khám phá thế giới - cuộc đi săn - Sống chung với thợ săn - p2
Danh mục
Khám phá thế giới
NỘI DUNG

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI – CUỘC ĐI SĂN – SỐNG CHUNG VỚI THỢ SĂN – P2

 

Động vật ăn thịt đã cho chúng ta cái nhìn mới về tình hình của các khu vực hoang dã trên hành tinh. Chúng đứng đầu trên chuỗi thức ăn và cần phải có nhiều con mồi cũng như một lãnh địa rộng lớn để đi săn. Nhưng khi dần số con người ngày càng tăng, thì xung đột giữa chúng ta và động vật hoang dã cũng từ đó tăng lên. Hơn 75% số lượng động vật ăn thịt đang giảm. Chính con người đã gây ra cuộc khủng hoảng này, nhưng cũng chính chúng ta mới có khả năng để giải quyết điều đó. Hôm nay, chúng ta sẽ gặp những người tiên phong trong việc tìm kiếm những giải pháp táo bạo. Liệu con người có thể nhường không gian sống cho những thợ săn nổi tiếng nhất này được không?

 

SỐNG CHUNG VỚI THỢ SĂN – PHẦN 2

 

Ít nhất là cũng còn một nơi tại Châu Phi nơi bạn có thể tìm thấy những khu vực hoang dã rộng mở. Là Zambia. Khu vực hoang dã rộng hơn 260.000km² thật sự quá rộng để dựng lên một hàng rào. Một thợ săn cần một mảnh đất rộng lớn hơn bất kỳ loài săn mồi nào khác, và chúng là loài đang gặp nguy hiểm nhất trong tất cả động vật ăn thịt trên đồng bằng. Loài chó hoang Châu Phi. Chó hoang là loài động vật có tổ chức xã hội cao. Trước khi đi săn, chúng thực hiện nghi lễ chào hỏi, nhằm tăng mối đoàn kết trong đàn. Chúng cũng chăm sóc những con lớn tuổi hoặc bị thương, đảm bảo rằng không có con chó nào bị bỏ lại phía sau. Nhưng có lẽ sự chào hỏi này đang trở nên hiếm dần đi. Chó hoang đã mất hơn 90% số lượng so với trước đây khi chỉ còn hơn khoảng 6000 con trên toàn Châu Phi.

 

“Mike Bravo, đi thẳng. Có một đàn tiên đang chạy phía trước.” – “Nghe rõ, chúng tôi sẽ đến đó”

Bây giờ là 5 giờ sáng, và một nhóm từ Chương trình về Động vật ăn thịt Zambia đang theo dấu một đàn chó hoang. Những loài vật mà họ nghiên cứu đều nằm trong tầm ngắm của những kẻ săn bắt trộm bất hợp pháp, và Thandive cùng Henry đang theo dõi chúng.

 

“Vùng này rất lớn và tìm chúng giống như mò kim đáy biển, và hơn nữa, chúng di chuyển rất nhanh”

 

Họ được hỗ trợ từ trên không. Đội trưởng đội tìm kiếm Matt Becker bay trên không, cố gắng tìm hướng mà đàn chó đang hướng đến.

 

“Chúng ta thấy cả 3 đàn phía trước. Thấy rõ, tất cả là 15 con đang phía trên con suối Kalousie.” – “Nghe rõ, tiến đến đó ngay và hãy theo chân chúng càng nhanh càng tốt”

 

Lãnh thổ của chó hoang trải dài trên 1.500km². Chúng di chuyển liên tục, nên các nhà khoa học theo dõi chúng bằng dây đeo cổ truyền âm.

 

“Nếu không theo dấu chúng chỉ trong vài ba ngày, bạn sẽ không thể biết chúng ở đâu. Vì thế, cách nhanh nhất và dễ nhất là theo dõi từ trên cao và bắt tín hiệu từ rất xa, và chúng tôi thông báo cho đội dưới mặt đất đánh xe tới địa điểm của bầy chó và thu thập các loại thông tin khẩn cấp về chúng.” – “Mike Bravo, nghe rõ. Anh nắm vị trí chưa?” – “Rồi. Hướng 7 giờ, tôi đi ngay đây”

 

Cả nhóm theo dõi đàn chó hầu như mỗi ngày. Một khi đã chọn được mục tiêu, chúng liền hoạt động theo nhóm.

 

“Khi chúng chạm trán với linh dương đầu bò hay con mồi khác, bạn sẽ vai trò của từng con khi đang chạy. Chúng biết rõ chuyện gì đang diễn ra và các thành viên của đàn đang làm gì” – “Chúng vật con linh dương xuống - điều mà một con chó không thể tự làm được. Chúng hoạt động cùng nhau, giúp đỡ lẫn nhau để có thể hạ gục những con mồi to lớn như thế” – “Tôi được xem không biết bao nhiều lần cảnh chó hoang đi săn, rất tuyệt vời. Sự uyển chuyển và tốc độ của chúng khi đi săn là thứ mà bạn không thể thấy ở bất kỳ loài nào khác.” – “Không có loài nào giống chó hoang và nếu mất chúng, sẽ không có thứ gì có thể thay thế được.”

 

Mối nguy hiểm lớn nhất của chó hoang đến từ con người. Chó hoang vô tình dính vào những chiếc bẫy để bắt loài thú khác. Dân số Zambia gia tăng đồng nghĩa nhu cầu tiêu thụ thịt rừng tăng lên, đặc biệt là những kẻ săn trộm nhắm vào các loài linh dương. Nhưng chiếc bẫy không phân biệt loài nào và hằng ngàn con vật khác vô tình dính bẫy. Khi đàn chó liên tục gặp nguy hiểm, các nhóm luôn theo dõi sát sao chúng, đặc biệt là những lúc bị mắc bẫy. Để theo dõi đàn chó, họ sử dụng các vòng đeo cổ cho chỉ một con, bởi chúng luôn tập hợp theo đàn. Khi con chó bất tỉnh, cả nhóm bắt đầu hành động.

 

“Rất nhiều con bị dính bẫy, do đó, nhờ vào chiếc vòng cổ chúng tôi có thể phát hiện được và tháo bẫy cho chúng. Chiếc vòng đeo cổ này như là phao cứu sinh của con chó này, cũng như nhiều thành viên trong đàn khác” – “Khi có một con bị mắc bẫy, những con chó khác sẽ quanh quẩn ở đó. Nên khi thấy một con bị bẫy thì tốt hơn là gây mê nó và giúp nó gia nhập đàn sau khi thuốc mê hết hiệu dụng”

 

Khi đã phục hồi, con chó đực bắt đầu bước đi loạng choạng, nhưng sớm thôi nó cũng sẽ đuổi kịp cả bầy.

 

“Cảnh đẹp nhất là lúc con chó đứng lên và gia nhập lại cả đàn. Không có cảnh nào đẹp hơn cảnh đó cả”

 

Nhóm cứu hộ đang kiếm 2 con chó cái gặp nguy hiểm. Việc hai con chó cái rời đàn để kiếm những con đực mới là bình thường, nhưng rõ ràng hai chị em này đang gặp rắc rối.

 

“Mấy tuần trước, chúng tôi đã tháo bẩy cho một con cái – một chiếc bẫy quấn quanh thắt lưng và tình hình thật sự xấu. Nếu nhìn kỹ, bạn có thể thấy sợi dây siết ngang. Chị nó cũng bị thương ở chân sau. Không hề có vết thương hở nào, nhưng rõ ràng nó không thể tự đứng lên được. Và dường như đã ảnh hưởng rất nhiều khi chúng đi săn và kiếm ăn” – “Có vẻ là chúng chưa được ăn gì. Trông rất ốm. Tôi không nghĩ chúng có cơ hội sống sót. Chúng tôi sẽ giám sát và theo dõi tiến triển như thế nào.” – “Sẽ rất khó khăn đây. Chúng tôi còn phải theo dõi hai con này trong vài tuần nữa.”

 

Đáng buồn là con mắc bẫy không qua khỏi, một tháng sau thì nó chết, nhưng chị nó thì gia nhập vào đàn khác. Đội của Matt hoạt động chặt chẻ cùng với đội tuần tra từ Hiệp hội bảo tồn Nam Luangwa và Cơ quan động vật hoang dã Zambia để tìm ra những cái bẫy, kiểm tra hoạt động bán thịt rừng và sử dụng vũ khí. Nhưng luôn như vậy, vũ khí mạnh mẽ nhất trong cuộc chiến chống săn bắt trộm là thế hệ trong tương lai.

 

“Chú có thể thấy cách các cháu dùng ống nhòm. Các cháu thường nhắm một mắt. Nhưng tốt hơn là dùng cả hai mắt đi”

 

Đây là Câu lạc bộ bảo tồn. Mỗi tuần, Thandi và Henry chở những đứa trẻ đi xem thú rừng, để chúng có thể hiểu biết hơn về đời sống hoang dã và những cơ hội mà nó mang lại.

 

“Có bao nhiêu người đã từng thấy chó hoang? Chúng đi săn theo đàn, và chúng thích vật con mồi xuống.” – “Điểm quan trọng nhất trong công việc của chúng tôi là đảm bảo mọi người nâng cao trách nhiệm bảo tồn chó hoang và mọi loài động vật hoang dã nói chung và cũng như cho mọi người Zambia. Henry và Thandi thật tuyệt vời và liên tục giúp đỡ những đứa trẻ nhận thức hơn về việc bảo tồn động vật hoang dã.” – “Những ai chưa thấy bẫy bao giờ thì hãy nhìn đây. Cơ chế hoạt động của nó là con vật càng vùng vẫy nó càng siết lại. Điều tốt nhất có được là khi thế hệ này biết quan tâm đến đời sống hoang dã. Không kể nghề nghiệp chúng sau này ra sao - có thể là nhà giáo, nhân viên ngân hàng, hay bất cứ nghề gì - nhưng chắc chắn là những người quan tâm đến môi trường.” – “Động vật rất quan trọng, vì chúng là nguồn lợi có thể phát triển Zambia - đất nước chúng cháu” – “Khi lớn lên, cháu muốn kể cho mọi người về đời sống hoang dã. Giống như chú Henry làm.”

 

Đại dương bao phủ 70% diện tích hành tinh. Nơi hoang dã bao la với màu xanh thẳm này là nhà của động vật đi săn lớn nhất trên trái đất ..... cá voi xanh – dài hơn 30 mét và nặng 200 tấn. Kể từ khi săn thương mại cá voi bị cấm từ 30 năm qua, bên ngoài bờ biển California, số lượng của chúng đã phục hồi đầy đủ. Nhưng chúng phải đối mặt với vấn đề mới. Nơi cá voi xanh ăn loài nhuyễn thể, cũng là nơi xuất hiện đường giao thương bận rộn nhất thế giới. Các chuyến tàu chở hàng càn quét khu vực này suốt 24 giờ để vào và ra Los Angeles. Khi tàu đụng phải cá voi, thì coi như chết chắc. Nhiều nhà khoa học cho rằng đây là lý do khiến quần thể cá voi không tăng số lượng. Nhưng để chứng minh được điều đó thì cần phải có một cuộc nghiên cứu đầy thách thức. Trên chiếc tàu MS Shearwater ở cảng Los Angeles, một nhóm các nhà sinh vật học hướng ra ngoài khơi để nghiên cứu cá voi xanh. Nhiệm vụ của họ là điều tra tác động của những chuyến tàu chở hàng.

 

“Tôi nghĩ sẽ có cơ hội thấy được khi ở góc này - có vẻ như đang trên đà di chuyển”

 

John Calambokidis đến từ Viện nghiên cứu Cascadia là chuyên gia hàng đầu về cá voi xanh và đã có 29 năm nghiên cứu về chúng.

 

“Tôi lần đầu tiên biết được các vụ va chạm tàu là vào năm 2007, khi đó tôi thấy ít nhất bốn cá voi xanh bị tàu đâm chết ở phía nam California chỉ trong vòng vài tháng.”

 

Cảng Long Beach của Los Angeles là cảng vận chuyển lớn nhất và phức tạp nhất ở Mỹ. Việc vận chuyển các thùng hàng ở đây đã gia tăng gấp 10 lần trong vòng 30 năm qua.

 

“Khu vưc này có lẽ là nơi có mật độ tàu dày đặc nhất, chạy qua chỗ hẹp như hình phễu ở đây, để hướng về Long Beach Los Angeles. Đây cũng là khe hẹp nơi cá voi xanh tìm nhuyễn thể để ăn. Và ngay trên vùng biển này, cá voi xanh cũng đến rất đông”

 

John gắn thiết bị phát tín hiệu vào một số cá voi để xem chúng phản ứng như thế nào với các con tàu.

 

“Có một con cá voi đang di chuyển trong đường tàu chạy, vậy chúng ta sẽ tận dụng cơ hội này để gắn thiết bị vào cá voi để giám sát xem nó phản ứng như thế nào.”

 

Để gắn thiết bị lên cá voi cần phải chính xác thời gian.

 

“Đây là thời điểm quan trọng, phải tính được xem cá voi bơi như thế nào, vì rất dễ trượt. Bây giờ tôi hơi áp lực. Nó có thể sẽ nổi lên đây. Nó kìa. Được rồi! Tiến đến đi. Đến sát đi. Thành công rồi.” – “Vậy là chúng tôi đã gắn được thiết bị. Hy vọng là nó sẽ gắn chặt trên lưng cá trong vài giờ.”

 

Những kẻ săn cá voi ngay nay sử dụng các dụng cụ kỹ thuật cao lại đi săn thông tin mới về hành vi của cá voi và lý do vì sao chúng không bơi ra khỏi con đường nguy hiểm.

 

“Cá voi xanh dường như không có phản ứng gì trước sự xuất hiện của các con tàu. Hãy tưởng tượng, một chiếc tàu dài như thế, động cơ chạy mạnh mẽ phát ra tiếng ồn. Dù cách đó 300m, mọi thứ đó đều có thể gây nguy hiểm với cá voi xanh”

 

Thiết bị cho chúng ta biết cá voi mất bao lâu để đi qua làn tàu chạy, đặc biệt là vào ban đêm.

 

“Tôi ngạc nhiên vì cá voi băng qua làn tàu đến hai lần. Và chúng ta thấy rằng cá voi mất thời gian gấp đôi vào ban đêm để lên gần mặt nước, ở đó chúng sẽ dễ bị va vào tàu hơn so với vào ban ngày”

 

Hiện tại, John đang làm việc với chính quyền để có thể làm lệch hướng và giảm tốc độ di chuyển của các chuyến tàu. Mọi phương diện đều chỉ là tìm ra giải pháp để cho phép những con cá voi kiếm ăn trong yên bình. Bắc cực là vùng hoang dã xa xôi nhất và ít có người xuất hiện nhất trên trái đất. Ngay tại đây, loài động vật ăn thịt hàng đầu chính là Gấu Bắc cực. Hơn nửa triệu năm qua, những con gấu đã thích nghi tốt với những thay đổi theo mùa hàng năm tại Bắc Cực. Chúng là loài động vật ăn thịt duy nhất đi săn trên bằng và cũng dựa vào băng để bắt mọi con mồi. Thế nhưng, do sự sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nên lớp bằng ngày càng mỏng dần, từ đó mùa đi săn của chúng cũng ngắn lại. Để chứng minh điều đó, người ta phải thu thập bằng chứng. Và một nhóm các nhà khoa học đã tiến hành tìm kiếm bằng chứng trong suốt 30 năm qua. Tại vịnh West Hudson thuộc miền bắc Canada, các nhà sinh học được ủy quyền đã thực hiện một cuộc nghiên cứu lâu nhất về gấu bắc cực này.

 

“Có một con gấu, ngay dưới chúng ta - thật tuyệt vời. Chúng ta nên đi theo nó, rẽ trái và hướng nó vào dải đất kia. Nếu chúng ta đẩy nó được vào đó, thì sẽ thú vị lắm đây”

 

Các nhà khoa học giống như những người kiểm tra sức khỏe của gấu, kiểm tra độ giao động của quần thể gấu ở đây. Đối với Tiến sĩ Evan Richardson, mùa hè là thời gian tuyệt vời để tiến hành công việc.

 

“Lúc này các con gấu đang nghỉ ngơi trên mặt đất, sống với lớp mỡ dự trữ và đợi biển băng đến vào mùa thu, khoảng tháng 11 và 12. Đây là cơ hội tốt để đến khảo sát quần thể gấu đặc biệt này.”

 

Gấu cần phải được gây mệ trước khi các nhà sinh học tiến hành kiểm tra. Từ khi dự án này bắtđầu, nhóm của Tiến sĩ Nick Lunn đã gây mê cho hơn 5.000 con gấu.

 

“Con gấu kia đang đến vũng nước….là nơi chúng an toàn, chúng đang hướng ra biển. Chúng tôi không muốn đuổi nó tới vũng nước, mà chỉ muốn nó quay lại để chúng tôi gây mê và đưa lên đất liền”

 

Dù có thể gây căng thẳng cho từng con gấu, nhưng nghiên cứu này sẽ giúp cứu lấy toàn bộ loài gấu trong thời gian lâu dài. Một khi gấu trúng thuốc mê, cả nhóm sẽ đợi trong một khoảng cách an toàn đến khi con gấu gục hẳn. Họ phải hết sức cẩn thận khi rời khỏi trực thăng.

 

“Làm việc trên lãnh thổ của gấu, ai cũng phải cảnh giác và luôn để ý đến những con gấu xung quanh – chúng luôn tò mò và sẵn sàng lao tới. Chúng tôi cũng có vũ khí để tự vệ trong trường hợp có gì xấu xảy ra. Giờ chúng tôi phải thay đổi vị trí của nó – điều có vẻ nói dễ hơn làm”

 

Nhóm nghiên cứu cần phải làm nhanh. Khi thuốc mê tan, con gấu sẽ nhanh trong trở thành một mối nguy hiểm.

“Con gấu này được bắt lần đầu vào năm 2003 và nó tổng cộng bị bắt10 lần. Chúng tôi thu thập mẫu lông, mẫu mỡ, và tiến hành đo lường tiêu chuẩn.”

 

Bằng cách cập nhật này, sức khỏe của con gấu được ghi nhận mỗi năm, nhóm nghiên cứu luôn quan sát tình trạng con gấu.

 

“Một con đực bình thường thường lớn hơn 10% so với cá thể này, điều này cho thấy gấu bắc cực hiện tại nhỏ hơn so với kích thước của chúng trong những năm 1980 và 1990. Điều này có lẽ do tình trạng dinh dưỡng và khả năng tìm kiếm thức ăn của chúng bị giảm”

 

Những con gấu ở đây đang ngày càng đói hơn vì mùa đông ngắn lại còn mùa hè thì dài và nóng hơn.

 

“Gấu xem băng là khu vực để săn mồi, để đi lại và giao phối, nhưng hiện nay băng TAN sơm hơn 2 đến 3 tuần nhưng HÌNH THÀNH lại chậm hơn 2 đến 3 tuần, nên gấu có ít thời gian để săn mồi hơn. Chúng ốm hơn, và không có đủ lượng mỡ trong cơ thể.” – “Số gấu con được sinh ra cũng giảm, chúng sống trong điều kiện xấu, nhẹ hơn nhiều so với 30 năm trước”

 

Các nhà khoa học giờ đã chứng minh, chúng nhỏ hơn 20% so với lúc cuộc khảo sát bắt đầu. Nếu băng cứ tiếp tục tan như thế, gấu bắc cực sẽ dần tuyệt chủng.

 

“Biến đổi khí hậu đang diễn ra rất nhanh, và dù gấu có thể sống nhờ vào lượng mỡ dự trữ, thì chúng cũng không thể sống trong thời gian dài mà không có thức ăn. Chúng ta đã đẩy những con gấu này tới giới hạn của chúng, tới giới hạn của sự dự trữ mỡ, mọi thứ đều liên quan đến sự sống còn của loài gấu”

 

Hơn mọi loài ăn thịt khác, gấu bắc cực đã thay đổi để đối phó với những thay đổi mạnh mẽ của các mùa ở Bắc cực. Nhưng với tốc độ thay đổi khí hậu như hiện nay, thì loài gấu đơn giản là không thể thích nghi kịp. Nếu muốn gấu có thể tồn tại, chúng ta buộc phải thực hiện vai trò của mình.

 

Tiến sĩ ULLAS KARANTH: Nếu con người làm những việc thông minh, tìm các cách khác để tạo năng lượng thì tôi nghĩ chúng ta sẽ có đủ chổ cho những sinh vật săn mồi to lớn và con người sinh sống vui vẻ với nhau.

 

JOHN CALAMBOKIDIS: Nếu con người sống trên trái đất này và sống hòa bình với các loài khác thì chúng ta buộc phải tìm con đường khác ổn định hơn để sinh sống, và điều tốt nhất hiện tại chúng ta có thể làm là giảm mức tiêu thụ năng lượng. Chúng ta phải chấp nhận sự thật rằng không thể ngó lơ trước những thảm kịch mà chúng ta gây ra và ngồi chờ những điều tốt đẹp đến. Chúng ta phải thay đổi.

 

CRAIG PACKER: Chúng ta cần phải nghĩ về những cách nào đó mà toàn bộ thế giới đều chung tay. Những loài động vật quý giá này thuộc về chúng ta. Đó là nguồn tài nguyên của thế giới và cả thế giới phải bảo vệ những động vật này trước những kẻ săn trộm, sự mất mát môi trường sống và bảo vệ chúng bước đến tương lai.

 

Nếu chúng ta không thể cứu những loài đi săn của hành tinh này, thì hy vọng nào cho phần còn lại của thế giới tự nhiên đây? Động vật hoang dã có sức mạnh để phục hồi, con người có khả năng để thay đổi. Vậy, những gì sắp diễn ra đều phụ thuộc vào chúng ta mà thôi. 

Chú thích duyệt

Chương trình đã dược phòng BT duyệt, nội dung đảm bảo. Đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện.

File đính kèm: kham-pha-the-gioi-cuoc-di-san-7-song-chung-voi-tho-san-p2.docx
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thiện Quốc Huy 26/09/2018 09:42 Lê Vĩnh Nhiên 04/10/2018 13:12
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà