Kịch bản phóng sự 24 8 2023 - Nâng cao giá trị văn hóa sản phẩm OCOP
Danh mục
Phóng sự - Tài liệu
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa quý vị và các bạn! Thời gian qua, chương trình OCOP đã tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn, góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường; khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh. Đặc biệt, từ các giá trị văn hóa vùng, miền hình thành các sản phẩm OCOP, gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch. Từ chương trình này, nhiều địa phương đã quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, hình thành nhiều sản phẩm OCOP chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang tính nhân văn. Bên cạnh đó, việc đưa các sản phẩm OCOP vào các điểm du lịch vừa quảng bá hình ảnh vừa góp phần nâng cao giá trị văn hóa các sản phẩm OCOP. Phóng sự chia sẻ nội dung này, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

Kịch bản phóng sự 24 8 2023 - Nâng cao giá trị văn hóa sản phẩm OCOP

Thưa quý vị và các bạn! Thời gian qua, chương trình OCOP đã tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn, góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường; khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh. Đặc biệt, từ các giá trị văn hóa vùng, miền hình thành các sản phẩm OCOP, gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch. Từ chương trình này, nhiều địa phương đã quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, hình thành nhiều sản phẩm OCOP chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang tính nhân văn. Bên cạnh đó, việc đưa các sản phẩm OCOP vào các điểm du lịch vừa quảng bá hình ảnh vừa góp phần nâng cao giá trị văn hóa các sản phẩm OCOP. Phóng sự chia sẻ nội dung này, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

STT

Nội dung

Hình ảnh

TL

1

Đến với tỉnh Quảng Trị, nhiều người sẽ được hòa mình vào khung cảnh thanh bình của những đầm sen tỏa ngát hương. Trồng sen vừa mang đến sự bình yên, thư thái và cũng vừa giúp người nông dân có thể phát triển kinh tế. Thấu hiểu được những giá trị đó, chị Nguyễn Thị Thu Hiếu, Chủ cơ sở sản xuất sen Bảo Liên ở phường Đông Lương, thành phố Đông Hà đã chọn cây sen để phát triển kinh tế và gửi gắm các giá trị văn hóa qua từng sản phẩm từ sen. Sau nhiều năm đam mê, cống hiến tìm ra hướng đi cho riêng mình, bộ sản phẩm của thương hiệu Sen Bảo Liên được công nhận là sản phẩm nông thôn tiêu biểu với ba sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao là hạt sen tươi, hạt sen khô và tim sen.

Hình ảnh các hồ sen

Hình ảnh sản phẩm sen Bảo Liên...

45’’

2

Cảm nhận về sen Bảo Liên với văn hóa người Việt...

Bà TRẦN THỊ THU

Phường Đông Lễ - Đông Hà – Quảng Trị

 

3

Chia sẻ về việc mang giá trị văn hóa từ sản phẩm sen đến với mọi người?

Chị NGUYỄN THỊ THU HIẾU

Chủ cơ sở sản xuất sen Bảo Liên – Đông Lương – Đông Hà – Quảng Trị

45’’

4

Không chỉ là sản phẩm từ sen, rất nhiều sản phẩm nông nghiệp khác của tỉnh Quảng Trị đã được chứng nhận sản phẩm OCOP. Mỗi sản phẩm mang một giá trị văn hóa riêng biệt của vùng đất, con người nơi nó sinh ra.

Và để quảng bá, nâng cao giá trị, đưa sản phẩm OCOP đến với nhiều bạn bè trong và ngoài nước, việc trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm vào các điểm di tích lịch sử là một kênh thông tin vô cùng ý nghĩa. Du khách đến với Quảng Trị tham quan các địa điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh để hiểu hơn về mảnh đất và con người nơi đây. Khi một sản phẩm OCOP được trưng bày, quảng bá giới thiệu cũng là một hình thức để du khách hiểu thêm về những sản phẩm mang tính đặc thù từng địa phương gắn kết với giá trị văn hóa từng vùng miền của tỉnh Quảng Trị.

Tại Thành Cổ Quảng Trị, nhiều sản phẩm được chứng nhận OCOP đã được du khách trong và ngoài nước biết tới, giúp đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng, từng bước nâng tầm giá trị sản phẩm.

Hình sản phẩm ở Thành Cổ...

40’’

5

Chia sẻ về việc đưa sản phẩm OCOP vào điểm trưng bày...

Anh NGUYỄN PHƯỚC TÙNG

Công ty Du lịch Vietravel chi nhánh Đà Nẵng

50’’

6

 

Chị NGUYỄN THỊ KIM DUY

Hướng dẫn viên Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị - Quảng Trị

 

7

Chia sẻ về câu chuyện OCOP gắn với các điểm du lịch...

Ông HỒ VĂN HOAN

Phó Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Trị

50’’

8

Thời gian qua, chương trình OCOP đã lan toả mạnh mẽ, huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh trở thành một giải pháp được ưu tiên trong phát triển kinh tế nông thôn, gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới. Toàn tỉnh hiện có 115 sản phẩm OCOP, trong đó có 42 sản phẩm 4 sao và 73 sản phẩm 3 sao. Có 58 chủ thể OCOP, trong đó có 16 HTX, 16 DN, 04 THT và 22 Hộ SXKD và có 01 sản phẩm đang dự thi sản phẩm 5 sao trong năm 2023. Từ chương trình này, nhiều địa phương đã quy hoạch được vùng nguyên liệu đặc sản, bảo tồn các giá trị văn hóa, chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang tính nhân văn vùng miền. Giá trị văn hóa của sản phẩm OCOP chính là câu chuyện tạo nên sản phẩm đó. Câu chuyện có thể từ của một làng, một xã và thể hiện được nét văn hóa trong từng sản phẩm. OCOP gắn với nét đẹp truyền thống, văn hóa, sự đoàn kết của làng xã. Đây là giá trị cốt lõi, giá trị nhân văn trong sản phẩm OCOP.

Hình các sản phẩm OCOP

Sản phẩm dầu mè Từ Phong... tại Cam Thành

45’’

 

9

Chia sẻ về giá trị văn hóa trong sản phẩm OCOP

Ông NGUYỄN NGỌC TUYỂN

Bí thư Đảng ủy xã Cam Thành – Cam Lộ - Quảng Trị

40’’

10

Chia sẻ về giải pháp nâng cao giá trị văn hóa từ OCOP

Bà NGUYỄN HỒNG PHƯƠNG

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị

45’’

11

Một trong những thành công quan trọng của Chương trình Mỗi xã một sản phẩm là đã tạo được sinh kế cho người dân ở nhiều vùng, miền, nhất là những nơi vùng sâu, vùng xa, nhưng vẫn bảo tồn, phát huy được văn hóa bản địa. Phát triển sản phẩm OCOP giờ đây không chỉ là vấn đề giá trị kinh tế mà còn là giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường. Khi đã đạt được theo tiêu chí, thì đằng sau đó chính là niềm tự hào của chủ thể, là câu chuyện tạo ra giá trị và khách hàng sẵn sàng mua để có được trải nghiệm về văn hóa, trải nghiệm về câu chuyện của chính chủ thể đã làm ra những sản phẩm OCOP. Với dư địa còn lớn, nếu quyết tâm cao thì trong tương lai số lượng sản phẩm OCOP tại tỉnh Quảng Trị sẽ không ngừng tăng. Đồng nghĩa với việc giá trị kinh tế, giá trị văn hóa do sản phẩm OCOP tạo ra sẽ là thế mạnh để khẳng định được vị thế của mình trong phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương./.

Hình sản phẩm OCOP các địa phương

40’’

GTPS - Thời gian qua, chương trình OCOP đã tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn, góp phần chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với dịch vụ, du lịch. Từ chương trình này, nhiều địa phương đã quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, đặc biệt là bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống; hình thành nhiều sản phẩm OCOP chuyển tải những câu chuyện sản phẩm mang tính nhân văn của vùng, miền. Bên cạnh đó, việc đưa các sản phẩm OCOP vào các điểm du lịch vừa quảng bá hình ảnh vừa góp phần nâng cao giá trị văn hóa các sản phẩm OCOP. Phóng sự Nâng cao giá trị văn hóa sản phẩm OCOP sẽ đề cập đến nội dung này, PS được phát sóng vào lúc... ngày 26 8 2023 trên sóng TH của Đài PTTH Quảng Trị, mời...

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 22/08/2023 09:56 Nguyễn Thị Bảo 22/08/2023 09:56
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà