Dọc đường VN 12/11 (Xuân Dũng )
Danh mục
Giai điệu quê hương
NỘI DUNG

Dọc đường VN 12/11

 

-Dọc đường văn nghệ (pt): đón nghe ptv nhớ đọc

   Mời quý thính giả đón nghe ct văn nghệ pt có tên "Dọc đường văn nghệ". Trong ct sắp tới,  có  nội dung mang tên "Cuốn tiểu thuyết Nghiệp chướng của Lưu Vĩ Lân" và được phát sóng vào ngày thứ sáu,   12/11 vào lúc 9h30, được phát lại vào thứ ba 16/11 lúc 9g, ct này do pv Xuân Dũng phụ trách, Việt Thanh biên tập và dàn dựng, mời quý vị và các bạn đón nghe.

 

        TIỂU THUYẾT "NGHIỆP CHƯỚNG" CỦA LƯU VĨ LẦN. 

 

                                                                                           ( Xuân Dũng)

 

    "Nghiệp chướng " là tiểu thuyết thứ 3 trong bộ ba tiểu thuyết liên hoàn : "Mật đạo", "Ngẫu tượng" và "Nghiệp chướng" của nhà văn Lưu Vĩ Lân, mỗi tác phẩm đều có vị trí độc lập tương đối cao, có thể đọc riêng vẫn được, tất nhiên nếu đọc hết thì cảm nhận sẽ đầy đủ hơn về một giai đoạn lịch sử của đất nước.

   Bắt đầu từ "Mật đạo" lấy Quảng Trị làm bối cảnh chủ yếu để sáng tác tiểu thuyết. Và nếu "Mật đạo" chủ yếu nói về những biến cố xã hội và cá nhân trong cuộc chiến Việt-Mỹ thì "Nghiệp chướng" lại góc nhìn về thời bình sau năm 1975,  là khảo sát và cảm nghiệm của người trong cuộc về quá trình khôi phục kinh tế và vai trò của những nhà tư sản dân tộc. Bối cảnh chính là Sài Gòn sau ngày thống nhất đất nước.

   Nhưng tại sao tên gọi của tác phẩm lại phảng phất tiểu thuyết ngôn tình với cái tên "Nghiệp chướng" ? Ấy là vì nhân vật chính xuyên suốt vừa là một nhà khoa học lại cũng là một nhà tư sản dân tộc.

  Là một nhà khoa học được Mỹ đào tạo, anh muốn chỉ chuyên tâm nghiên cứu, cống hiến cho học thuật, càng lánh xa chính trị càng tốt, Nhưng lần này nhiệm vụ của một nhà khoa học là phải về đất nước của mình, mặt khác là  một nhà tư sản yêu nước muốn gắn bó vận mệnh của mình với Tổ quốc thì khi Cách mạng đã hoàn thành sự nghiệp nhất thống giang sơn phải trở về và ở lại Việt Nam trong những năm tháng hòa bình gian nan nhất dù muốn hay không.

   Đó là nhiệm vụ mà tổ hợp "Gia Đình" tập hợp các nhà tư sản dân tộc đã giao phó cho anh. Không thể khác được, và đó là nghiệp chướng phải đi qua. Đây chính là số phận của GS.Ts Luân, một người chuyên nghiên cứu về các giới tuyến, con trai ông Lam, một thành viên của "Gia Đình" là nhân vật chính trong "Mật đạo".

   Anh Ca Dao, giám đốc công ty truyền thông DI, chuyên phát hành và giới thiệu sách ở Huế, cảm nhận đôi diều về tiểu thuyết này (băng)

   Theo tiểu thuyết, trước ngày 30/4/1975 chừng một tuần, đã có một cuộc họp tuyệt mật tại Mỹ của năm nhà nghiên cứu chính trị nổi tiếng để triển khai một dự án khoa học về Việt Nam có tên là "Vượt tường".

   Và Gs Hopkins, trưởng nhóm, đã mở đầu  : " Chúng ta biết rất nhiều về "những bức tường" và các thế giới ở hai bên bức tường. Các bức tường ở Bá Linh, hàng rào điện tử McNamara, Bàn Môn Điếm, chúng ta đã nghiên cứu nát từng phân vuông đất. Chúng ta biết rõ đời sống, hoạt động, suy nghĩ của thế giới phía Đông sau các bức tường đó. Điều chúng ta chưa biết là, khi tình huống bức tường đó sập xuống thì phía này sẽ làm gì khi sáp nhập phía kia. Việt Nam đang là một cơ hội cho quan sát, tìm hiểu đó. Đó là luận đề thứ nhất.

   Luận đề thứ hai là: chúng ta chưa bao giờ có cơ hội quan sát một xã hội được làm lại từ đầu. Chắc chắn chuyện đó sẽ diễn ra ở Việt Nam. Những người cách mạng này đã gian khổ suốt năm mươi năm qua để đạt được chiến thắng toàn ven này. Họ có mô hình xã hội  lý tưởng của họ và họ chắc chắn sẽ thực hiện lý tưởng đó của mình. Chuyện này sẽ diễn tiến như thế nào ?

   Nói như vậy để thấy đóng góp của nhà văn, khiến cho tác phẩm có nhiều nét mới và lạ, không theo lối mòn thông thường.

   Hy vọng sẽ được đón đọc những tác phẩm mới của nhà văn.

 

   Nhạc cắt

      "ĐƯỜNG XƯA LỐI CŨ" CỦA NHẠC SĨ HOÀNG THI THƠ.

                                                                                                           (Xuân Dũng)

  

   Nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ của quê hương Quảng Trị thì không thể nào quên được ca khúc nổi tiếng "Đường xưa lối cũ", một bài hát đã đi vào lòng người của nhiều thế hệ yêu âm nhạc.

   Đường xưa lối cũ, có bóng tre, bóng tre che thôn nghèo
Đường xưa lối cũ, có ánh trăng, ánh trăng soi đường đi
Đường xưa lối cũ, có tiếng ca, tiếng ca trên sông dài Đường
Xưa lối cũ, có tiếng tiêu, tiếng tiêu ru lòng ai

   Như tên gọi của bài hát, điệp ngữ "đường xưa lối cũ" được lặp đi lặp lại xuyên suốt toàn ca khúc, là xương sống tinh thần, làm nên hồn vía của tác phẩm. Đó là những hình ảnh quê hương, thân thuộc và da diết đến nao lòng. Một quê hương êm ả, thanh bình cứ hiện dần lên trong khúc hát khiến hồn người nhớ thương và đắm đuối.

   Đường xưa lối Cũ, có em tôi tóc xanh bay mơ màng. Đường chiều dịu nắng,
Bóng em đi áo nâu in đường trăng Đường xưa lối cũ, có mẹ
Tôi run run trong hôn hoàng. Lòng già thương nhớ, nhớ đến
Tôi, lom khom đi tìm con

    Và như không thể nào khác được, hình ảnh quê hương không thiếu được hình bóng mẹ hiền, nhất là ở đây, người mẹ già hiện lên gần gụi và sâu nặng, với tấm lòng trời biển bao la đối với con cái của bậc sinh thành, nên:  lom khom đi tìm con...

   Khi tôi về, bồi hồi trong nắng
Tưởng gặp người em hân hoan đứng đón anh về Nào ngờ
Người em sang ngang khi xuân chưa tàn Con đò nào đây
đưa em tôi vào xa vắng... Khi tôi về, nghẹn ngào trong
Nắng Tưởng gặp mẹ tôi rưng rưng đứng đón con về Nào ngờ
Mẹ tôi ra đi bên kia cuộc đời Không lời biệt ly cuối cùng
Trước khi phân kỳ 

   Đoạn điệp khúc, giai điệu bài hát không đẩy lên cao trào như thường thấy mà trầm buồn, sâu lắng, rất nhiều nghĩ ngợi. Ngày trở về đường xưa lối cũ: mẹ nay đã không còn và em cũng đã sang một bến bờ nào khác. Đó là cảnh tượng sinh ly tử biệt, đau xót ngậm ngùi kể sao cho xiết. Quê nhà vẫn không thay đổi, đường xưa lối cũ cũng vậy, chỉ có điều những người thân yêu nhất thì vì lý nhiều lý do khác nhau, đành phải chia lìa...

    Chạnh lòng thương nhớ những phút xưa,
Phút xưa qua qua rồi Lạnh lùng tưởng nhớ bóng dáng ai in
Sâu trong lòng tôi Đường xưa còn đó, nắng vẫn lên, vẫn
Trăng treo ven đồi Mà hình bóng cũ, thiếu trong tôi mỗi khi
Nghe chiều rơi...

   Sau những xót xa, mất mát không thể gì vãn hồi thì bài hát quay lại nét nhạc ban đầu. Hồi tưởng và hoài niệm tuy có chạnh lòng xót thương nhưng không quá bi lụy. Đó cũng là nét riêng đặc sắc của bài hát và tấm lòng, bản lĩnh của người nhạc sĩ.

   Đường xưa lối cũ cũng như hầu hết ca khúc của Hoàng Thi Thơ là những câu chuyện, hay ít ra là những mẫu chuyện, những trích đoạn tự sự được kể lại bằng âm nhạc, cụ thể là ca khúc của ông.

   Và dù câu chuyện là vui hay buồn thì hình bóng quê nhà luôn bao trùm, che chở, luôn thân thiết, ruột rà và nâng đỡ con .

   Đó cũng là đóng góp to lớn của nhạc sĩ tài danh Hoàng Thi Thơ, trong đó có ca khúc lừng danh: Đường xưa lối cũ

-Thưa quý vị và các bạn ! Mở đầu ct tuần này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu đôi nét cuốn tiểu thuyết liên hoàn tiếp theo "Mật đạo" là  "Nghiệp chướng" của Lưu Vĩ Lân. Bài của Xuân Dũng, chúng ta cùng nghe.

-Phần cuối ct mời quý thính giả tìm hiểu đôi nét về một ca khúc nổi tiếng của Hoàng Thi Thơ, bài của Xuân Nguyên, chúng ta cùng nghe.

-Qúy thính giả vừa theo dõi ct: dọc đường VN, ct này do Việt Thanh biên tập và dàn dựng với sự tham gia thực hiện của...thân ái chào tạm biệt.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Vĩnh Nhiên 11/11/2021 09:46
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà