Trang Nông nghiệp
Danh mục
Trang nông nghiệp
NỘI DUNG

TRANG NÔNG NGHIỆP NGÀY  22-3- 2022

MC: Kính chào bà con và các bạn! Trang Nông nghiệp tuần này có những nội dung đáng chú ý sau:

- Chi cục Thủy sản khẳng định vai trò, vị trí của mình vào sự phát triển chung của ngành Nông nghiệp và PTNT.

- Dự báo thời tiết nông vụ trong khoảng thời gian từ ngày 23 tháng 3 đến ngày 5 tháng 4 năm 2022.

                                                          Nhạc cắt

MC: Chi cục Thủy sản tiền thân là Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản được thành lập theo Quyết định số 158/QĐ-UB ngày 23/3/1992 của UBND tỉnh Quảng Trị; thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về thủy sản trên địa bàn tỉnh. Qua 30 năm xây dựng và phát triển,Chi cục Thủy sản ngày càng lớn mạnh và khẳng định vai trò, vị trí của mình vào sự phát triển chung của ngành Nông nghiệp và PTNT. Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản QT, Trang Nông nghiệp tuần này giới thiêu phóng sự: Chi cục thủy sản tỉnh QT30 xây dựng và phát triển, kình mời bà con và các bạn cùng theo dõi!

CHI CỤC THỦY SẢN TỈNH QUẢNG TRỊ

30 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN

Những năm đầu mới thành lập, Chi cục chỉ có 04 cán bộ, cơ sở vật chất, năng lực, kinh nghiệm công tác còn thiếu và yếu; qua nhiều lần thay đổi, đến nay cơ cấu tổ chức ngày càng ổn định, hoạt động hiệu lực và hiệu quả, bộ máy gồm: Chi cục trưởng, 02 Phó Chi cục trưởng và 03 phòng chuyên môn, nghiệp vụ (Phòng Hành chính - Tổng hợp; Phòng Thủy sản và Phòng Thanh tra và Kiểm ngư); với 24 biên chế có trình độ chuyên môn, phù hợp với từng vị trí công tác.

Trong những năm qua Chi cục Thủy sản luôn tích cực, chủ động tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh ban hành các chương trình, kế hoạch, chỉ thị, các văn bản chỉ đạo điều hành về hoạt động khai thác, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, quản lý tàu cá, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh và hàng trăm văn bản triển khai thực hiện các chính sách phát triển thủy sản theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (Số 289/QĐ-TTg, 965/QĐ-TTg, 48/2010/QĐ-TTg) và Nghị định của Chính phủ (Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014, Nghị định 17/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ); tham mưu, đề xuất thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ; công tác khắc phục sự cố môi trường biển và chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định…

Hàng năm, tập thể đơn vị và nhiều cá nhân đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tặng nhiều danh hiêu thị đua và khen thưởng.

p/v ông nguyễn Hoài Nam -  Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Trị.

Công tác thanh tra, bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được xác định là nhiệm vụ trọng tâm; trong quá trình hoạt động lực lượng thanh tra, bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã tích cực tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản cho cán bộ, ngư dân ven biển, các khu vực trọng điểm nghề cá của tỉnh; phối hợp với lực lượng Đồn Biên phòng ven biển, Cảnh sát Giao thông đường thủy, chính quyền địa phương và lực lượng thanh tra, bảo vệ nguồn lợi thủy sản của các tỉnh bạn trong khu vực để kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý các hoạt động khai thác hủy diệt ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản của tỉnh.

Phỏng vấn Đồn Biên phòng

Trung tá Hoàng Bách Tùng – Đồn trưởng Đồn Biên Phòng Triệu Vân, Quảng Trị cut 00601

Với sự tích cực, chủ động trong triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Kết quả: Giai đoạn 1999-2021 lực lượng thanh tra, bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã xử lý 1.203 vụ vi phạm hành chính, chuyển truy tố trách nhiệm hình sự một vụ; tịch thu 45.5kg thuốc nổ, 123 kíp nổ, 20m dây cháy chậm và 48 bộ xung điện; vận động người dân tự giác giao nộp 132 bộ xung điện. Bên cạnh đó, đã triển khai cứu hộ hàng trăm cá thể Rùa biển về với đại dương. Nhờ đó, hoạt động khai thác thủy sản bằng các biện pháp hủy diệt được đẩy lùi; công tác chống khai thác IUU có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần cùng với cả nước tháo gỡ “Thẻ vàng” của EC đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam.

Công tác quản lý khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản: Năm 2008, sau khi hợp nhất Sở Thủy sản và Sở Nông nghiệp và PTNT, nhiệm vụ quản lý khai thác thủy sản được bổ sung cho Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (nay là Chi cục Thủy sản). Những năm qua, Chi cục đã tích cực tổ chức thực hiện tốt các chính sách phát triển thủy sản; hướng dẫn ngư dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; nhiều nghề khai thác thủy sản tiên tiến được chuyển giao kịp thời, công nghệ đóng tàu bằng vật liệu võ thép và vật liệu mới (Composite) được áp dụng... Nhờ vậy, số tàu tham gia khai thác vùng biển xa ngày càng tăng; ngư trường, nguồn lợi thủy sản và tình hình an ninh trật tự trên biển ổn định; sản lượng khai thác thủy sản tăng hàng năm, đời sống của người lao động nghề cá ngày càng được cải thiện, góp phần mục tiêu đưa ngành kinh tế thủy sản trở thành ngành kinh tế mạnh của tỉnh.

P/v hộ dân khai thác thủy sản

-Anh: Bùi Đình Hiến – chủ tàu Quảng Trị 94015, khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, Gio Linh cut 00603

-ông Nguyễn Văn Trọng – chủ tàu Quảng Trị 92189, khu phố 5, thị trấn Cửa Việt, Gio Linh cut 00604, 00605

Về công tác phát triển nguồn lợi thủy sản: Xác định công tác phát triển nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo, duy trì phát triển bền vững, tạo sinh kế cho người dân. Hàng năm, Chi cục đã tiến hành thả hàng vạn con giống thủy sản các loại tại các thủy vực tự nhiên trên địa bàn tỉnh để phát triển nguồn lợi và lưu giữ các loài thủy sản bản địa, đồng thời bảo tồn các loài thủy sản quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

Công tác quản lý tàu cá: Thực hiện các chính sách phát triển thủy sản và quản lý tàu cá của Trung ương, Chi cục Thủy sản đã tham mưu tổ chức thực hiện tốt các chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ nên số lượng tàu thuyền có công suất lớn tăng nhanh. Đã triển khai thực hiện đóng mới 25 tàu cá có công suất trên 400 CV (17 tàu cá vỏ thép, 01 tàu cá vỏ Composite và 07 tàu cá vỏ gỗ) và cải hoán nâng cấp 93 tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP đưa vào sử dụng cho hiệu quả cao. Năm 1992, số tàu, thuyền chỉ có vài trăm chiếc với tổng công suất trên 7.500cv phần lớn là tàu công suất nhỏ phục vụ đánh bắt ven bờ, đến hết năm 2021, tổng số tàu cá toàn tỉnh là 2.882 chiếc với tổng công suất 142.208 CV; tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên có 241 chiếc, trong đó có 211 chiếc thường xuyên tham gia khai thác thủy sản ở vùng biển xa.

Về cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá và chế biến thủy sản: Trong những năm đầu đơn vị mới thành lập, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá chưa phát triển, chưa có cơ sở sản xuất kinh doanh ngư lưới cụ và cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thuyền; chế biến thủy sản đang còn thô sơ, sản phẩm sau khai thác chỉ tiêu thụ nội địa, giá trị thấp. Đến nay, đã hình thành hai trung tâm nghề cá lớn của tỉnh đó là Cửa Việt và Cửa Tùng, cơ sở kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá phát triển; có hai cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, nhiều cơ sở chế biến, nhà máy thủy sản đông lạnh, Surumi và bột cá được đầu tư hiện đại tại Cửa TùngCửa Việt với công suất hàng chục ngàn tấn/năm, góp phần thu mua, tiêu thụ sản phẩm khai thác của bà con ngư dân. Nhiều sản phẩm chế biến được xuất khẩu ra thị trường các nước Trung Quốc, Lào và thị trường Pháp.

Công tác quản lý nuôi trồng thủy sản: Người nuôi đã từng bước chú trọng đầu tư về giống, tuân thủ quy trình kỹ thuật, thời vụ, mở rộng nhiều hình thức nuôi. Nhiều mô hình nuôi tôm công nghệ cao được triển khai và nhân rộng; từng bước xây dựng mô hình liên kết với Công ty, doanh nghiệp với người nuôi trong việc cung ứng giống, thức ăn, vật tư sản phẩm đầu vào và thu mua sản phẩm tôm nuôi để giảm thiểu rủi ro về thị trường, giá cả và tăng hiệu quả sản xuất.

Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, trong những năm qua hoạt động thủy sản của tỉnh Quảng Trị phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, dịch bệnh, nhất là diễn biến hết sức phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Song với sự chỉ đạo, hỗ trợ của các cơ quan chuyên ngành từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cùng với sự lãnh, chỉ đạo sâu sát của Sở Nông nghiệp và PTNT nên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra.

P/v  ông Nguyễn Hữu Vinh – Phó Giám Đốc S Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị

CHƯA

Sau 30 năm xây dựng và phát triển Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Trị đã từng bước khẳng định vai trò và ví trí của mình vào sự phát triển chung của ngành Nông nghiệp và PTNT. Trong thời gian đến hoạt động thủy sản sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức đòi hỏi  Chi cục Thủy sản  tiếp tục chủ động, sáng tạo, không ngừng đổi mới phương thức làm việc, quyết liệt, huy động và sử dụng tốt nhất mọi nguồn lực để sát cánh cùng các đơn vị đưa ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh nhà ngày càng phát triển./.

HH: THỜI TIẾT NÔNG VỤ

MC: Kính thưa bà con và các bạn! phần cuối  Trang Nông nghiệp tuần này, mời bà con và các bạn đến với  tiểu mục dự báo thời tiết nông vụ.

Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Trị trong khoảng thời gian từ ngày 23 tháng 3 đến ngày 5 tháng 4 năm 2022,Quảng Trị chịu ảnh hưởng chủ yếu của các đợt không khí lạnh (KKL) có cường độ yếu đến trung bình hoặc rãnh áp thấp ở phía Bắc bị nén xuống phía Nam, thời gian KKL ảnh hưởng đến thời tiết tỉnh Quảng Trị vào khoảng ngày 22-23/3 và 31/3 gây mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông; những ngày còn lại phổ biến có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù rải rác, trưa chiều hửng nắng. Nhiệt độ ở mức thấp hơn TBNN cùng kỳ 0.5-1.0 độ và lượng mưa đạt khoảng 30-60 mm, ở mức cao hơn TBNN cùng kỳ. Nền nhiệt độ trung bình vùng đồng bằng đạt từ 23.0-25.0oC, vùng núi 22.0-24.0oC.

Mực nước vùng thượng lưu sông các sông biến đổi chậm. Lượng dòng chảy thượng lưu các sông ở mức nhỏ hơn TBNN cùng kỳ, lượng dòng chảy tại trạm thủy văn Gia Vòng trên sông Bến Hải chỉ đạt từ 18-20% so với lượng dòng chảy TBNN cùng kỳ. Trong cùng thời gian này vùng hạ lưu sông chịu ảnh hưởng của thủy triều, mực nước sông thay đổi theo chế độ triều với biên độ triều lớn nhất trong khoảng từ ngày 23/3-05/4  xuất hiện vào thời kỳ từ 03-04/4.

( Bắn chữ) Các hiện tượng thời tiết thủy văn ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi:

Dự báo khoảng thời gian 23/3 đến 05/4/2022: Đêm và sáng sớm thường xảy ra hiện tượng sương mù về đêm và sáng. Sương mù kéo dài trong nhiều ngày với nhiệt độ thấp và độ ẩm không khí cao khiến các loại nấm bệnh phát triển nhanh, gây hại cho nhiều loại cây trồng.

Đây là thời kỳ giao mùa nên trước các đợt KKL tăng cường hoặc KKL nén rãnh áp thấp nguy cơ cao xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: dông, tố, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ảnh hưởng đến cây cối, hoa màu, cây lúa đợt đầu đang trong thời kỳ thụ phấn và làm thay đổi thành phần sinh hóa trong môi trường nuôi trồng thủy sản. Cần chú ý theo dõi các bản tin dự báo thời tiết hạn ngắn tiếp theo.

Những ngày KKL tăng cường trên biển sẽ gió mạnh cấp 5, có ngày cấp 6, giật cấp 7, sóng cao 1.5-3.0 mét gây ảnh hưởng đến an toàn đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản.

Trong thời gian 23/3 đến 05/4/2022, độ mặn xâm nhập vào sông yếu hơn năm 2021 và ở mức thấp hơn TBNN cùng kỳ.

MC: Ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân, Đối với những trà lúa gieo sớm cần theo dõi thời gian lúa trổ, cần tập trung chăm sóc phòng trừ sâu bệnh cuối vụ. Phun phân bón lá, thuốc phòng bệnh lem lép hạt, bệnh đạo ôn cổ bông trước và sau lúa trổ 01 tuần. Những trà lúa gieo muộn cần kiểm tra ruộng lúa để bón đòng. Chú ý bón trước trổ 25 - 30 ngày; tăng phân kali, giảm phân đạm. Bón phân, chăm sóc cho cây công nghiệp dài ngày  (cao su, Hồ tiêu...), cây ăn quả các loại.Đối với hoạt động chăn nuôi hiện nay ngành nông nghiệp đang triển khai tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm vụ Xuân năm 2022, vì vậy các hộ dân cần chủ động phối hợp tốt nhằm quản lý tốt đàn vật nuôi, thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Cảm ơn bà con và các bạn đã theo dõi chương trình, xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong khung giờ này tuần sau!

 

GTPS: Chi cục Thủy sản tiền thân là Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản được thành lập theo Quyết định số 158/QĐ-UB ngày 23/3/1992 của UBND tỉnh Quảng Trị; thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức thực thi pháp luật về thủy sản trên địa bàn tỉnh. Qua 30 năm xây dựng và phát triển,Chi cục Thủy sản ngày càng lớn mạnh và khẳng định vai trò, vị trí của mình vào sự phát triển chung của ngành Nông nghiệp và PTNT. Nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản QT, Trang Nông nghiệp tuần này giới thiêu phóng sự: Chi cục thủy sản tỉnh QT30 xây dựng và phát triển, mời bà con và các bạn đón xem vào lúc 20h15 ngày 22/3 trên sóng truyền hình của Đài PTTH Quảng Trị!

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lâm Thị Hạnh 18/03/2022 08:37 Lê Vĩnh Nhiên 18/03/2022 08:59

Các sản phẩm khác

Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà