MTMC
Danh mục
Mỗi tuần một chuyện
NỘI DUNG

 MTMC ngày 31/12

Thực hiện: Nguyễn Loan – Thanh Châu

Dẫn: Kính chào quý vị và các bạn! Trải qua 365 ngày với muôn màu của cuộc sống được chuyên mục MTMC đề cập, trong chuyên mục cuối năm 2017, mời quý vị và các bạn đến với huyện miền núi Hướng Hóa, một huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn nhưng đã nỗ lực để đạt được những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Bên cạnh các cây trồng chủ lực đã được xác định, huyện Hướng Hóa mạnh dạn đưa vào sản xuất những giống cây mới có năng suất và hiệu quả cao, từng bước gắn sản xuất với chế biển để nâng cao giá trị sản phẩm.

Tít: Nông nghiệp Hướng Hóa – đột phá phát triển.

Với diện tích đất đai rộng lớn, màu mỡ, thời tiết khí hậu ôn hòa được phân chia thành 3 tiểu vùng khí hậu khác nhau. Đây là điều kiện thuận lợi để Hướng Hóa  phát triển ngành nông nghiệp trên cơ sở đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi. Trong cơ cấu kinh tế, huyện Hướng Hóa xác định nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, vì vậy huyện đã chú trọng đầu tư, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm.Năm 2017,tổng giá trị sản xuất nông lâm nghiệp của huyện Hướng Hóa ước đạt trên 1.264 tỷ đồng, đạt 109,5% kế hoạch.

Gia đình chị Trần Thị Hoài Nhung ở thôn An Tiêm xã Tân Thành trồng trên 10ha chuối mật mốc. Vài năm trở lại đây giá cả chuối tươi lên xuống thất thường, có thời điểm xuống mức 1.000đ mỗi kg nên thu nhập không ổn định. Sau khi cân nhắc, hai vợ chồng chị quyết định đầu tư gần 500 triệu đồng để mua máy sấy và sửa sang cơ sở làm chuối chín sấy khô. Trung bình mỗi ngày cơ sở này tiêu thụ gần 1 tấn chuối quả, nhưng vẫn không đủ cung cấp cho thị trường.

PV chị Trần Thị Hoài Nhung : Chuối sấy khô giá cả ổn định hơn chuối  tươi, vì chuối tươi chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung QUốc . Thị trường chuối sấy cô ni giá cả quanh năm ni ổn định hơn chuối tươi. Mong muốn của tôi mở rộng thêm 1 đến 2 máy nữa để đưa sản paharm ra thị trường nhiều hơn, hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu. Mong muốn hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho chuối đặc sản Hướng Hóa.

Chuối mật mốc được huyện Hướng Hóa chọn là một trong những loại cây chủ lực của huyện với diện tích lên tới trên 4.000 ha. Lâu nay việc tiêu thụ mặt hàng nông sản này chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, tiềm ẩn nhiều rủi ro.  Chính vì thế những mô hình gắn sản xuất với chế biến được chính quyền các cấp của huyện khuyến khích phát triển và đang mở ra triển vọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chuối Hướng Hóa.

PV ông Lê Bá Minh : Chủ tịch UBND xã Tân Thành – Hướng Hóa – Quảng Trị: Cây chuối ở Tân Thành nói riêng và Hướng Hóa nói chung có triển vọng lớn cho người nông dân vươn lên làm giàu, tuy nhiên để mặt hàng ổn định cần mô hình liên kết giữa trồng trọt và chế biến như mô hình chuối chiên chân không, vì vậy đề nghị cần nhân rộng mô hình này để người dân yên tâm sản xuất.

Với những đặc điểm riêng có về khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng tương đối thuận lợi, Hướng Hóa là địa phương đi đầu trong việc đưa các giống cây mới vào sản xuất. Bên cạnh cây Mắc ca đã được các nhà khoa học đánh giá hoàn toàn phù hợp và có tiềm năng phát triển,  năm 2017 này có thêm một loại cây mới được đưa vào trồng và bước đầu cho thấy hiệu quả, đó là cây Sa chi. Đây là loại cây lấy dầu có hàm lượng omega cao nhất, được bình chọn là loại dầu ăn tốt nhất trên thế giới và một số vi chất dinh dưỡng hiết yếu khác, nên nhu cầu về loại cây trồng này đang cao trên thị trường. Gần 100 ha Sa chi của Công ty Cổ phần Incha Sa chi mới trồng hơn 3 tháng đã cho lứa quả đầu tiên.

 Phỏng vấn ông Nguyễn Từ Dũng – Phó GĐ Công ty Cổ phần Sacha Inchi.

Đối với vùng này cây nó ra hoa, cành, kết trái sớm hơn so với những vùng khác. Kế hoạch trong thời gian tới sẽ phát triển lớn hơn, xây dựng hoàn thiện 200 ha ở Hướng Hóa

Theo đánh giá, cây Sa chi tương đối dễ trồng và có chu kỳ sinh trưởng rất dài, trung bình từ 15 đến 30 năm. Thành công bước đầu của cây Sa chi đang mở ra một hướng đi mới cho ngành nông nghiệp Hướng Hóa, đó là ngành nông nghiệp sản xuất gắn với chế biến và xuất khẩu nếu tuân thủ được quy trình kỷ thuật.

PV  ông Hồ Quốc Trung – Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Hướng Hóa: Bước đầu về hiệu quả của cây trên các phương tiện thông tin đại chúng nó lớn nhưng để đạt được thì khi sản lượng lớn cần ổn định bao tiêu sản phẩm và tuân thủ quy trình kỹ thuật để đạt được chứng nhận Glogop, ogannic mới chuyển ra thị trường. Nếu như đã có đầu ra thì người dân sẽ có thu nhập, cây này rất dễ trồng nên tạo công ăn việc làm cho người dân là rất dễ.

Là địa bàn trọng điểm sản xuất cà phê của tỉnh với diện tích trên 5.000 ha, mỗi năm cây cà phê mang lại giá trị khoảng 300 tỷ đồng. Sau vài năm liên tục bị rớt giá, năm 2017 người trồng cà phê ở Hướng Hóa phấn khởi hơn vì năm nay cà phê vừa được mùa, vừa được giá, đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy người dân yên tâm tái canh cây cà phê để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả.

PV Chị NGUYỄN THỊ MAI -Thôn Tân Linh, xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị: “Vụ cà phê năm nay nói chung cũng được, so với năm ngoái thì khả quan hơn. Mong cho tănglên đều đều nông dân chúng tôi phấn khởi.”

Để tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, huyện Hướng Hóa đã triển khai nghiên cứu ứng dụng các mô hình sản xuất công nghệ cao; Khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất gắn với cơ cấu lại nông nghiệp, thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, công nghệ sinh học; nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả; phát triển liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, quốc tế. Bên cạnh việc xác định bộ sản phẩm chủ lực của địa phương để kêu gọi, thu hút nguồn lực đầu tư phát triển, huyện tập trung rà soát quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh tập trung gắn với hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, ưu tiên hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản chế biến sau thu hoạch

PV  ông Đặng Trọng Vân – CHủ tịch UBND huyện Hướng Hóa:  để tăng giá trị sản xuất của ngành, huyện tập trung rà soát lại đất đai , tiến hành cấp thể đỏ cho đôngbào để liên doanh liên kết hoặc cho thuê đất. Bên cạnh đó, hoạch định quỹ đất cho nn để kêu gọi các dự án đầu tư, tạo điều kiện cho người dân có ddieuf kiện pt sx. Sơ kết các mô hình để các mô hình nn có hiệu quả sẽ nhân rộng, bên cạnh đó kêu gói đó lkeeu gọi các mô hình sản xuất nn sạch, nn huuw cơ, nncnc. Khuyến khích liên kết chuỗi giá trị sản xuất gắn với thị trường tiêu thu, liên kết 4 nhà và tạo sản phẩm chế biến các sp chủ lực như cà phê, sắn, cao su và chuối. Tiêp xtucj thực hiện các dề án tái canh cây cà phê, chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả và thu hút đầu tư tạo ả sp chuyên canh gắn với chế biến .

 Huyện Hướng Hóa đề ra mục tiêu trong năm 2018, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp tăng 08 - 09%. Tỷ trọng của ngành khoảng 09 - 10% trong cơ cấu kinh tế của huyện. Vì vậy, bên cạnh các giải pháp về kỷ thuật, huyện Hướng Hóa cũng đã đề ra các giải pháp để đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp rút ngắn thời gian cấp phép đầu tư và tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận với các chính sách ưu đãi tín dụng của Nhà nước; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp để tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Dẫn kết: Chuyên mục MTMC tuần này đến đây xin tạm dừng, cảm ơn và hẹn gặp lại quý vị và các bạn trong năm mới 2018.

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Loan 29/12/2017 09:17 Nguyễn Thị Loan 29/12/2017 09:17
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà