Gập ghềnh NTM miền núi
Danh mục
Mỗi tuần một chuyện
NỘI DUNG
Lời dẫn : MTMC: GẬP GHỀNH NÔNG THÔN MỚI MIỀN NÚI QUẢNG TRỊ. (Xuân Dũng-Quốc Nhật) -Đón xem: ptv đọc Xây dựng nông thôn mới đối với miền xuôi đã không đơn giản huống chi là đối với miền núi thì lại càng khó khăn. Vậy thì những năm qua miền núi đã tiến hành như thế nào, những gì làm được và chưa làm được, tại sao lại như vậy, cần nhìn nhận vấn đề phát sinh như thế nào để có cách phản biện, đề xuất hợp lý phù hợp với thực tế của vùng cao Quảng Trị. Nội dung này sẽ được thông tin trong c/m MTMC phát sóng vào chủ nhật 24/12, vào lúc 6g,11g15 và 20g20. Mời quý vị và các bạn chú ý theo dõi. -Ptv dẫn : Thưa quý vị và các bạn! Trước khi vào nội dung chính tuần này, chúng tôi xin có thông tin liên quan đến c/m đã phát sóng. Đó là những công dân đã có mặt trong c/m MTMC “Đất đai chia cắt ruột rà” gồm bà Nguyễn Thị Tình, thương binh 2/4, ông Nguyễn Thanh Minh, bộ đội xuất ngũ và bà Nguyễn Thị Nghĩa hiện trú tại quốc lộ 9, tp Đông Hà tiếp tục có đơn thư khiếu nại tố cáo gởi đến các cơ quan chức năng và gởi đến c/m MTMC. Theo đó họ vẫn bức xúc vì không được xây dựng nhà thờ cha mẹ trên mảnh đất hương hỏa dành cho các chị em họ ở khu phố 4, phường 4 Đông Hà. Vấn đề này chúng tôi xin đề nghị các cơ quan công quyền tp Đông Hà và ban ngành chức năng xem xét, trả lời và giải quyết để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân theo luật định trên tinh thần thượng tôn pháp luật và quan tâm đúng mức đến nguyện vọng chính đáng của công dân. Qúy vị và các bạn thân mến! Trở lại với nội dung chính tuần này. Như chúng ta đã biết, xây dựng nông thôn mới miền xuôi đã không hề đơn giản, còn với miền núi thì lại càng khó khăn, phức tạp. Vậy bên cạnh những kết quả đạt được thì hiện tại miền núi đang gặp những khó khăn, vướng mắc gì và cần phải nhìn nhận, giải quyết ra sao? Trong khuôn khổ của c/m tuần này, chúng tôi xin chuyển tải thông tin cũng như đề xuất một góc nhìn về lộ trình và một số biện pháp nhằm xây dựng nông thôn mới gắn liền với thực tế. Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi.

-Lời:

Những năm qua từ năm 2011 cho đến nay miền tây Quảng Trị đã bắt đầu hành trình xây dựng nông thôn mới. Phải nói rằng đây là một chủ trương lớn của quốc gia. Nếu làm đúng, làm được thì kết quả nhiều mặt về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng sẽ là động lực rất quan trọng, tạo đà cho miền núi từng bước phát triển, giảm bớt đói nghèo, lạc hậu, đem lại văn minh cho đồng bào vùng cao.

Dù còn có những ý kiến khác biệt về mặt này mặt khác nhưng phải thừa nhận rằng kết quả của quá trình xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị là có thật, góp phần làm thay đổi bộ mặt miền núi và tiếp sức cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa có thêm một số cơ hội chuyển mình. Đó quả thực là điều đáng ghi nhận.

Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận những khó khăn, vướng mắc, những trở ngại trên lộ trình nông thôn mới, nếu không lời giải cho bài toán khó vẫn nặng về lý thuyết thay vì phải gắn bó với thực tế vùng cao, nhất là ở hai huyện Hướng Hóa và Đakrong. Theo thống kê gần đây huyện Hướng Hóa cũng chỉ mới có 3 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, 9 xã đạt 10 đến 16 tiêu chí và 9 xã đạt 6 đến 9 tiêu chí, không có xã nào đạt dưới 5 tiêu chí. Còn với huyện Đakrong thì chưa có xã nào về đích trên lộ trình xây dựng nông thôn mới. Dẫn chứng như vậy để hiểu rằng xây dựng nông thôn mới ở vùng cao khó khăn đến nhường nào dù đã qua gần 6 năm thực hiện và thời gian chỉ còn lại 3 năm, kết thúc vào năm 2020. Chúng tôi đã có chuyến đi thực tế  cùng chủ tịch xã bắt đầu bằng cách thâm nhập xã Hướng Hiệp, một xã được coi là thuận lợi nhất của huyện Đakrong được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới trên một chuyến xe ben chuyên chở hàng hóa, vật liệu xây dựng. Một chuyến đi cũng bằng ô tô nhưng không hề dễ chịu để hiểu giao thông nông thôn ở đây thế nào dù trời đã bắt đầu hửng nắng. Đường sá ở một địa bàn thuận lợi nhất là thế này đây, rất nhiều đoạn lầy lội rất khó đi nên người và phương tiện tham gia giao thông đối mặt với vô vàn khó khăn, nguy hiểm. Chúng tôi tranh thủ hỏi chuyện bạn đồng hành và người lái xe để rõ hơn những đoạn đường khổ ải đã trở nên quá quen thuộc với người dân sống ở nơi đây.

*Anh Hồ Văn Phong, lái xe ở xã Hướng Hiệp, Đakrong, nói

Nhắc đến Hướng Hiệp, nhiều người cứ ngỡ là vùng đất nằm dọc quốc lộ 9, là địa danh Khe Van, là vị trí trung tâm xung quanh trụ sở UBND xã. Điều đó không sai nhưng chưa đủ. Địa bàn xã Hướng Hiệp còn kéo dài ra phía tây bắc khoảng chục cây số đường từ quốc lộ đến tận bản Đá Ngồi. Và ngước nhìn đã thấy những cánh quạt của điện gió xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa ngay trước mặt mình. Dọc đường đi nhìn thấy những bản làng thanh bình, có điều kiện trồng lúa nước, trồng sắn, trồng rừng và chăn nuôi trâu bò cũng khá thuận lợi. Chỉ tiếc là giao thông còn lắm  gian nan như thế thì đi lại, trao đổi hàng hóa sẽ rất khó khăn cho hành trình tiến về phía nước của vùng cao.

Trưa một ngày cuối năm, chúng tôi tình cờ được tham dự buổi trao đổi công việc thường kỳ của cán bộ thôn Pa Loang. Vẫn là những câu chuyện thiết thân không bao giờ cũ về bản làng, về cơ sở hạ tầng vùng cao cũng lắm gieo neo. Câu chuyện tiếp tục từ trong nhà ra đến ngoài đường vẫn còn chưa dứt như tâm sự đại ngàn.

*Ông Hồ Qúy Lý, thôn Pa Loang, Hướng Hiệp, Đakrong, nói

*Ông Hồ Văn Chăn, bí thư chi bộ, trưởng thôn Pa Loang, Hướng Hiệp, nói

Theo cách nói dân gian hóa một công thức của một số nhà hoạch định chính sách về cơ sở hạ tầng thường tóm lược trong 4 chữ: điện, đường, trường, trạm. Đặc biệt đối với miền núi thì giao thông có một vị trí đặc biệt quan trọng vì hầu như không một ai và không việc gì lại không cần đến sự đi lại, cần đến con đường. Mọi hoạt động của con người đều gắn liền với giao thông nông thôn và đó cũng là một tiêu chí rất quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, nhất là với vùng cao.

*Ông Hồ Chí Cường, chủ tịch UBND xã Hướng Hiệp, Đakrong, nói

Nếu Hướng Hiệp nỗi lo lớn nhất gắn liền với con đường thì đối với xã Mò Ó, một xã điểm của tỉnh trong xây dựng nông thôn mới, là chuyện giảm hộ nghèo là những chật vật với những chuyện ăn uống sinh hoạt thường ngày. Cuối năm rồi những hộ khó khăn lại ra xã nhận muối trợ cấp của nhà nước. Hình ảnh này vừa nói lên sự quan tâm của chính quyền đối với người dân nhưng đồng thời cũng là một thông điệp về khó khăn còn đầy trong cuộc sống của đồng bào miền núi.

*Ông Hồ Văn Cu Tai, trưởng thôn Khe Luồi, Mò Ó, nói

Làm việc với lãnh đạo xã, chúng tôi càng thấu hiểu những gian nan, thách thức đã và đang đặt ra với cán bộ cơ sở và đồng bào miền núi, nhất là với bà con dân tộc ít người.

*Ông Hồ Văn Do, chủ tịch UBND xã Mò Ó, nói (khó khăn…)

Hành trình nông thôn mới của vùng cao còn lắm gập ghềnh, gian khổ nên chuyện đặt ngang bằng với miền xuôi có vẻ không được thích hợp. Sự so sánh bỏ qua yếu tố đặc thù trong trường hợp này là rất khập khiễng. Nên chăng cần có một cơ chế khách biệt dành cho công cuộc xây dựng nông thôn mới ở miền núi.

*Ông Hồ Văn Do, chủ tịch xã Mò Ó, nói

*Ông Hồ Chí Cường, chủ tịch xã Hướng Hiệp, nói

Dù đã có nhiều cố gắng và được nhà nước các cấp quan tâm  nưng cho đến thời điểm  này, xã Mò Ó mới đạt 10 tiêu chí, còn xã Hướng Hiệp thì mới đạt 5 tiêu chí. Trong khi đó chỉ còn 3 năm nữa là, tức là đến năm 2020 là năm về đích nông thôn mới. Nhiều tiêu chí vẫn chưa và có thể không đạt được trong lúc khó khăn thì nhiều vô kể.

-Ptv chào cuối:

Qúy vị và các bạn thân mến! Qua khảo sát thực tế và lắng nghe ý kiến từ cơ sở, ý kiến của người dân, chúng ta có thể nhìn thấy khá đầy đủ những nét cơ bản của bức tranh xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Trị. Không thể không công nhận những gam màu tươi sáng, những đóng góp tích cực của lộ trình xây dựng vùng cao. Tuy nhiên cũng cần phải thấy và lường hết những khó khăn, vướng mắc trong lộ trình này. Cần có những biện pháp quyết đoán như đầu tư tập trung, tránh dàn trải, làm dứt điểm từng phần việc, từng công trình trong xây dựng cơ bản. Mặt khác cũng cần có một cơ chế linh hoạt, đặc thù dành cho miền núi, cả về tiêu chí và thời gian thực hiện phù hợp với thực tế, dễ chấp nhận và thực hiện. Có như thế thì việc xây dựng nông thôn mới ở miền núi mới sớm trở thành hiện thực.

C/m MTMC đến đây là hết. Thân ái chào tạm biệt và xin hẹn gặp lại.

 

 

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Phạm Xuân Dũng 20/12/2017 16:44 Phạm Xuân Dũng 20/12/2017 16:44
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà