Kịch bản đề cương OCOP 28 10 2021 – Chương trình OCOP – Nâng tầm sản phẩm địa phương
Danh mục
Mỗi xã 1 sản phẩm
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa quý vị và các bạn! Sau thời gian triển khai thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP đã có tác động lớn đến phát triển kinh tế tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Qua chương trình đã xây dựng được nhiều sản phẩm chủ lực có thương hiệu, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao. Đây được xem là giải pháp để khai thác tiềm năng, lợi thế, giúp nâng tầm giá trị các sản phẩm của địa phương. Nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập trong CM Mỗi xã một sản phẩm OCOP hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Kịch bản đề cương OCOP 28 10 2021 – Chương trình OCOP – Nâng tầm sản phẩm địa phương

Thưa quý vị và các bạn! Sau thời gian triển khai thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP đã có tác động lớn đến phát triển kinh tế tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Qua chương trình đã xây dựng được nhiều sản phẩm chủ lực có thương hiệu, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao. Đây được xem là giải pháp để khai thác tiềm năng, lợi thế, giúp nâng tầm giá trị các sản phẩm của địa phương. Nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập trong CM Mỗi xã một sản phẩm OCOP hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Năm 2019, sản phẩm Tinh bột nghệ của Công ty TNHH MTV QT Hùng Dung , ở thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, năm 2020 đã tham gia đánh giá nâng hạng và được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Đây là một trong những tín hiệu đáng phấn khởi sau nhiều năm nỗ lực, cố gắng của công ty. Sản phẩm sau khi được công nhận sẽ được sử dụng nhãn hiệu OCOP và thứ hạng sao đạt được in và dán trên bao bì sản phẩm. Từ đó, từng bước tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, đặc biệt là tạo niềm tin đối với người tiêu dùng. Theo bà Nguyễn Thị Anh Đào, sản phẩm đạt chuẩn OCOP có rất nhiều lợi thế so với trước đây. Bà Đào chia sẻ:

Trích băng:

Điểm nổi bật của các sản phẩm OCOP là sản phẩm đặc sản, truyền thống, có thế mạnh ở địa phương, có nguồn gốc nguyên liệu của địa phương, có sơ chế, chế biến để gia tăng giá trị, quá trình sản xuất ko ảnh hưởng xấu đến môi trường. Để được công nhận là sản phẩm OCOP, các chủ thể phải đăng ký tham gia Chu trình OCOP và hoàn thiện hồ sơ, tham gia đánh giá phân hạng tại cấp huyện, tỉnh và được nhà nước công nhận thứ hạng sao theo mức độ hoàn thiện quy định tại Bộ tiêu chí.

Ngoài vai trò chủ thể của các đơn vị tham gia sản phẩm, trong quá trình thực hiện chương trình OCOP, các ngành chức năng đã có nhiều giải pháp đồng hành, hướng dẫn các chủ thể trên tất cả các mặt như xây dựng ý tưởng sản phẩm, xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phát triển sản phẩm, hoàn thiện hồ sơ sản phẩm, quảng bá giới thiệu sản phẩm. Qua đó sản phẩm tham gia Chương trình đã được chuẩn hóa về chất lượng, mẫu mã, bao bì nhãn mác ngày càng đẹp, bắt mắt, bảo đảm quy định về nhãn mác hàng hóa, kiểm nghiệm, công bố chất lượng sản phẩm, cái thiện về thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đây là biện pháp hữu hiệu vừa chống hàng giả, hàng nhái, vừa tạo niềm tin về sản phẩm OCOP với người tiêu dung. Đặc biệt, quá trình tham gia, nhiều chủ thể đã chủ động và được hỗ trợ xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến như ISO, hữu cơ. Các cấp chính quyền và ngành chức năng và hội đoàn thể cũng đã tạo điều kiện cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh tham gia giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại các hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh; tổ chức điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm., đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử voso.vn, postmart.vn…   Bà Nguyễn Thị Thúy Kiều, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Linh cho biết:

Trích băng:

Ông Phạm Viết Thanh, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cam Lộ cho biết thêm:

Trích băng:

Sau gần 3 năm thực hiện chương trình OCOP, nhiều sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu, uy tín trên thị trường, được người tiêu dùng tin dùngtưởng lựa chọn. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh trong tỉnh đã mạnh dạn tham gia chương trình với mục đích khai thác và phát huy các thế mạnh, lợi thế của địa phương, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hình ảnh của địa phương. Tính đến nay, toàn tỉnh Quảng Trị đã có 53 Sản phẩm OCOP, trong đó có 7 sản phẩm OCOP 4 sao và 46 sản phẩm OCOP 3 sao. Qua chương trình này, tư duy sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị của các chủ thể đã rõ nét hơn, hướng đến mục tiêu sản xuất các sản phẩm chất lượng cao. Sản phẩm OCOP đã vươn ra thị trường, có chỗ đứng nhất định, một số sản phẩm đã kết nối được với các của hàng nông sản sạch, chuối bán lẻ, một số siêu thị trong và ngoài tỉnh. Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Trưởng Phòng Kinh tế hợp tác và Cơ điện, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị cho biết:

Trích băng:

Có thể khẳng định, OCOP là chương trình đem lại hiệu quả,  khi góp phầnlàm nâng cao giá trị sản phẩm của các địa phương, từng bước đưa sản phẩm đặc trưng có tiềm năng và thế mạnh đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, vươn ra thị trường thế giới. Chương trình OCOP không chỉ phát huy tính sáng tạo, trí tuệ của người dân mà còn xây dựng mối liên kết, phát triển kinh tế cộng đồng. Từ đó, phát huy tiềm năng, thế mạnh giá trị các sản phẩm của các địa phương, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững./.

GTPS - Sau thời gian triển khai thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP đã có tác động lớn đến phát triển kinh tế tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Qua chương trình đã xây dựng được nhiều sản phẩm chủ lực có thương hiệu, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao. Đây được xem là giải pháp để khai thác tiềm năng, lợi thế, giúp nâng tầm giá trị các sản phẩm của địa phương. Nội dung này sẽ được chúng tôi đề cập trong CM Mỗi xã một sản phẩm OCOP kì này, CM được phát song vào lúc 11h20 ngày 28/10 trên sóng TH của Đài PTTH Quảng Trị, mời quý vị và các bạn đón nghe./.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 24/10/2021 11:59 Lê Vĩnh Nhiên 25/10/2021 09:10
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà