Trang nông nghiệp ngày 30-8
Danh mục
Trang nông nghiệp
NỘI DUNG

TRANG NÔNG NGHIỆP NGÀY  23-8- 2022

MC: Kính chào bà con  và các bạn! Trang Nông nghiệp tuần này có những thông tin đáng chú ý sau:

-Kỷ sư Phạm Thị Phương Thảo- Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị  hướng dẫn bà con các biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại  trên cây hồ tiêu, cao su đầu mùa mưa

- Trong tiểu mục sổ tay nhà nông là những viêc cần làm trong tháng 9

HH:THÔNG TIN NÔNG NGHIỆP

1. MÔ HÌNH TÁI CANH CÂY CÀ PHÊ CHÈ

MC: Trước hết là những tin tức nông nghiệp! Được sự hỗ trợ của Khuyến nông Trung ương, từ năm 2020 đến năm 2022, Trung tâm Khuyến nông tỉnh  Quảng Trị đã thực hiện dự án Xây dựng mô hình tái canh cây cà phê chè tại huyện Hướng Hóa. Qua 3 năm triển khai mô hình cho tín hiệu rất khả quan.

Trong 03 năm triển khai, Trung tâm đã xây dựng 3 mô hình tái canh cà phê chè với tổng quy mô 30 ha. Giống đưa vào mô hình là giống cà phê Catimor và giống THA1,  bố trí tại 2 vùng khác nhau của huyện miền núi Hướng Hóa (vùng miền núi 24 ha và vùng biên giới, đặc biệt khó khăn 6 ha).

Đến thời điểm hiện tại, mô hình thực hiện đạt tiến độ kế hoạch đề ra. Tại 6 ha thôn Cheng và Bụt Việt, xã Hướng Phùng. Cây cà phê sinh trưởng, phát triển tốt, đang giai đoạn nuôi quả. Chiều cao cây cà phê THA1 trung bình từ 112-135cm, cà phê Catimor chiều cao cây trung bình 105-125cm, số cành cho quả trung bình 9-10 cặp. Đã bón phân chăm sóc theo hướng dẫn. Đặc biệt qua theo dõi, kiểm tra chưa phát hiện đối tượng sâu, bệnh phát sinh gây hại đáng kể.

Việc triển khai dự án xây dựng mô hình tái canh cây cà phê trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, sử dụng các giống cà phê chè mới năng suất chất lượng cao thay thế diện tích cà phê già cỗi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sẽ tăng thu nhập cho người sản xuất; giải quyết việc làm, ổn định diện tích cà phê chè, mang lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Góp phần phát triển bền vững ngành hàng cà phê.

2. TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

MC: Thực hiện Công văn số 3739/UBND-KT ngày 08/8/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có công văn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

Công văn yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố cần tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện tốt các biện pháp để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và đẩy mạnh phát triển chăn nuôi 6 tháng cuối năm.

Hiện nay với hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm đa số, thì việc áp dụng các giải pháp chăn nuôi an toàn rất khó thực hiện, nên giải pháp quan trọng và có hiệu quả nhất trong việc phòng và kiểm soát dịch bệnh cho vật nuôi là tiêm vắc xin phòng bệnh. Triển khai quyết liệt công tác tiêm phòng vụ Thu 2022 cho đàn gia súc, gia cầm. Tổ chức tiêm vắc xin phòng bệnh, đặc biệt các bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi như: cúm gia cầm, lỡ mồm long móng, viêm da nỗi cục, Dại,... bảo đảm tỷ lệ đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm vắc xin.

Chi cục chăn nuôi thú y tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm phòng cho đàn vật nuôi; Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và kiểm soát giết mổ tại các địa phương; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; Tổ chức giám sát, đánh giá sau tiêm phòng đối với một số bệnh như: CGC và LMLM; giám sát lưu hành các loại mầm bệnh nguy hiểm để kịp thời đưa ra khuyến cáo cho người dân nhằm chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, kịp thời phát hiện, ngăn chặn không để lây lan ra diện rộng góp phần bảo vệ đàn vật nuôi và thúc đẩy tăng trưởng chăn nuôi các tháng cuối năm.

II. KHUYẾN NÔNG KHUYẾN NGƯ

MC: Kính thưa bà con và các bạn! Đối với cây hồ tiêu, cao su sau một mùa khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, vì vậy vào đầu mùa mưa cần tiến hành chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kịp thời tạo điều kiện cho cây phân hóa mầm hoa và ra hoa, đậu quả thuận lợi. Trong Trang nông nghiệp kỳ này, Kỷ sư Phạm Thị Phương Thảo- Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị sẽ  hướng dẫn bà con các biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại chính trên cây hồ tiêu, cao su đầu mùa mưa, kính mời  bà con và các  bạn cùng theo dõi!

III. SỔ TAY NHÀ NÔNG

PTV: Bà con  và các bạn đang theo dõi Trang Nông nghiệp! Trong tiểu mục sổ tay nhà nông tuần này chúng tôi xin chuyển đến bà con nông dân những viêc cần làm trong tháng 9!

   1- Công việc đồng áng:

- Thu hoạch lúa trà muộn trước 5/9/2022

- Tiếp tục thu hoạch đậu các loại.

- Thu hoạch sắn vùng thấp trũng.

- Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp vùng đồng bằng, trung du và diện tích còn lại vùng Hướng Hóa.Triển khai sản xuất rau màu vụ Thu Đông trên chân ruộng cao ít bị ngập lụt.

- Chăm sóc phòng trừ sâu bệnh hại cây công nghiệp, cây ăn quả, đặc biệt lưu ý thoát nước cho vườn cây hồ tiêu, phòng trừ ruồi vàng và ngài đục trái cây ăn quả .

- Tiếp tục trồng  môn, từ, tía, ném.

2- Chăn nuôi:

- Quản lý đàn gia súc gia cầm.

- Tiếp tục tiêm phòng các loại vắc xin theo quy định.

- Tăng cường các biện pháp phòng, chống lụt, bão cho đàn gia súc.

- Tăng cường vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng trại và môi trường chăn nuôi.

- Tăng cường các biện pháp phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm ở vật nuôi

3- Thuỷ sản:

- Thu hoạch tôm, cá thịt để tránh lụt.

- Bắt đầu vỗ béo cá bố mẹ để cho đẻ vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 đối với loài trắm, chép; tháng 3, 4 đối với cá mè.

- Tiến hành thả tôm thẻ chân trắng vụ 2 vùng bãi ngang.

- Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho tôm.

- Khai thác nghề lưới vây rút chì; lưới rê bùng nhùng; pha xúc; lưới chụp; nghề câu tay cá nục; nghề câu vàng; lồng bẫy khai thác mực lá.

4- Lâm nghiệp:

- Kiểm tra chất lượng vườn ươm, cây giống để xuất trồng.

- Triển khai làm đất đào hố để trồng keo, và các loại cây khác.

- Hảm cây con trong vườn, dặm hom vô tính cây keo.

- Phòng chống lụt bão cho vườn ươm và cây mới trồng.

- Thu hái hạt Trẩu làm giống phục vụ công tác trồng rừng năm 2023 (tháng 9 đến tháng 11)

5- Thuỷ lợi:

- Tổ chức thi công sửa chữa nâng cấp kênh mương đảm bảo tưới tiêu.

- Kiểm tra an toàn công trình hồ, đập, đê điều trước mùa lụt bão.

- Chuẩn bị vật tư, thiết bị, nhân lực theo phương án ứng phó thiên tai đã xây dựng cho các công trình hồ, đập và đê điều trên địa bàn tỉnh.

- Đối với trạm bơm sau khi kết thúc tưới vụ Hè Thu, tháo máy bơm đưa vào bảo dưỡng (đối với vùng bị ngập lụt).

 - Đối với các hồ đập nhỏ phải vệ sinh sạch sẽ đường, cửa tràn xả lũ.

- Xử lý những vị trí xung yếu để bảo đảm an toàn kênh mương, hồ đập trong mùa lụt bão.

- Trực theo dõi công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

MC: Những thông tin về công việc nhà nông trong tháng 9 đã khép lại Trang Nông nghiệp tuần này. Cảm ơn bà con và các bạn đã quan tâm theo dõi, hẹn gặp lại bà con và các bạn trong khung giờ này tuần sau!

 

GTPS; Đối với cây hồ tiêu, cao su sau một mùa khô hạn kéo dài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây, vì vậy vào đầu mùa mưa cần tiến hành chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kịp thời tạo điều kiện cho cây phân hóa mầm hoa và ra hoa, đậu quả thuận lợi. Trong Trang nông nghiệp kỳ này, Kỷ sư Phạm Thị Phương Thảo- Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị sẽ  hướng dẫn bà con các biện pháp phòng trừ sâu bệnh gây hại chính trên cây hồ tiêu, cao su đầu mùa mưa, kính mời  bà con và các  bạn cùng theo dõi trên  sóng truyền hình của Đài PTTH Quảng Trị vào luvs 20h15 ngày 30/8!

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lâm Thị Hạnh 26/08/2022 16:43 Lê Vĩnh Nhiên 27/08/2022 13:16

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà