khám phá thế giới - Đại tây dương - Từ thiên đường đến địa ngục - Phần 1
Danh mục
Khám phá thế giới
NỘI DUNG

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI – ĐẠI TÂY DƯƠNG - TẬP 3

Có một đại dương nơi những loài khổng lồ cùng đến để kiếm ăn, cũng là nơi con người phải đối phó với vùng biển khắc nghiệt nhất hành tinh. Đại dương này dài gần 16,000 km, từ Bắc cực đến Nam cực, từ những vùng nước nông nhiệt đới, tới những nơi sâu thẳm bí ẩn. Đó là một đại dương hoang dã. Là nơi trống trải cùng hàng loạt cơn bão băng qua. Nhưng cũng là nơi nhiều loài yếu đuối sinh sống. Con người và nhiều loài động vật phải đối mặt với đại dương thường thay đổi này. Có nhiều nguy hiểm, nhưng cũng nhiều phần thưởng. Đó chính là Đại Tây Dương, vùng biển hoang dã nhất hành tinh.

 

ĐẠI TÂY DƯƠNG – ĐẠI DƯƠNG HOANG DÃ NHẤT - TẬP 3

 

Vùng biển Caribe, là thiên đường đầy nắng tại Đại Tây Dương. Vùng nước nông và ấm áp trở thành nơi ở lý tưởng với thức ăn dồi dào. Đây cũng là khu vực hoàn hảo để con cá heo đốm 2 năm tuổi này phát triển. Sự sống ở vùng biển này như bùng nổ. Một vùng biển màu mỡ của Đại Tây Dương, nhưng thiên đường luôn đi kèm với một cái giá. Trong 9 tháng tới, năng lượng mặt trời sẽ đẩy đời sống nơi đây đến giới hạn của nó. Thiên đường Caribbe bổng chốc thành......địa ngục.

 

TỪ THIÊN ĐƯỜNG ĐẾN ĐỊA NGỤC – PHẦN 1

 

Mặt trời là yếu tố chính làm nên một Đại Tây Dương nhiệt đới. Nó khiến đại dương nóng lên, từ bờ biển của Châu Mỹ, cho đến biển Caribbe cách đó hơn 4.500km. Tại đây có một vùng nước nông rất lớn và nước thì trong như thủy tinh. Có các rạn san hô......thảo nguyên cỏ biển......và cả những cánh rừng đước. Ở đây có lượng lớn các loài sinh vật sống đa dạng hơn bất kỳ nơi nào khác ở Đại Tây Dương này. Sống ở đây chắc chắn sẽ có nhiều phần thưởng.

 

Bây giờ, là tháng hai, tháng lạnh nhất ở Caribbe. Tuy nhiên nước ở vùng biển Bahamas vẫn ở ngưỡng 33 độ ấm áp và đâu đó có âm thanh vang vọng trong dòng nước. Đó là tiếng ồn của cá heo đốm Đại Tây Dương. Đây là nơi ở an toàn của chúng. Sâu bên dưới là vùng hoạt động của cá mập. Cá heo có tính xã hội cao, chơi đùa cùng nhau, đi săn với nhau theo nhóm rất chặt chẽ, lên đến 50 con khỏe mạnh. Hai con cá heo mẹ này đang hợp tác với nhau, nên con của chúng cũng chơi với nhau. Cá heo con vẫn sống nhờ vào sữa mẹ và các đốm thì chưa xuất hiện đầy đủ. Chúng phải học hết mọi lối sống của bầy đàn. Đầu tiêng là học cách phát ra tiếng kêu lách cách cùng tiếng huýt sáo. Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng. Cắn nhẹ lẫn nhau để hình thành mối gắn kết, đó là một trong những hành động đầu tiên mà cá heo con phải học để phát triển tính xã hội. Hay chúng cọ vi với nhau. Các nhà khoa học xem đây như là một cái bắt tay hay là ôm. Vừa học nhưng đồng thời có niềm vui, đó là cách chúng tiếp thu bài học về đời sống của mình.

 

Bắt đầu từ tháng Hai, vùng biển Caribbe sẽ ấm dần lên. Đây là tin vui đối với các loài động vật có vú không thể sống mà thiếu hơi ấm. Một con lợn biển cái, loài họ hàng xa của voi, dài 3m và nặng gần một tấn. Du có cơ thể to lớn, nhưng lượng mỡ của nó rất ít để giữ cơ thể được ấm. Nó phải sống ở đây vì nước khu vực này luôn cao hơn 20 độ. Nếu nhiệt độ xuống thấp, nó sẽ chết. Hầu hết lợn biển thường sống ở những vùng ấm áp để tránh mùa đông. Và khi nhiệt độ tăng lên, chúng sẽ bơi theo bờ biển Caribbe để tìm món ăn yêu thích của mình: là cỏ biển. Cỏ biển mọc dày đặc ở vùng nước nông này và khi trời nhiều năng, nước càng ấm thì cỏ biển lại phát triển mạnh hơn. Những tháng sau đó, nó phải dành 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày để ăn cỏ biển. Cho đến giờ, thì đây vẫn là thiên đường của loài lợn biển.

 

Không khí bắt đầu thay đổi. Đến tháng 4, mặt trời ngày càng mạnh hơn. Chỉ một thay đổi nhỏ có thể gây hậu quả lớn. Ở vùng nước sâu, qua khỏi rạn san hô Belize, nhiệt độ tăng đã tạo ra một sự kiện độc đáo hàng năm. Cá chỉ vàng, tạp trung ở đây, chỉ một nơi duy nhất này, trong chỉ một giờ đồng hồ, với chỉ một lý do. Cá chỉ vàng thường sống một mình ở vùng nước sâu 20m dưới mặt biển. Và bây giờ, khi nhiệt độ gia tăng, ngày dài hơn và thời điểm trăng tròn đã kéo chúng lại với nhau thành một đàn lớn với hơn 10.000 con. Vào lúc hoàng hôn, đàn cá hướng lên mặt biển. Cá mái phóng thích trứng. Còn con đực với tinh trùng của chúng. Chúng đến đây để sinh đẻ. Chúng đẻ trứng vào lúc hoàng hôn vì trời tối sẽ khiến các loài vật khác không thấy được. Nhưng như vậy là không phải hoàn toàn thoát khỏi nguy hiểm. Một con cá nhám voi. Có chiều dài và trọng lượng của một chiếc xe buýt hai tầng. Nhưng nó không ăn cá chỉ vàng. Cá nhám voi chỉ nhằm vào trứng, mỗi hớp của nó ăn được 10.000 quả trứng. Hàng triệu quả trứng đã mất, nhưng vẫn còn hàng triệu của trứng khác sống sót. Con của chúng sẽ trôi theo dòng hải lưu đến khi tìm được nơi an toàn......là một cánh rừng đước.

 

Dọc theo bờ biển Caribbe, những khu rừng đước ẩn chứa nhiều bí mật. Bên dưới mặt nước là một thiên đường có thật. Bộ rễ của cây xếp chồng với nhau cùng những đám hải quỳ, sao biển và hải miên tạo nên một hàng rào sống…. ngắn bầy thú săn mồi tiếp cận bên trong. Khu vực này trở thành ngôi nhà lý tưởng không chỉ cho cá chỉ vàng mà còn cho hàng trăm loài cá khác nhau. Đây là một kỳ quan tuyệt đẹp dưới nước. Những cánh rừng dưới nước này được xem là một trong những môi trường sống phong phú nhất trên trái đất. Chúng cung cấp nơi trú ẩn, đồng thời phát triển thành một mạng lới một sự sống rộng lớn xuyên qua vùng Caribbe. Sự sống luôn phát triển mạnh ở các vùng nước nông, tại các rạn san hô và cách xa vùng biển sâu.

 

Tuy nhiên, có nhiều sức mạnh khác lại ảnh hưởng tới thiên đường này, và một trong những sức mạnh đó xuất phát từ 5000km ngoài khơi Châu Phi. Mặt trời Châu Phi biến sa mạc Sahara thành một trong những nơi nóng nhất trái đất. Bây giờ là tháng 5 và nhiệt độ đã gần 40 độ. Cái nóng khủng khiếp đã tạo ra những cơn gió mạnh thổi khỏi sa mạc và hướng về phía tây Đại Tây Dương. Đó là Gió mậu dịch. Chúng tiến đến đất liền, cách 600km ngoài khơi bờ biển Châu Phi, ở quần đảo Cape Vơ-đi. Một quần đảo sa mạc, thống trị bởi những cơn gió. Cư dân ở đây có mối quan hệ mật thiết với gió và biển. Họ đang may những cánh buồm từ những chiếc túi ni long cũ. Ngư dân đứng đầu ở đây, ông Severe có kinh nghiệm dày dạn với gió. Họ luôn sẵn sàng cho những chuyến đi, dù cho nguy hiểm cận kề.

 

“Cánh buồm là thứ quan trọng nhất. Nó không bao giờ khiến bạn dừng lại. Nếu những đám mây ít và thưa, nghĩa là ngày mai sẽ có gió thổi mạnh. Khi gió mạnh lên thì chúng tôi dùng những cánh buồm nhỏ, vì cánh buồm nhỏ sẽ đón ít gió, và sẽ ít nguy hiểm hơn.”

 

Các ngư dân căng buồm ra khơi Đại Tây Dương. Mỗi chuyến đi có thể mất hàng tuần hoặc nhiều hơn. Cư dân ở đây sống phụ thuộc vào gió. Nếu gió ít, họ không thể trở về nhà. Sau một chuyến đi thành công, các ngư dân trở về nhà. Nhưng gió mậu dịch đang thổi, hướng về phía tây của đại dương. Khi di chuyển, chúng mang theo hơi ẩm từ biển. Vào tháng 5, ánh sáng mặt trời làm bốc hơi hằng tỉ tấn nước mỗi ngày từ mặt đại dương. Mây hình thành, và gió mậu dịch cuốn chúng về phía tây. Khi mấy đến vùng Caribbe, chúng mang nguồn sống đến cho thiên đường này......đó là những cơn mưa. Mưa làm bùn trôi từ đất liền xuống biển và ở đây, rễ cây đước làm chậm dòng chảy và hình thành những vũng bùn. Bùn nuôi dưỡng đước và rễ đước lại có nhiệm vụ như một hệ thống lọc đảm bảo nước ở biển Caribbe luôn trong như thủy tinh.

 

Bây giờ là tháng sáu và mặt trời vẫn trên cao. Các đám mây mỏng đi dần. Ngay sau đó, hơi nóng ngày càng cao đẩy đời sống của sinh vật nơi đây đến giới hạn. Nhưng hiện tại, cuộc sống vẫn ổn. Ngoài khơi Bahamas, những con cá heo mới trưởng thành tập trung thành đàn. Chúng bắt đầu xuất hiện những đốm đầu tiên, dấu hiệu của sự độc lập. Bây giờ chúng đã cai sữa, phải tự mình đi kiếm ăn. Và đối với cá heo, đi săn có nghĩa là hoạt động theo nhóm. Cả nhóm dồn Cá Bò Giấy vào một góc, nhưng cá heo không ăn nó. Những con cá trẻ tuổi này đang đùa với con cá bò giấy, một cách như để học giao tiếp. Giống như một trò chơi, chúng đang cố thực hành theo nhóm. May mắn cho con Cá Bò giấy, những con cá heo cũng thấm mệt với trò đùa của mình. Kỹ năng hoạt động theo nhóm là cần thiết cho sự sinh tồn của chúng.

 

Vào giữa hè, hơi ấm và ánh nắng làm thực vật bùng nổ. Có biển có thể phát triển thêm 3cm mỗi ngày. Đây là tin vui của lợn biển. Nhưng cũng có những đám tảo dày lớn lên trên lưng nó. Nhưng dù sao, nó cũng tìm được cho mình một nơi để làm sạch lưng. Dọc theo rạn san hô, những con cá vẹt non như nhân viên vệ sinh. Cá vẹt được một bữa no nê, còn lợn biển lại được sạch sẽ. Bây giờ, nó có thể quay lại với công việc kiếm ăn của mình.

 

Mặt trời nhiệt đới mang sự sống cho những nơi nó chạm đến. Trong vùng đầm lầy ven biển của Bahamas, một số động vật không nhận đủ ánh sáng. Trông có vẻ chậm chạm, nhưng con sứa biển Cassiopea này đang vội. Nó đang trên đường đến bữa tiệc tắm nắng. Mỗi ngày, hằng trăm con sứa Cassiopea tập trung tại nơi yên tĩnh, đầy nắng này. Chúng là loài sứa biển thích ánh sáng mặt trời. Có những đám tảo sống ngay bên dưới xúc tu của chúng đang tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Chúng quang hợp và các chất dinh dưỡng chúng tạo ra trở thành thức ăn cho sứa Cassiopea. Sự cộng sinh này đã mang lại lợi ích cho cả hai. Sứa biển có thức ăn miễn phí, tảo lại có nơi sinh sống an toàn trong ngôi nhà xanh di động dưới ánh mặt trời. Loài sứa biển này ít khi phải đi kiếm ăn, đặc biệt khi trời nắng và với đám tảo trên xúc tu thì chúng lại càng phát triển mạnh. Khi mặt trời lặn, chúng sẽ nghỉ ngơi, chuẩn bị cho ngày tắm nắng kế tiếp.

 

Khi chiều xuống, sức mạnh của mặt trời giảm dần. Nhưng vào thời gian này trong năm, sức mạnh của mặt trời vẫn để lại ảnh hưởng đến tận đêm. Khi đêm xuống, vùng đầm phá có rừng đước xuất hiện một hiện tường kỳ ảo. Đó là thứ mà ông Clifford, một ngư dân ở Belize, đang tìm kiếm để sinh sống.

 

“Vào ban đêm, một điều chắc chắn là cá sẽ không thể thấy bạn. Nhưng bạn lại có thể theo chân chúng”

 

Trong cả ngày, những sinh vật sống ở đây là hấp thu năng lượng từ mặt trời. Giờ đây, năng lượng đó được phóng thích trở lại. Khi cá bơi dưới nước, chúng như bắt đầu một lễ hội ánh sáng.

 

“Khi nhìn thấy sự kiện đó lần đâu tôi khá sợ và trông như là những bóng ma, bất kỳ khi nào con cá di chuyển.”

 

Ánh sáng đó không phải do cá phát ra, mà là do những thứ nhỏ hơn. Những sinh vật rất nhỏ, được gọi là tảo đơn bào hai roi phát triển mạnh trong dòng nước ấm và đầy thức ăn của vùng đầm phá rừng đước. Và khi chuyển động chúng sẽ phát sáng lấp lánh. Đó là Ánh sáng sinh học. Đó giống như là một lời cảnh báo đến các loài săn mồi. Chúng phát sáng được nhờ vào ánh nắng mặt trời, nên ngày càng dài, thì ánh sáng sinh học đó càng mạnh hơn. Thứ ánh sáng đó đã giúp Clifford có thể bắt cá vào ban đêm.

 

Ngoài khơi xa, trên những rạn san hô Caribbe, còn có một buổi biểu diễn lạ thường hơn nữa. Một minh chứng cho thấy ánh sáng mặt trời đang phát triển hệ sinh thái ở rạn san hô. Không giống tảo đơn bào trên cá, đây là một cá thể san hô. Nhà khoa học cho rằng ánh sáng nó phát ra tương đương với ánh nắng mặt trời. San hô có loài tảo, sống trong các tế bào của nó. Khi loài tảo này quang hợp, chúng sẽ tạo ra thức ăn cho san hô. Nhưng nếu có nhiều tia tử ngoại chúng có thể sẽ chết do cơ chế tự vệ của san hô. Một loại protein đặc biệt sẽ hấp thụ tia tử ngoại và phát ra một màu sắc khác. Vào ban ngày, mặt trời quá sáng nên không thấy hiện tượng này, nhưng vào ban đêm những tia sáng xanh trên rạn san hô bắt đầu hiện rõ phản ứng của chúng. Đây là cơ chế tự vệ cần thiết nhất khi không có cách nào để thoát khỏi sức mạnh của ánh mặt trời giữa hè.

 

 

 

Chú thích duyệt

Chương trình khám phá thế giới đã được phòng BT duyệt, nội dung được. Đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện.

File đính kèm: kham-pha-the-gioi-dai-tay-duong-3-p1.docx
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thiện Quốc Huy 20/12/2018 08:22 Lê Vĩnh Nhiên 27/12/2018 16:24
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà