Trang Nông nghiệp
Danh mục
Trang nông nghiệp
NỘI DUNG

TRANG NÔNG NGHIỆP NGÀY  14-12- 2021

MC: Kính chào bà con và các bạn! Trang Nông nghiệp tuần này có phóng sự: Hiệu quả từ chương trình cải tạo đàn bò do Trung tâm Khuyến nông triển khai thực hiện. Trước hết là trang tin!

     HH: THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP

1. TỔNG KẾT DỰ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRỒNG RỪNG THÂM CANH GỖ LỚN

MC: Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã tổ chức hội thảo trực tuyến tổng kết dự án xây dựng và phát triển mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn cây keo lai và keo tại tượng tại một số tỉnh Miền trung, giai đoạn 2019-2021.

Tham dự hội thảo có 5 điểm cầu Trung tâm khuyến nông Quốc Gia, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị và các tỉnh Hà Tỉnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế.

Tại hội thảo các đại biểu đánh giá cao về kết quả đạt được. Dự án xây dựng và phát triển mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn cây keo lai và keo tại tượng tại một số tỉnh miền trung, giai đoạn 2019-2021 tại 4 tỉnh Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã thực sự đạt kết quả như mục tiêu đề án đã đề ra, đã chuyển giao áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn xây dựng được 12 mô hình, với tổng quy mô 400ha, với các dòng keo lai mô AH1, AH7 và keo tai tượng Úc.

Kết quả tỷ lệ sống của các mô hình đạt trên 96%, các chỉ tiêu đo đếm về tăng trưởng và chiều cao cây đều đạt và vượt mục tiêu. Cây keo lai mô chăm sóc năm 3 có chiều cao vút ngọn đạt 6,5m đến 8m, đường kính thân 1,3m tính từ gốc đạt 6,5 đến 8cm, trử lượng gỗ đạt 40m3/ha. Đây là những điểm trình diễn nỗi bật về trồng rừng thâm canh gỗ lớn được chính quyền địa phương, người dân, lãnh đạo các cấp tại tỉnh đánh giá cao và ghi nhận.

Việc triển khai xây dựng và phát triển mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn cây Keo lai mô và Keo tai tượng đã đạt hiệu quả trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng trên 30% so với rừng trồng đại trà và hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5 -2 lần so với trồng rừng gỗ nhỏ. Đáp ứng nhu cầu gỗ xẻ thay thế gỗ rừng tự nhiên. Với thời gian kinh doanh rừng gỗ lớn10 năm trở lên, đất đai sẽ được cải tạo, đảm bảo ổn định sinh thái và nguồn nước ngầm, góp phần giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Mô hình sẽ góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng.

2. TỔNG KẾT MÔ HÌNH CHĂN NUÔI LỢN AN TOÀN SINH HỌC THEO HƯỚNG HỮU CƠ CÓ LIÊN KẾT SẢN XUẤT

MC: Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông cũng đã tổ chức hội nghị tổng kết mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo hướng hữu cơ trên nền đệm lót sinh học có liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đưa ra thị trường sản phẩm an toàn chất lượng phục vụ người tiêu dùng.

Mô hình thực hiện theo Đề án số 6060 của UBND tỉnh Quảng Trị về khôi phục đàn lợn sau bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021 2025. Triển khai trên địa bàn toàn tỉnh với 11 hộ tham gia, với tổng 354 con, quy mô nuôi 30 con/MH đối với vùng Miền núi và 42 con/MH đối với vùng Đồng bằng, có 2 mô hình ở huyện Cam Lộ và huyện Hải Lăng thực hiện theo hình thức liên kết sản xuất ra sản phẩm an toàn.

Tại hội nghị các đại biểu đnahs giá cao về việc triển khai mô hình. Kết quả sau 3 tháng nuôi, cho thấy lợn thích nghi tốt với phương thức chăn nuôi mới, lợn sinh trưởng, phát triển tốt, tăng trọng nhanh, lợn đưa vào nuôi bình quân 20 kg/con, hiện tại trọng lượng bình quân đạt 100 kg/con, tăng trọng bình quân đạt 775 – 800g/con/ngày. So với nuôi lợn theo cách truyền thống (chăn nuôi theo hướng công nghiệp) thì nuôi lợn theo hướng hữu cơ, sử dụng đệm lót sinh học giúp giảm ô nhiễm môi trường, tiền điện nước, chi phí xử lý chất thải, thuốc thú y.

Để việc khôi phục đàn lợn đạt hiệu quả, trong thời gian tới chính quyền các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về tầm quan trọng của việc tái đàn, cần bố trí nguồn vốn để hỗ trợ phát triển chăn nuôi lợn tại địa phương.

Thông qua việc triển khai mô hình nhằm giúp quản lý tốt dịch bệnh, xây dựng vùng an toàn dịch, giúp các hộ làm quen với phương thức chăn nuôi mới, liên kết sản xuất ra sản phẩm an toàn, nâng cao thu nhập. Thực hiện tốt kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng phát triển ổn định đàn lợn.

HH: KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ

MC: Thưa bà con và các bạn! Năm 2021, Tổng đàn bò của tỉnh Quảng Trị có hơn 55.650 con, tăng 0,4% so với năm 2020, tỷ lệ bò lai Zebu trên 60% tổng đàn, để đạt được kết quả trên trong nhiều năm qua, Trung tâm Khuyến nông triển khai thực hiện chương trình cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Đặc biệt từ năm 2020 Trung tâm đã triển khai chương trình cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt, kết quả bước đầu cho thấy bê lai có nhiều điểm nổi trội và hiệu quả kinh tế cao hơn.

Hiệu  QUẢ từ  CHƯƠNG TRÌNH CẢI TẠO ĐÀN BÒ

 

Thực hiện NQ 03/2017 của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh hỗ trợ phát triển cây trồng, con nuôi, tạo ra sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017-2020 có định hướng đến năm 2025, trong đó bò là đối tượng con nuôi được quan tâm hỗ trợ đầu tư, đặc biệt ưu tiên phát triển đàn bò lai.

Thực hiện chương trình cải tạo đàn bò hàng năm tỷ lệ phối giống bằng phương pháp  nhân tạo đạt trên 100%. Năm 2021, Chương trình cải tạo đàn bò đã phối thành công 10.200 con bò (trong đó: hơn 5.900 con sử dụng tinh bò Zebu; 4.300 con sử dụng tinh bò chuyên thịt). Nhờ thực hiện tốt chương trình cải tạo đàn bò, nên tỷ lệ đàn bò lai tăng lên từng năm, chất lượng đàn bò ngày càng được nâng cao. Bê lai sinh ra ngoại hình đẹp, trọng lượng sơ sinh từ 20 - 25 kg, bê khỏe mạnh, thích nghi tốt với môi trường sống, sinh trưởng phát triển nhanh, tốc độ tăng trọng của bê trung bình từ 20 - 25 kg. Bê dễ nuôi, dễ  ăn, lớn nhanh, nuôi đến 12 tháng tuổi đạt từ 230 – 250 kg với giá bán khoảng 21 – 25 triệu đồng, cao hơn bò vàng địa phương từ 10 – 12 triệu đồng, hiệu quả kinh tế cao gấp 2 lần. Như vậy, ước tính mỗi năm có hơn 5.000 bê lai ra đời từ chương trình cải tạo đàn bò, ước tính nguồn thu hàng năm từ chương trình hơn 115 tỷ đồng.

p/v anh: Lê Đức Khoa, thôn Tân Thuận, Vĩnh Thái Vĩnh Linh Quảng Trị Cut 01048

Gia đình bà Trần Thị Diễn, thôn Nam Hùng, xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh, gắn bó với nghề chăn nuôi bò đã nhiều năm nay. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên gia đình bà thực hiện phối giống bằng tinh bò 3B - là một trong các giống bò nhóm chuyên thịt chất lượng cao. Bê lai F1 này được sinh ra trên nền bò cái Lai Zêbu với tinh bò 3B nhập ngoại. Đây là giống bò thịt dể nuôi, phàm ăn, lớn nhanh, cơ bắp phát triển, nỗi rõ nhất phần cơ mông, ngoại hình đẹp, chất lượng thịt thơm ngon, hiệu quả kinh tế cao.

P/v bà Trần Thị Diễn, thôn Nam Hùng, xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh.

Cut: 01027

Theo một số bà con chăn nuôi Bò chuyên thịt 3B cho biết: đây là giống bò được nhiều người chăn nuôi ưa chuộng bởi tầm vóc to lớn, khả năng tăng trưởng nhanh, tỷ lệ thọt xe và chất lượng thịt cao và giá trị kinh tế mà nó mang lại. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh bò sinh ra từ tinh bò chuyên thịt được các thương lái tìm mua vì đây là giống bò có tỷ lệ thịt xẻ cao, xấp xỉ 70%, thịt thơm ngon nên đáp ứng được nhu cầu  của thị trường.

p/v ông Nguyễn Hoàng – dẫn tinh viên xã Phong Bình, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị cut 01341

P/v ông Trương Quang Minh – PCT UBND xã Hải Trường, Hải Lăng cut 01068 nối 01071

Thông qua chương trình cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt cho thấy nhu cầu chăn nuôi bò chất lượng cao của người dân ngày càng tăng. Bê lai sinh ra ngoại hình đẹp, trọng lượng sơ sinh từ 25 – 31 kg/con, ưu thế lai vượt trội, sinh trưởng phát triển nhanh, trọng lượng lúc 12 tháng tuổi đạt 270-300 kg, với giá bán từ 25 – 30 triệu đồng, hiệu quả kinh tế cao gấp 1,5 lần so với bò lai zebu. Như vậy, ước tính một năm mỗi năm trên địa bàn tỉnh n 3.000 bê lai ra đời từ chương trình cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt, ước tính nguồn thu khoảng 83 tỷ đồng/năm.

p/v ông Trần Đình Quốc Lĩnh - Phó trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gio Linh cut00011

Nhận thấy bê lai từ CT CTĐB phàm ăn, sinh trưởng phát triển tốt nên nhiều hộ nông dân đã phát triển mô hình chăn nuôi bò thịt thâm canh, vỗ béo an toàn sinh học, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Nhờ đó đã khai thác tốt tiềm năng, lợi thế sẵn có tại địa phương, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập, phát triển kinh tế bền vững cho bà con nông dân. Nâng cao tỷ trọng, giá trị chăn nuôi.

p/v bà Lê Thị Giai Tiết – khu phố 7 thị trấn Cam Lộ, Quảng Trị cut 01212

Với sự quan tâm hỗ trợ từ UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp&PTNT. Trung tâm khuyến nông tỉnh đã triển khai chương trình cải tạo đàn bò trong đó cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt tạo ra con lai hướng thịt có năng suất và chất lượng cao. Từ đó tạo tiền đề cho việc phát triển chăn nuôi bò thịt mang tính hàng hóa, nâng cao giá trị của sản phẩm chăn nuôi cũng như khai thác tốt tiềm năng sẵn có tại các địa phương.

p/v bà Hoàng Thị Hương – Phó Trưởng phòng Kỷ thuật Chuyển giao công nghệ, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị. Cut 01145

Theo kế hoạch của ngành nông nghiệp, năm 2022 tổng đàn bò của tỉnh đạt 60.000 con, trong đó tỷ lệ bò lai đạt trên 63%. Để đạt mục tiêu trên, cần tiếp tục thực hiện chương trình cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo để cải tạo tầm vóc đàn bò vàng Việt Nam và cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt; Thông tin tuyên truyền đến người dân về hiệu quả của chương trình cải tạo đàn bò, khuyến khích người chăn nuôi bò phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; Hướng dẫn, tập huấn cho người chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt thâm canh cũng như các biện pháp phòng trị bệnh cho bò. Từ đó nâng cao tỷ trọng, giá trị chăn nuôi, góp phần thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp đạt hiệu quả.

MC: Cảm ơn bà con và các bạn đã đồng hành cùng Trang Nông nghiệp tuần này. Hẹn gặp lại bà con và các bạn trong khung giờ này tuần sau, xin chào tạm biệt!

 

GTPS: Năm 2021, Tổng đàn bò của tỉnh Quảng Trị có hơn 55.650 con, tăng 0,4% so với năm 2020, tỷ lệ bò lai Zebu trên 60% tổng đàn, để đạt được kết quả trên trong nhiều năm qua, Trung tâm Khuyến nông triển khai thực hiện chương trình cải tạo đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Đặc biệt từ năm 2020 Trung tâm đã triển khai chương trình cải tạo đàn bò theo hướng chuyên thịt, kết quả bước đầu cho thấy bê lai có nhiều điểm nổi trội và hiệu quả kinh tế cao hơn. Đây là nội dung của Trang Nông nghiệp được phát sóng vào lúc 21h05 ngày 14/12 trên sóng truyền hình của Đài PTTH Quảng Trị, kính mời quý vị và các bạn đón xem!

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lâm Thị Hạnh 09/12/2021 17:15 Lê Vĩnh Nhiên 10/12/2021 09:06

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà