Tạp chí Dân tộc và Miền núi: Ngày mới ở Pire
Danh mục
Tạp chí Dân tộc và miền núi
NỘI DUNG

Tạp chí dân tộc và miền núi 13/6

(Ngày mới ở Pire; Phụ nữ Tà Rụt xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chuối lùn bản địa; Ngân hàng bò giống hỗ trợ người nghèo; Chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô)

Dẫn đầu:

Xin kính chào đồng bào và các bạn. đồng bào và các bạn đang theo dõi Tạp chí Dân tộc và Miền núi của Đài PTTH Quảng Trị. Trong chương trình ngày hôm nay chúng tôi xin mời đồng bào và các bạn theo dõi một số nội dung sau: Mở đầu chương trình là phóng sự Ngày mới ở Pire, phản ánh về những đổi thay của người dân hai thôn Pire 1 và Pire 2 sau hơn một năm được bàn giao từ xã Hồng Thuỷ, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế về xã A Bung, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị; Tiếp đó là phản ánh của phóng viên chương trình về nội dung Phụ nữ xã vùng cao Tà Rụt xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chuối lùn bản địa; Thời lượng còn lại là ghi nhận về hoạt động Ngân hàng bò giống hỗ trợ người nghèo ở huyện vùng cao Đakrông và công tác chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô. Sau đây là nội dung chương trình.

Dẫn 1:

Thưa đồng bào, thưa các bạn. Thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về việc xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị tại hai khu vực do lịch s để lại; Biên bản thống nhất quản lý đường địa giới hành chính và bàn giao, tiếp nhận hiện trạng sử dụng đất đai, tài sản gắn liền với đất, nhân khẩu, hộ khẩu thực hiện theo Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ giữa hai tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị ngày 24/3/2020; cùng các quyết định của UBND tỉnh Quảng Trị về việc nhập hai thôn Pire 1 và Pire 2 vào xã A Bung, huyện Đakrông. Sau hơn một năm tiếp nhận và quản lý thôn Pire 1 và Pire 2, chính quyền xã A Bung đã có nhiều nỗ lực trong việc hỗ trợ người dân ở hai thôn sớm hoà nhập để phát triển kinh tế và đưa cuộc sống người dân ngày một đi lên .

Ngày mới ở Pire

Sau ngày được sáp nhập, nhằm sớm ổn định tình hình cuộc sống cho người dân chính quyền xã A Bung đã tích cực kêu gọi hỗ trợ từ bên ngoài để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ mục đích dân sinh. Cùng với đó các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp đã có nhiều sự quan tâm đầu tư đến hạ tầng cơ sở, cụ thể đã dành rất nhiều sự ưu tiên về mọi mặt, trong đó ưu tiên các dự án trong chương trình 30a, 135 dần nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần cho bà con. Trước ngày được nhập vào xã A Bung vấn đề lớn nhất là việc đi lại giữa hai thôn với các địa phương khác và uỷ ban xã, nhận thấy khó khăn của bà con nhiều đoạn đường dân sinh và hệ thống cầu đường đang được quan tâm đầu tư. Hiện nay, cầu Pire trong hợp phần cầu dân sinh, do dự án LRAMP hỗ trợ đang trong tiến trình xây dựng theo kế hoạch hướng đến đảm bảo nhu cầu đi lại thuận tiện của nhân dân 2 thôn. Việc xây dựng tất cả các công trình đường dân sinh, đường sản xuất, đồng bộ cơ sở hạ tầng đều được đưa vào trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 của xã.

Ông Hồ Văn Hiền

Phó Chủ tịch UBND xã A Bung, Đakrông, Quảng Trị

Bên cạnh đó, nhằm sớm ổn định tình hình nhân khẩu, địa phương hiện đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức cấp sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân miễn phí cho người dân thôn Pire 1 và thôn  Pire 2 vừa được bàn giao từ xã Hồng Thủy, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế sang xã A Bung. Xã đoàn A Bung phối hợp với Công an huyện Đakrông, Công an tỉnh Quảng Trị khảo sát, lập hồ sơ để cấp mới sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân miễn phí cho 107 hộ, 423 nhân khẩu thuộc thôn Pire 1 và 129 hộ, 543 nhân khẩu thuộc thôn Pire 2 tại trụ sở UBND xã. Việc làm này không chỉ giúp người dân có được điều kiện sinh sống ổn định, lâu dài mà còn giúp chính quyền cơ sở làm tốt công tác quản lý hành chính và nhân khẩu. Sau khi được sáp nhập, UBND xã A Bung thường xuyên bám sát địa bàn, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; giải quyết kịp thời, hợp lý các vấn đề liên quan đến đất đai, chế độ chính sách. Cụ thể Đảng uỷ cử Chủ tịch UBND xã trực tiếp tham gia sinh hoạt Chi bộ và tham gia các hoạt động cơ sở tại hai thôn, qua đó sẽ kịp thời nắm bắt và giải quyết những vấn đề mới nảy sinh.

 

Ông Hồ Văn Liên

Người uy tín thôn Pire 1, A Bung, Đakrông, Quảng Trị

Vấn đề lớn nhất mà chính quyền địa phương cần giải quyết khi tiếp nhận hai đơn vị là vấn đề phát triển kinh tế, do đặc điểm lịch sử để lại nên tỷ lệ hộ nghèo tại hai thôn còn lớn, nhằm giúp người dân có thêm điều kiện phát triển kinh tế, thời gian qua chính quyền địa phương đã tích cực đầu tư xây dựng mô hình kinh tế điểm cho người dân, có lợi thế là một trong những địa phương làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua xã A Bung đã có nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp với nhu cầu của người dân như hỗ trợ vay vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ cây con, giống, tạo việc làm... cùng với đó nhằm tạo quỹ đất hợp lý và đồng đều để phát triển, UBND xã tiếp nhận toàn bộ hiện trạng đất đai, tài sản gắn liền với đất của 2 thôn theo Biên bản 2 tỉnh đã ký đồng thời phối hợp với Trung tâm kỹ thuật Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện công tác đo đạc bản đồ, chỉnh lý hồ sơ địa chính theo Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 13/5/2019 của Chính Phủ.

Song song với các lĩnh vực hạ tầng cơ sở, nhân khẩu hộ khẩu, đất đai tài nguyên môi trường, phát triển kinh tế...  thì những nội dung liên quan như công tác chi trả chế độ cho các đối tượng chính sách, giáo dục đào tạo, về cơ bản đã được quan tâm đúng mức. Đặc biệt lĩnh vực an sinh xã hội đã được UBND xã dành nhiều ưu tiên cho hai đơn vị mới sáp nhập. Trong đợt lũ lụt lịch sử tháng 10/2020. sau khi tiếp nhận các nguồn hàng tài trợ từ các tổ chức cá nhân hỗ trợ, Đảng ủy, chính quyền xã chủ trương ưu tiên cấp phát số lượng hàng, quà cho 2 thôn nhiều hơn so với những thôn khác. Trong các đợt mưa đá, lốc xoáy xảy ra trên địa bàn, UBND xã đã kịp thời thăm hỏi, động viên, hỗ trợ tiền mặt để các hộ kịp thời khắc phục thiệt hại. Ngay từ đầu năm, UBND xã đã xây dựng kế hoạch chi tiết hướng đến mục tiêu cuối năm 2021 xóa nghèo cho 4 hộ nghèo ở 2 thôn.

Ông Hồ Văn Liên

Người uy tín thôn Pire 1, A Bung, Đakrông, Quảng Trị

Ông Hồ Văn Hiền

Phó Chủ tịch UBND xã A Bung, Đakrông, Quảng Trị

Sau hơn một năm trở về, Pire đang khoác trên mình chiếc áo mới, đời sống đã có nhiều chuyển mình đáng kể. Đây là minh chứng để chính quyền các cấp tiếp tục ổn định đời sống người dân đồng thời giúp người dân tin tưởng hơn vào đường lối chính sách của cấp ủy Đảng, sự lãnh đạo của chính quyền địa phương. Và đây là tiền đề để Pire cùng nhiều bản làng khác của A Bung sẽ vươn mình thoát nghèo bền vững.

Dẫn 2:

Thưa đồng bào và các bạn, được hình thành từ năm 2019, mô hình sinh kế duy trì và phát triển giống chuối lùn bản địa của Hội LHPN xã Tà Rụt huyện Đakrông đang được chị em phụ nữ Pa Cô ở đây tích cực hưởng ứng. Sau hơn 2 năm phát triển, mô hình không chỉ duy trì và bảo tồn một loại cây trồng đặc sản của địa phương mà còn tạo ra thu nhập ổn định, mở ra một hướng sản xuất mới và hiệu quả. Hiện tại để tạo thêm tính bền vững cho sản phẩm, Hội LHPN xã Tà Rụt đang tích cực vận động để xây thương hiệu cho sản phẩm chuối lùn bản địa.

Phụ nữ Tà Rụt xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chuối lùn bản địa

Mô hình sinh kế tổ hợp tác duy trì và phát triển giống chuối lùn bản địa có 15 hộ chị em phụ nữ tham gia, đang được triển khai tại thôn A Đăng, xã Tà Rụt. Mô hình hoạt động theo hình thức các hộ phụ nữ cùng canh tác chung trên diện tích đất liền kề để canh tác giống chuối lùn địa phương. Với tổng diện tích trên 1,1 ha và canh tác trên 1800 gốc chuối, sau hơn hai năm xây dựng và duy trì,  mô hình đang phát triển tốt và mang lại nhiều hiệu ứng tích cực. Hiệu quả đầu tiên mà mô hình mang lại là đã và đang duy trì, bảo tồn một giống chuối bản địa đặc sản đang có nguy cơ thoái hoá và mất đi. Nếu trước đây chuối được trồng rải rác trên nương, trên rẫy thì hiện tại chuối đã được khoanh trồng tập trung, được chăm bón đầy đủ, được lựa chọn giống cây tốt để duy trì. Từ ý tưởng ban đầu là bảo tồn một loại cây đặc sản của địa phương, đến nay mô hình không những duy trì được giống mà sản phẩm làm ra cho thu nhập ổn định. Hiện tại hơn 1800 gốc chuối này đã cho hai chu kỳ thu hoạch, tạo thu nhập đang kể cho 15 hộ chị em phụ nữ tham gia. Bên cạnh đó mô hình hoạt động theo hình thức liên kết sản xuất, đây là một cách làm mới với chị em phụ nữ địa phương vốn quen với hình thức sản xuất tự cung tự cấp, lao đọng riêng lẻ, rời rạc. Mô hình tổ hợp tác sản xuất đã hỗ trợ chị em thuận lợi trong việc chăm sóc cây trồng, hỗ trợ ngày công cho nhau để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, mô hình còn nhận được sự quan tâm hỗ trợ của phụ nữ cấp trên và chính quyền địa phương, qua đó cung cấp thêm kiến thức và kỹ thuật canh tác.

Chị Hồ Thị......

Tổ sản xuất chuối lùn bản địa thôn A Đăng, Tà Rụt, Đakrông, Quảng Trị

Có được kết quả này, bên cạnh nỗ lực của chị em phụ nữ Pa Cô địa phương thì sự quan tâm hỗ trợ của các cấp hội phụ nữ cũng đóng góp quan trọng cho sự thành công của mô hình. Ngay sau khi mô hình được xây dựng, Hội LHPN Trung ương đã đồng hành hỗ trợ 159 triệu đồng, số vốn ban đầu này đã giúp cho chị em phụ nữ xã san lấp mặt bằng, mua phân bón, tập huấn kỹ thuật, tìm kiếm giống chuối và xây dựng hạ tầng cơ sở. Cùng với đó việc hỗ trợ về kiến thức trồng trọt cũng được các cấp hội quan tâm hỗ trợ, giúp chị em có thêm kiến thức chăm sóc và phòng chống sâu bệnh khi khoanh trồng tập trung. Đặc biệt sau đượt mưa lũ cuối tháng 10 năm 2020, vườn chuối mô hình bị mưa lũ cuốn trôi trên 700 gốc chuối và hàng rào,  đất canh tác cũng bị bồi lấp. Nhằm giúp chị em khôi phục sản xuất, Hội LHPN huyện Đakrông, Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã kịp thời hỗ trợ 100 triệu đồng khắc phục hậu quả mưa lũ và duy trì sản xuất.

          Đến thời điểm hiện tại, mô hình sinh kế tổ hợp tác sản xuất chuối lùn bản địa đang bước vào chu kỳ thu hoạch thứ 3, vốn là đặc sản của địa phương nên sản phẩm làm ra rất được thị trường ưa chuộng, làm ra đến đâu tiêu thu hết đến đó. Bên cạnh đó, để thúc đẩy việc quảng bá sản phẩm, nhiều chị em phụ nữ đã tận dụng mạng xã hội để giới thiệu về đặc sản địa phương qua đó đưa thông tin về sản phẩm đến gần hơn với thị trường.

Chị Hồ Thị Hằng

Chủ tịch Hội LHPN xã Tà Rụt, Đakrông, Quảng Trị

Sau hơn 2 năm triển khai, có thể khẳng định mô hình sinh kế bảo tồn và phát triển giống chuối lùn bản địa của chị em phụ nữ xã Tà Rụt là một hướng đi đúng, tạo ra mô hình hoạt động hiệu quả đem lại thu nhập cho hội viên. Vấn đề hiện nay là làm thế nào để phát triển, nhân rộng ra địa bàn toàn xã, tăng số lượng hội viên tham gia, đưa mô hình trở thành một hướng phát triển kinh tế theo hướng tổ hợp tác sản xuất hỗ trợ nhau phát triển kinh tế. Bên cạnh đó để sản phẩm của mô hình tiếp cận được với đông đảo khách hàng thì vấn đề xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm là một việc làm cần thiết, qua đó khẳng định được vị thế sản phẩm, tạo đầu ra ổn định, thông qua đó sẽ duy trì phát triển bền vững, ổn định và lâu dài.

 

Dẫn 3:

          Thưa đồng bào  và các bạn! trong những năm qua, chính quyền các cấp huyện Đakrông đã tận dụng nhiều nguồn hỗ trợ từ các tổ chức, các chương trình, dự án nhằm giúp người dân, dặc biệt là các hộ nghèo có thêm cơ hội phát triển sinh kế, xoá đói giảm nghèo. Một trong những chương trình này là chương trình hỗ trợ bò giống sinh sản của tập đoàn công nghiệp viễn thông quân đội Viettel, thông qua chương trình đã có hàng trăm hộ nghèo trên địa bàn huyện Đakrông có điều kiện phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo một cách bền vững.

Nhiều hộ dân thoát nghèo nhờ chương trình

hỗ trợ bò giống của Viettel

          Trước đây gia đình anh Hồ Văn Đức tại thôn Làng Cát xã Đakrông huyện Đakrông thuộc diện hộ nghèo năm 2018 anh được Viettel được hổ trợ 1 con bò cái lai sinh sản và kinh phí làm chuồng trại để phát triển chăn nuôi. Nhờ được chăm sóc đảm bảo mà con bò của anh phát triển rất tốt đến nay sau 3 năm chăm sóc con bò của gia đình anh đã sinh sản thêm được 2 con nhờ được hổ trợ để phát triển chăn nuôi mà cuộc sống của gia đình anh đã đỡ vất vã hơn trước rất nhiều. 

Anh Hồ Văn Đức

Thôn Làng Cát,  Đakrông, Đakrông, Quảng Trị

          Cũng như gia đình anh Đức, gia đình anh Hồ Văn Ing thôn Làng Cát xã Đakrông trước đây gia đình anh cũng nằm trong diện hộ nghèo không có điều kiện phát triển kinh tế. Nhờ sự hỗ trợ từ chương trình bò giống của Viettel năm 2015, nay đàn bò phát triển thành 5 con, cuộc sống của gia đình đã khấm khá hơn, con cái được học hành đến nơi đến chốn. Được biết, từ năm 2014 đến nay tập đoàn Viettel đã hổ trợ huyện Đakrông hơn 14,5 tỷ đồng mua bò giống sinh sản cho hộ nghèo.

Anh Lê Châu Trí

Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Đakrông, Quảng Trị

          Có thể nói rằng thông qua chương trình hổ trợ bò giống của tập đoàn Viettel đã tạo được sự chuyển biến tích cực cho người dân trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là các hộ nghèo, giải quyết việc làm tại chổ và nâng cao thu nhập. Góp phần cùng huyện Đakrông giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm trên 5%.

Dẫn 4:

 

Thưa đồng bào và các bạn! Với quyết tâm bảo vệ tốt diện tích rừng, giảm thiểu số vụ cháy và thiệt hại do cháy rừng gây ra, Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa Đakrông đang tích cực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong việc phòng cháy, chữa cháy bảo vệ rừng mùa khô.

Chủ động phòng chống cháy rừng trong mùa khô

          Khu rừng phòng hộ thôn Kalu xã Đakrông huyện Đakrông, chủ yếu là trồng cây tràm, có mật độ dày đặc nên vào mùa nắng nóng nguy cơ cháy rừng rất dễ xảy ra. Do vậy, thời điểm này, Ban Quản lý rừng phòng hộ đã cắt cử các tổ giữ rừng phát quang đường ranh cản lửa, đốt thực bì tại các địa điểm dễ xảy ra cháy. Đồng thời, tuần tra tại các vùng trọng điểm, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố bất ngờ xảy ra.

Ông Võ Văn Đà

 Cán bộ BQL rừng phòng hộ Hướng Hóa Đakrông, Quảng Trị

Xác định nguyên nhân dẫn đến cháy rừng phần lớn xuất phát từ sơ suất của người dân khi đi rừng, làm nương rẫy, Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa – Đakrông chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách dùng lửa an toàn; cách phát, đốt nương tránh để lửa cháy lan vào rừng. Đồng thời phổ biến những cơ chế, chính sách phát triển kinh tế lâm nghiệp nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm thực hiện các quy định về quản lý và bảo vệ rừng, PCCCR đến mọi tầng lớp nhân dân.

 

Anh Hồ Hiền

Thôn Kalu, Xã Đakrông, Đakrông, Quảng Trị

Ông Nguyễn Công Tuấn

Giám đốc BQL rừng phòng hộ Hướng Hóa Đakrông, Quảng Trị

         

Trong những ngày khô hạn kéo dài, Ban quản lý rừng phòng hộ sẽ tiếp tục bố trí lực lượng và các xã ứng trực 24/24giờ; kiểm soát chặt chẽ người ra vào rừng, nghiêm cấm việc phát, dọn, đốt xử lý thực bì trong suốt thời gian nắng nóng. Qua đó, chủ động phòng ngừa, ứng phó và ngăn chặn có hiệu quả nguy cơ cháy rừng.

CHÀO CUỐI

 

 

 

 

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Quách Đình Long 10/06/2021 14:27 Lê Vĩnh Nhiên 26/07/2022 14:40
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà