VĨNH LINH LŨY THÉP LŨY HOA
Danh mục
Vĩnh Linh lũy thép lũy hoa
NỘI DUNG

 

Vĩnh Linh lũy thép lũy hoa tháng 10

Phát sóng thứ 6 ngày 29-10:

 

MC: Kính chào quý vị và các bạn! Cảm ơn quý vị đã đồng hành cùng chuyên mục Vĩnh Linh lũy thép lũy hoa! Thưa quý vị! Trong 2 năm trở lại đây, dịch bệnh COVID-19 đã tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh. Các doanh nghiệp vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn huyện Vĩnh Linh cũng đã chủ động lên kịch bản để ứng phó với khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh. Chuyên mục Vĩnh Linh lũy thép lũy hoa kỳ này, mời quý vị và các bạn cùng chia sẻ những khó khăn mà các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đang gặp phải đồng thời để thấy được nỗ lực, sự nhạy bén của các doanh nghiêp trong thời điểm dịch bệnh khó khăn này.

Doanh nghiệp Vĩnh Linh nỗ lực vượt qua dịch bệnh, ổn định sản xuất kinh doanh

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Vĩnh Linh hiện có 271 doanh nghiệp đang hoạt động, giải quyết việc làm cho khoảng 2 ngàn lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 4 - 6 triệu đồng/người/tháng. Gần 2 năm nay, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải đối mặt với không ít khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19. Nhưng với quyết tâm của các doanh nhân, các chủ cơ sở sản xuất không chùn bước trước khó khăn, họ đã đưa ra nhiều giải pháp linh hoạt để thực hiện hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh, vừa ổn định sản xuất - kinh doanh. Bên cạnh đó, chính quyền cũng đã có những quan tâm, hỗ trợ kịp thời để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vượt qua khó khăn ổn định sản xuất.

Phỏng vấn: Ông Lê Anh Minh – Trưởng phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Vĩnh Linh

Đi vào hoạt động từ năm 2020 khi tình hình dịch bệnh đang bùng phát trở lại, Công ty TNHH may mặc Trường Thọ đóng tại thôn Liêm Công Tây xã Hiền Thành huyện Vĩnh Linh là doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc xuất đi nước ngoài. Doanh nghiệp hiện có 80 nhân viên, người lao động. Lương tháng từ 5-6 triệu đồng.  Để đảm bảo an toàn cho việc sản xuất kinh doanh, ngay từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, doanh nhiệp đã yêu cầu toàn bộ nhân viên thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã đưa ra nhiều chiến lược để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường kinh doanh như: Nâng cao chất lượng, đổi mới kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm; đầu tư máy móc công nghệ, tìm các đơn hàng lớn ...... Nhờ vậy, cho đến nay doanh nghiệp không chỉ duy trì được các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà còn đạt mục tiêu tăng trưởng khá; tạo việc làm ổn định cho công nhân, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Phỏng vấn: Anh Trần Hữu Tuyển - Giám đốc Công ty TNHH may mặc Trường Thọ - Vĩnh Linh

Là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực may mặc, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, Công ty TNHH may mặc Trường Thọ đối mặt với nhiều khó khăn như: Đầu vào nguyên liệu tăng giá, vận chuyển khó khăn; Nhiều công nhân ở các vùng giãn cách không thể đi làm; Lượng hàng hóa tồn kho ngày càng lớn, ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp. Bài toán đối với công ty chính là làm sao để duy trì sản xuất, tạo việc làm ổn định cho gần 100 công nhân. Trước tình thế đó, ban lãnh đạo Công ty đã nhiều lần họp bàn, đánh giá tình hình đưa ra nhiều giải pháp giải quyết, nhờ vậy, trong 9 tháng đầu năm 2021 Công ty TNHH may mặc Trường Thọ vẫn vững vàng trước những khó khăn.

Phỏng vấn:

Chị Lê Trần Tú Tâm - Công nhân Công ty TNHH may mặc Trường Thọ

Chị Phạm Thị Hà - Công nhân Công ty TNHH may mặc Trường Thọ

Trong khó khăn chung của dịch bệnh Covid 19, cơ sở sản xuất nước mắm Khiêm Trọng đóng tại thôn Di Loan – Vĩnh Giang – Vĩnh Linh cũng không tránh khỏi ảnh hưởng. Trung bình mỗi năm, cơ sở sản xuất của ông Khiêm cung cấp ra thị trường trung bình 15.000 - 17.500 lít nước mắm và 12.000kg phụ phẩm từ quá trình sản xuất, đem lại nguồn thu trên 2 tỷ đồng. Sản phẩm  mang thương hiệu “Nước mắm Khiêm Trọng” đã có mặt khắp các nơi trong tỉnh như: Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Đông Hà, Vĩnh Linh…. Ngoài tỉnh như: Gia Lai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định. Tuy nhiên, thời gian gần đây, sản phẩm làm ra sụt giảm một nửa, khâu vận chuyển hàng đi các tỉnh bạn cũng bị ngưng trệ bởi tình hình chung của dịch Covid 19.

Phỏng vấn: Ông Bùi Xuân Khiêm – Chủ sơ sở sản xuất nước mắm Khiêm Trọng – Vĩnh Linh

Vùng An Cổ xã Kim Thạch huyện Vĩnh Linh được thiên nhiên ưu đãi với diện tích đất đỏ bazan màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, trong đó cây lạc được người dân ưu tiên lựa chọn để đưa vào canh tác. Nhận thấy nhu cầu của người dân về sản xuất và sử dụng các sản phẩm nông sản sạch ngày càng cao cùng với mong muốn tạo nên giá trị mới cho hàng nông sản của quê hương, năm 2018 được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và Sở Công thương Quảng Trị anh Lê Thanh Biên mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng để xây dựng cơ sở ép dầu lạc với quy mô năng suất 30 lít/giờ. Trước khi dịch Covid 19 bùng phát cơ sản xuất dầu lạc của anh Biên xuất ra thị trường 4000 lít dầu lạc mỗi tháng với số lượng công nhân ổn định công việc từ 6-7 người. Tuy nhiên hiện nay, số lượng đã giảm đi nhiều, trung bình mỗi tháng cơ sở của anh chỉ xuất được 1000 lít và công nhân cũng giảm chỉ còn lại 1-2 người.

Phỏng vấn: Anh Lê Thanh Biên – Chủ cơ sở sản xuất dầu lạc Làng An – Vĩnh Thạch – Vĩnh Linh

Ở thời điểm này, các DN phải tự lên kế hoạch duy trì sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu, tìm đơn hàng mới, thay đổi sản phẩm để tồn tại. Những minh chứng về việc phát triển sản phẩm mới, dịch vụ mới của cộng đồng DN trong khó khăn chồng chất do dịch Covid-19 gây ra cho thấy, DN nào nỗ lực hết mình, luôn tìm khe sáng phía trước để tiến lên thì DN đó sẽ có nhiều cơ hội để tồn tại và nhiều động lực phục hồi mạnh mẽ khi đại dịch Covid-19 lùi dần. Bên cạnh đó cũng rất cần sự quan tâm, hỗ trợ, động viên của chính quyền địa phương và các ngành liên quan để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất yên tâm tái sản xuất.

Phỏng vấn: Ông Lê Anh Minh – Trưởng phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Vĩnh Linh

Để vượt bão Covid-19, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã và đang có những cách làm hiệu quả, nỗ lực duy trì và phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp ngân sách nhà nước, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã đóng vào ngân sách nhà nước đạt 26,7 tỷ đồng, đạt 96,7% kế hoạch năm. Đây sẽ là cơ sở để tin rằng nền kinh tế của huyện Vĩnh Linh nói chung, các doanh nghiệp nói riêng sẽ có những bước phục hồi mạnh mẽ trong thời gian tới.

MC: Chào cuối!

Đón xem: Trong 2 năm trở lại đây, dịch bệnh COVID-19 đã tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh. Các doanh nghiệp vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn huyện Vĩnh Linh cũng đã chủ động lên kịch bản để ứng phó với khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doan, mời quý vị và các bạn cùng chia sẻ những khó khăn mà các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đang gặp phải đồng thời để thấy được nỗ lực, sự nhạy bén của các doanh nghiêp trong thời điểm dịch bệnh khó khăn trong Chuyên mục Vĩnh Linh lũy thép lũy hoa được phát sóng vào lúc 20h15 thứ 6 ngày 29-10 trên sóng TH của Đài PTTH QT. Mời quý vị và các bạn chú ý đón xem!

Vĩnh Linh lũy thép lũy hoa tháng 10

Phát sóng thứ 6 ngày 29-10:

 

MC: Kính chào quý vị và các bạn! Cảm ơn quý vị đã đồng hành cùng chuyên mục Vĩnh Linh lũy thép lũy hoa! Thưa quý vị! Trong 2 năm trở lại đây, dịch bệnh COVID-19 đã tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh. Các doanh nghiệp vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn huyện Vĩnh Linh cũng đã chủ động lên kịch bản để ứng phó với khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh. Chuyên mục Vĩnh Linh lũy thép lũy hoa kỳ này, mời quý vị và các bạn cùng chia sẻ những khó khăn mà các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đang gặp phải đồng thời để thấy được nỗ lực, sự nhạy bén của các doanh nghiêp trong thời điểm dịch bệnh khó khăn này.

Doanh nghiệp Vĩnh Linh nỗ lực vượt qua dịch bệnh, ổn định sản xuất kinh doanh

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Vĩnh Linh hiện có 271 doanh nghiệp đang hoạt động, giải quyết việc làm cho khoảng 2 ngàn lao động ở địa phương với thu nhập bình quân 4 - 6 triệu đồng/người/tháng. Gần 2 năm nay, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phải đối mặt với không ít khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19. Nhưng với quyết tâm của các doanh nhân, các chủ cơ sở sản xuất không chùn bước trước khó khăn, họ đã đưa ra nhiều giải pháp linh hoạt để thực hiện hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng chống dịch bệnh, vừa ổn định sản xuất - kinh doanh. Bên cạnh đó, chính quyền cũng đã có những quan tâm, hỗ trợ kịp thời để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vượt qua khó khăn ổn định sản xuất.

Phỏng vấn: Ông Lê Anh Minh – Trưởng phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Vĩnh Linh

Đi vào hoạt động từ năm 2020 khi tình hình dịch bệnh đang bùng phát trở lại, Công ty TNHH may mặc Trường Thọ đóng tại thôn Liêm Công Tây xã Hiền Thành huyện Vĩnh Linh là doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc xuất đi nước ngoài. Doanh nghiệp hiện có 80 nhân viên, người lao động. Lương tháng từ 5-6 triệu đồng.  Để đảm bảo an toàn cho việc sản xuất kinh doanh, ngay từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện, doanh nhiệp đã yêu cầu toàn bộ nhân viên thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã đưa ra nhiều chiến lược để phát triển sản xuất, mở rộng thị trường kinh doanh như: Nâng cao chất lượng, đổi mới kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm; đầu tư máy móc công nghệ, tìm các đơn hàng lớn ...... Nhờ vậy, cho đến nay doanh nghiệp không chỉ duy trì được các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà còn đạt mục tiêu tăng trưởng khá; tạo việc làm ổn định cho công nhân, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Phỏng vấn: Anh Trần Hữu Tuyển - Giám đốc Công ty TNHH may mặc Trường Thọ - Vĩnh Linh

Là doanh nghiệp thuộc lĩnh vực may mặc, từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, Công ty TNHH may mặc Trường Thọ đối mặt với nhiều khó khăn như: Đầu vào nguyên liệu tăng giá, vận chuyển khó khăn; Nhiều công nhân ở các vùng giãn cách không thể đi làm; Lượng hàng hóa tồn kho ngày càng lớn, ảnh hưởng đến sản xuất của doanh nghiệp. Bài toán đối với công ty chính là làm sao để duy trì sản xuất, tạo việc làm ổn định cho gần 100 công nhân. Trước tình thế đó, ban lãnh đạo Công ty đã nhiều lần họp bàn, đánh giá tình hình đưa ra nhiều giải pháp giải quyết, nhờ vậy, trong 9 tháng đầu năm 2021 Công ty TNHH may mặc Trường Thọ vẫn vững vàng trước những khó khăn.

Phỏng vấn:

Chị Lê Trần Tú Tâm - Công nhân Công ty TNHH may mặc Trường Thọ

Chị Phạm Thị Hà - Công nhân Công ty TNHH may mặc Trường Thọ

Trong khó khăn chung của dịch bệnh Covid 19, cơ sở sản xuất nước mắm Khiêm Trọng đóng tại thôn Di Loan – Vĩnh Giang – Vĩnh Linh cũng không tránh khỏi ảnh hưởng. Trung bình mỗi năm, cơ sở sản xuất của ông Khiêm cung cấp ra thị trường trung bình 15.000 - 17.500 lít nước mắm và 12.000kg phụ phẩm từ quá trình sản xuất, đem lại nguồn thu trên 2 tỷ đồng. Sản phẩm  mang thương hiệu “Nước mắm Khiêm Trọng” đã có mặt khắp các nơi trong tỉnh như: Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Đông Hà, Vĩnh Linh…. Ngoài tỉnh như: Gia Lai, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định. Tuy nhiên, thời gian gần đây, sản phẩm làm ra sụt giảm một nửa, khâu vận chuyển hàng đi các tỉnh bạn cũng bị ngưng trệ bởi tình hình chung của dịch Covid 19.

Phỏng vấn: Ông Bùi Xuân Khiêm – Chủ sơ sở sản xuất nước mắm Khiêm Trọng – Vĩnh Linh

Vùng An Cổ xã Kim Thạch huyện Vĩnh Linh được thiên nhiên ưu đãi với diện tích đất đỏ bazan màu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng, trong đó cây lạc được người dân ưu tiên lựa chọn để đưa vào canh tác. Nhận thấy nhu cầu của người dân về sản xuất và sử dụng các sản phẩm nông sản sạch ngày càng cao cùng với mong muốn tạo nên giá trị mới cho hàng nông sản của quê hương, năm 2018 được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và Sở Công thương Quảng Trị anh Lê Thanh Biên mạnh dạn đầu tư gần 1 tỷ đồng để xây dựng cơ sở ép dầu lạc với quy mô năng suất 30 lít/giờ. Trước khi dịch Covid 19 bùng phát cơ sản xuất dầu lạc của anh Biên xuất ra thị trường 4000 lít dầu lạc mỗi tháng với số lượng công nhân ổn định công việc từ 6-7 người. Tuy nhiên hiện nay, số lượng đã giảm đi nhiều, trung bình mỗi tháng cơ sở của anh chỉ xuất được 1000 lít và công nhân cũng giảm chỉ còn lại 1-2 người.

Phỏng vấn: Anh Lê Thanh Biên – Chủ cơ sở sản xuất dầu lạc Làng An – Vĩnh Thạch – Vĩnh Linh

Ở thời điểm này, các DN phải tự lên kế hoạch duy trì sản xuất, chủ động nguồn nguyên liệu, tìm đơn hàng mới, thay đổi sản phẩm để tồn tại. Những minh chứng về việc phát triển sản phẩm mới, dịch vụ mới của cộng đồng DN trong khó khăn chồng chất do dịch Covid-19 gây ra cho thấy, DN nào nỗ lực hết mình, luôn tìm khe sáng phía trước để tiến lên thì DN đó sẽ có nhiều cơ hội để tồn tại và nhiều động lực phục hồi mạnh mẽ khi đại dịch Covid-19 lùi dần. Bên cạnh đó cũng rất cần sự quan tâm, hỗ trợ, động viên của chính quyền địa phương và các ngành liên quan để các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất yên tâm tái sản xuất.

Phỏng vấn: Ông Lê Anh Minh – Trưởng phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Vĩnh Linh

Để vượt bão Covid-19, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã và đang có những cách làm hiệu quả, nỗ lực duy trì và phát triển sản xuất - kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp ngân sách nhà nước, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Riêng trong 9 tháng đầu năm 2021, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã đóng vào ngân sách nhà nước đạt 26,7 tỷ đồng, đạt 96,7% kế hoạch năm. Đây sẽ là cơ sở để tin rằng nền kinh tế của huyện Vĩnh Linh nói chung, các doanh nghiệp nói riêng sẽ có những bước phục hồi mạnh mẽ trong thời gian tới.

MC: Chào cuối!

Đón xem: Trong 2 năm trở lại đây, dịch bệnh COVID-19 đã tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh. Các doanh nghiệp vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn huyện Vĩnh Linh cũng đã chủ động lên kịch bản để ứng phó với khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doan, mời quý vị và các bạn cùng chia sẻ những khó khăn mà các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đang gặp phải đồng thời để thấy được nỗ lực, sự nhạy bén của các doanh nghiêp trong thời điểm dịch bệnh khó khăn trong Chuyên mục Vĩnh Linh lũy thép lũy hoa được phát sóng vào lúc 20h15 thứ 6 ngày 29-10 trên sóng TH của Đài PTTH QT. Mời quý vị và các bạn chú ý đón xem!

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Thái Hiền 26/10/2021 16:10 Lê Vĩnh Nhiên 27/10/2021 09:29
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà