Bởi bố con em nói câu trước, đến câu sau đã cãi nhau rồi". Bạn bè của cha tôi bảo: "Tôi ghen với ông Trường Xuân quá, sao ông lại có thằng con trai hiểu bố, yêu bố đến độ chia sẻ mọi điều thế này?".

Ngày cha mẹ còn sống, tôi vẫn tâm sự với bạn thân rằng, nỗi sợ duy nhất trong đời tôi là ngày vĩnh viễn mất cha mẹ mặc dầu tôi hiểu mọi thứ đều vô thường, không sinh không diệt. Tôi có niềm tin vững chãi rằng chết không phải là hết. Nhưng tôi vẫn sợ mất cha mẹ bởi tình yêu họ dành cho tôi quá lớn, cũng bởi tình thương trong tôi quá nhiều. Tôi biết, cha mẹ ra đi sẽ để lại khoảng trống vô cùng lớn trong tâm hồn tôi mà không ai có thể khỏa lấp.

Và rồi, nỗi sợ hãi ấy đã đến, dồn dập. Mẹ tôi mất. Sáu tháng sau, cha mất. Trái tim tôi tan hoang.

Vu Lan năm đó đúng lúc đại dịch Covid bùng phát. Tôi nhận được nhiều cuộc gọi, tin nhắn của người quen khắp cả nước báo tin ông bà, cha mẹ vừa mất. Rất nhiều giọt nước mắt đã rơi. Có những giọt nước mắt buồn đau, thương tiếc, song cũng có cả những giọt nước mắt ân hận, day dứt vì người con từng có những lời nói, việc làm khiến cha mẹ buồn lòng.

"Anh ơi! Em ân hận lắm. Cách đây ba tháng, em đòi ba má đổi xe ôtô cho em. Ba má không đồng ý. Thế là em giận, bỏ nhà ra ngoài ở. Suốt mấy tháng, em không về, cũng chẳng điện thoại hỏi thăm. Bây giờ ba má em mất cả rồi. Em là đứa con bất hiếu, đáng nguyền rủa anh ơi", chàng trai trẻ ở Sài Gòn khóc nấc trong điện thoại với tôi.

Chỉ đến khi trải qua cái chết đột ngột của đấng sinh thành, nhiều người đã ngộ ra rằng bất cứ giây phút nào, mình có thể không còn cha mẹ nữa. Bởi vậy, nếu ta không nói lời yêu thương, không làm điều gì tốt đẹp hiến tặng cha mẹ ngay bây giờ thì lúc nào?

Tôi từng đến 36 nước, kết bạn, làm việc với nhiều người khác nhau. Tôi thấy cha mẹ ở đâu cũng yêu thương con vô điều kiện. Nhưng có lẽ chưa ở đâu tôi thấy đấng sinh thành lại chịu thương, chịu khó, giàu đức hy sinh, chịu nhiều thiệt thòi như các bậc cha mẹ Việt Nam. Ở rất nhiều gia đình, tôi thấy cha mẹ gần như hy sinh mọi điều tốt nhất cho con từ trẻ tới già. Con cái lấy vợ, gả chồng, cha mẹ lại tiếp tục chăm cháu. Có khi cả một đời, rất nhiều cha mẹ chưa một ngày thực sự sống cho riêng mình.

Vậy mà không phải ai cũng được nghe những lời từ con, rằng: "Con yêu mẹ!", "Con biết ơn cha!", "Con hạnh phúc khi được làm con của cha mẹ". Có lẽ một phần do văn hóa Á đông, không quen nói lời yêu thương nên rất ít người làm được. Song một phần bởi rất nhiều gia đình bây giờ bị mất kết nối, mất truyền thống. Cuộc sống bận rộn trong guồng quay gạo tiền khiến các thành viên ít có mặt cho nhau, ít trò chuyện, ít lắng nghe nhau. Và vì thế, họ không hiểu nhau.

Hiểu là nền tảng của thương yêu. Không có hiểu thì không có thương. Cha mẹ thương mà không hiểu con thì tình thương ấy chỉ mang lại ngột ngạt, bức bí, khổ đau cho con. Ngược lại, con không hiểu cha mẹ thì mỗi khi nghĩ về cha mẹ chỉ thấy oán trách, giận hờn, bực bội. Để rồi, không ít cha mẹ tuyên bố từ mặt con. Không ít người con nói "Ông không phải bố tôi". Những bi kịch đau lòng ấy đều bắt nguồn từ sự thiếu hiểu nhau do mất kết nối, không chịu lắng nghe và không dùng ái ngữ.

Hôm nay là dịp để chúng ta nói lời tri ân với bậc sinh thành. Nếu còn ngượng nghịu, ta có thể tập những lời gần như vậy, những cử chỉ thân thương. Đã bao lâu rồi bạn không ôm cha mẹ mình?

Đức Phật từng dạy: Cha mẹ là Phật, xin đừng tìm Phật ở đâu. Hiếu thảo với cha mẹ chính là tu, xin đừng mất công loay hoay tìm kiếm phép tu cao siêu nào.

Cuộc sống vô thường. Hôm nay, ta nói được lời yêu thương nào, làm được việc hiếu đễ nào, xin đừng để tới ngày mai, sợ rằng quá muộn.

Vâng, một chia sẻ đầy xúc động và cũng rất ý nghĩa đúng không thưa QV.

Kim Loan thân mến! Qua nghe câu chuyện vừa rồi bạn có suy nghĩ như thế nào?

Trả lời

Xin được hỏi hiện tại cuộc sống của gia đình Loan như thế nào?

Trả lời

Vâng, có thể khẳng định rằng không gì có thể so sánh được với tình cảm, sự yêu thương, sự hy sinh của cha mẹ dành cho con cái. Có lẽ cũng chỉ có duy nhất cha mẹ là những người yêu thương ta vô điều kiện. Và tôi cũng thấy rằng với chúng ta khi khó khăn, khi vấp ngã thì người mà ta nhớ đến nhất chính là cha mẹ của mình. Với Loan thì sao, Loan có thể kể về những câu chuyện, hay là những dấu ấn khó phai của Loan với cha mẹ của mình được không?

Trả lời

 

Vâng và như Loan vừa chia sẻ thì Loan đang sống cùng với cha mẹ và cả 2 đều đã già đúng không ạ. Như chúng ta cũng đã biết đấy thì những người trẻ như chúng ta thường thích cuộc sống tự do, sống riêng hơn vì nhiều người cũng chia sẻ rằng vì khoảng cách thế hệ nên cũng khó hòa hợp với cha mẹ, mặc dù họ cũng rất yêu quý cha mẹ. Với Loan thì sao, vì sao bạn quyết định trở về sống cùng cha mẹ?

Trả lời

Khi sống chung với cha mẹ thì cuộc sống của Loan có những thay đổi như thế nào?

Trả lời

Và không biết sức khỏe của 2 bác hiện nay như thế nào?

Trả lời

Vâng, có thể nói khi cha mẹ đã già thì việc chăm sóc cho cha mẹ là không hề dễ dàng đúng không Loan?

Trả lời: Chia sẻ về công việc chăm sóc cha mẹ hàng ngày...  

Nhưng là 1 người thường xuyên theo dõi Loan trên trang facebook Quỳnh thấy Loan luôn rất lạc quan, mạnh mẽ, kể cả những lúc phải theo cha mẹ vào viện dài ngày. Rồi 1 mình Loan còn phải lo cho bé nhỏ nữa. Loan đã làm quen với việc chăm sóc người già như thế nào? Và phải sắp xếp thời gian, công việc như thế nào?

Trả lời

Phải nói thẳng thắn với nhau rằng sẽ có những lúc chúng ta mệt mõi đúng không Loan? Những lúc như vậy thì Loan suy nghĩ và làm gì để vượt qua?

Trả lời

Vâng và không phải ai cũng làm được như Loan đâu. Chính vì thế nhiều gia đình dù con đông nhưng việc chăm sóc cha mẹ lại khó khăn và người già cũng cảm thấy sự cô đơn, trống trải và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Mời Qv thính giả và Loan cùng lắng nghe câu chuyện sau đây.

Nhạc cắt lắng nghe và chia sẻ

Con lớn lên, nhiều kiến thức hơn, dần thiếu kiên nhẫn và xem thường cha mẹ, khiến họ trở thành một "con nhím" thận trọng.

Một độc giả gửi đến mục tâm sự của một tờ báo chia sẻ câu chuyện của mình như sau: "Tôi mua cho mẹ một chiếc điện thoại thông minh. Mẹ nhờ tôi dạy cách sử dụng. Tôi đã chỉ cho bà cách tải các ứng dụng, sau đó bật máy tính lên để chuẩn bị làm việc. Thế rồi mẹ vào, bà lại hỏi về một phần mềm mới. Lát sau, khi tôi đang xoay sở với đống việc, bà ở bếp than thở vọng ra rằng bà không thể dùng được chiếc máy mới. Dòng ý tưởng công việc bị cắt ngang khiến tôi bực dọc, tôi chạy vào bếp và gắt lên với mẹ. Bà ngước lên nhìn tôi khổ sở: "Hay là thôi, mẹ vẫn dùng điện thoại cũ". "Tùy mẹ, mẹ muốn thế nào cũng được", tôi sốt ruột bước ra ngoài, để mẹ một mình với cái điện thoại đời mới.

Đêm khuya hôm ấy, khi chuẩn bị đi ngủ, tôi nhận được tin nhắn của mẹ: "Con à, mẹ đã già. Mẹ quên nhanh điều người khác nói. Mẹ cũng không nhớ cả điều mẹ đã nói. Lúc nấu cơm, có khi mẹ quên cả cắm phích. Con có thể kiên nhẫn hơn với mẹ không?".

Những dòng mẹ viết làm mắt tôi ướt nhòe. Tôi biết, mẹ không dám nói chuyện trực tiếp với tôi nên đã nhắn tin. Tôi dằn vặt mình: Giá có thể kiên nhẫn hơn một chút nữa.

Những ngày sau đó, mẹ không hỏi tôi về điện thoại nữa. Tự bà đã mày mò, tìm hiểu cách tải ứng dụng".

Độc giả bày tỏ, anh biết mẹ anh đã tổn thương. Anh chia sẻ: "Điều đáng buồn nhất không phải là thái độ của tôi, mà là thông điệp tôi đã truyền tải qua thái độ ấy, nó nhắn nhủ với mẹ lại rằng: Mẹ đã già rồi, và đang dần trở nên vô dụng". Giờ đây, khi bình tĩnh nhìn lại, anh cảm thấy day dứt, vì đã để lại những vết sẹo trong lòng đấng sinh thành.

Nỗi buồn lớn nhất của cha mẹ khi họ già đi, chính là buộc phải trở nên thận trọng hơn với con mình.

Thủa ấu thơ, trong mắt trẻ, mẹ cha là người biết mọi thứ, mạnh hơn tất cả. Cha mẹ là hai ngọn núi, che chở, mang lại bình yên cho đứa con.

Nhưng có một ngày, những "ngọn núi" ấy không còn sừng sững nữa. Đó là khi bố mẹ về già. Họ có nhiều điều không dám hỏi, không dám đề cập với con. Lý do đơn giản, tuổi tác khiến họ dễ tổn thương hơn. Đó còn là vì con cái dần thay đổi, trở nên thiếu kiên nhẫn, nhiều kiến thức hơn và dần xem thường người cha, mẹ. Điều đó biến cha mẹ thành một "con nhím" thận trọng.

Sự đồng hành của cha mẹ trong mọi giai đoạn cuộc đời của con giống như một bức tường ngăn giữa con và "Thần Chết". Bất kể là lên 3, lên 5, hay 40, 60, bạn luôn cảm thấy cái chết ở rất xa chúng ta, khi cha mẹ còn ở bên. Tuy nhiên, khi đấng sinh thành về với cát bụi, những cảm xúc sẽ hoàn toàn thay đổi. Người con cảm thấy mình đã bước sang một giai đoạn mới của cuộc đời, thấu hiểu rõ nỗi đau mất mát bởi sự mong manh của đời sống, họ trở nên già dặn hơn, cô độc hơn, và yếu đuối hơn, khi thiếu đi chỗ dựa quan trọng. Đó là lúc, con cái hiểu được giá trị trọn vẹn của cha mẹ mình.

          Vâng kính thưa Qv đó là những chia sẻ rất đáng suy ngẫm khi mà càng ngày càng có nhiều người già cảm thấy cô đơn ngay trong chính căn nhà của mình. Kim Loan thân mến, nghe những chia sẻ này bạn có suy nghĩ như thế nào?

          trả lời

          Thực tế hiện nay nhiều người trẻ lấy lý do bận rộn công việc nên việc chăm sóc cha mẹ có phần ít hơn, thiếu sự quan tâm hơn trước, nhiều người chỉ đơn giản thuê thêm người giúp việc để thay mình chăm sóc cha mẹ. Loan suy nghĩ như thế nào trước thực tế này?

          trả lời

          Vâng, và thực sự thì cha mẹ chúng ta đôi khi không cần sự báo đáp về vật chất đâu, điều họ cần nhất chính là sự quan tâm xuất phát từ chính sự thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia của con cái. Và việc chăm sóc cha mẹ về mặt tinh thần cực kỳ quan trọng đúng không ạ?

          trả lời

          Với gia đình của mình thì việc chăm sóc cha mẹ về mặt tinh thần được Loan thể hiện như thế nào?

          trả lời

          Quả thật bản thân tôi cảm thấy xúc động và ngưỡng mộ trước những quan tâm, chăm sóc dù nhỏ nhưng đầy ý nghĩa và tinh tế mà Loan đã dành cho cha mẹ mình. Và tôi cảm nhận được Loan cũng cảm thấy vui, hạnh phúc với việc mình đang làm, với cuộc sống mà mình đang sống đúng không ạ?

          trả lời ( Chia sẻ về niềm vui và hạnh phúc của mình )

          Vâng, và có lẽ lúc này đây, với sự thấu hiểu của mình thì Loan có thể chia sẻ về ý nghĩa của câu nói: Còn cha còn mẹ, đời còn niềm vui được không?

          Trả lời

          Vâng niềm vui và hạnh phúc giản dị nhưng cũng thật thiêng liêng, dù cha mẹ có già đi, dù chúng ta có vất vả khi chăm sóc họ, nhưng chỉ cần họ còn hiện diện bên cuộc đời thì cũng đủ để chúng ta thấy an lòng, thấy bình yên đúng Loan? Và nhân chương trình này thì nếu được nói 1 điều với cha mẹ và những người thân trong gia đình mình thì Loan sẽ nói điều gì?

          trả lời

          Cuối cùng Loan có gì muốn chia sẻ đến QV thính giả đang nghe đài nhất là các bạn trẻ?

          trả lời

          Xin cảm ơn Loan đã tham gia chương trình và có những chia sẻ ý nghĩa.

          Quý vị và các bạn thân mến! Thật hạnh phúc cho những ai được cài lên ngực áo một bông hoa hồng đỏ ngày Lễ Vu lan, thật sung sướng xiết bao khi mọi nẻo đường ta đi đều có cách để quay về, thật ấm áp ngần nào khi ta biết chắc chắn rằng, ở một nơi nào đó, vào bất cứ lúc nào có ít nhất một người đang ngóng trông, chờ đợi mình. Có ai khác chính là cha, là mẹ, là đấng sinh thành luôn sẵn sàng thứ tha để các con được an yên giữa giông tố cuộc đời.

Người ta thường nói trong cuộc sống, không có hạnh phúc nào lớn hơn hạnh phúc còn Cha Mẹ. Vì thế chúng ta hãy trân trọng mỗi khoảnh khắc bên cha mẹ, đó là hạnh phúc không gì có thể đánh đổi được.

Chương trình hạnh phúc quanh ta tuần này xin được khép lại tại đây, cảm ơn Qv & các bạn đã quan tâm lắng nghe. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Như Quỳnh 17/08/2023 16:25 Lê Vĩnh Nhiên 18/08/2023 16:26

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà