Mỗi xã một sản phẩm 7 4 2022 – Xây dựng OCOP trong điều kiện dịch bệnh covid 19
Danh mục
Mỗi xã 1 sản phẩm
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa quý vị và các bạn! Chương trình mỗi xã một sản phẩm thực sự đã mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc sản xuất, nâng cao hiệu quả, chất lượng giá trị kinh tế sản phẩm ở mỗi địa phương. Mấy năm trở lại đây, dịch bệnh covid 9 có những diễn biến phức tạp đã có những tác động không nhỏ đến quá trình xây dựng chương trình Mỗi xã một sản phẩm của các tổ chức, cá nhân, các đơn vị doanh nghiệp. Trước tình hình đó, mỗ chủ thể tham gia đã có những nỗ lực nhất định cùng với sự hỗ trợ từ các ngành chức năng trong việc xây dựng chương trình. Đây là nội dung chính chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong CM Mỗi xã một sản phẩm hôm nay. Trước hết là những chia sẻ của một số đơn vị đã được chứng nhận thương hiệu OCOP thời gian qua trong điều kiện dịch bệnh covid 19. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Mỗi xã một sản phẩm 7 4 2022 – Xây dựng OCOP trong điều kiện dịch bệnh covid 19

Thưa quý vị và các bạn! Chương trình mỗi xã một sản phẩm thực sự đã mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc sản xuất, nâng cao hiệu quả, chất lượng giá trị kinh tế sản phẩm ở mỗi địa phương. Mấy năm trở lại đây, dịch bệnh covid 9 có những diễn biến phức tạp đã có những tác động không nhỏ đến quá trình xây dựng chương trình Mỗi xã một sản phẩm của các tổ chức, cá nhân, các đơn vị doanh nghiệp. Trước tình hình đó, mỗ chủ thể tham gia đã có những nỗ lực nhất định cùng với sự hỗ trợ từ các ngành chức năng trong việc xây dựng chương trình. Đây là nội dung chính chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong CM Mỗi xã một sản phẩm hôm nay. Trước hết là những chia sẻ của một số đơn vị đã được chứng nhận thương hiệu OCOP thời gian qua trong điều kiện dịch bệnh covid 19. Mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Nhạc cắt

Kính thưa quý vị! Đến nay, toàn tỉnh có 87 sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP, trong đó có 16 sản phẩm 4 sao, 71 sản phẩm 3 sao. Đây thực sự là nỗ lực lớn của các chủ thể tham gia chương trình này. Ở mỗi địa phương, dù điều kiện dịch bệnh covid 19 diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hoàn thiện các điều kiện để được chứng nhận sản phẩm OCOP. Bài viết sau chia sẻ kinh nghiệm của một số đơn vị HTX và tổ hợp tác trong xây dựng OCOP, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Với vùng nguyên liệu dồi dào, đậu đen xanh lòng của người dân xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông trở thành hẩm nông sản nổi tiếng được người tiêu dùng nhiều nơi biết đến. Tuy nhiên, để phát huy tối đa tiềm năng của loại nông sản này, HTX dịch vụ Nông nghiệp Triệu Nguyên đã đăng kí xây dựng thương hiệu trà đậu đen xanh lòng hoa nhài là sản phẩm OCOP. Đây thực sự là ý tưởng tốt trong điều kiện cả nước cùng vào cuộc thực hiện chương trình Mỗi xã một sản phẩm như hiện nay. Ý tưởng đã được manh nha thực hiện từ năm 2018 nhưng đến năm 2021, sản phẩm đậu đen xanh lòng hoa nhài mới được HTX đầu tư về mọi mặt để được chứng nhận sản phẩm OCOP. Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Phượng, Giám đốc HXT Dịch vụ Nông nghiệp Triệu Nguyên, huyện Đakrông cho biết, trong điều kiện dịch bệnh covid 19, để hoàn thiện các điều kiện đạt chuẩn OCOP luôn có những trở ngại. Trước tình hình đó, HTX đã được sự đồng hành, hỗ trợ của các ngành chức năng giúp cho đơn vị có những điều kiện phù hợp. Chia sẻ thêm về nội dung này, bà Nguyễn Thị Phượng, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Triệu Nguyên, huyện Đakrông cho biết:

Trích băng:

Không chỉ đối với sản phẩm của HTX Dịch vụ Nông nghiệp Triệu Nguyên mà rất nhiều sản phẩm của các địa phương đều gặp khó khăn trong điều kiện dịch bệnh covid 19 thời gian qua. Quá trình sản xuất bị gián đoạn, thị trường tiêu thụ khó khăn, các điều kiện cần và đủ trong hoàn thiện hồ sơ thủ tục cũng gặp trở ngại chính là rào cản đối với nhiều chủ thể tham gia xây dựng chương trình OCOP. Tại Tổ hợp tác Doa Bụt ở xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, các thành viên trong Tổ hợp tác đã rất thành công khi nghĩ tới việc lựa chọn sản phẩm măng khô để xây dựng thương hiệu OCOP. Đối với đồng bào dân tộc Vân Kiều huyện miền núi Hướng Hóa nơi đây thì việc vào rừng tìm măng để đổi gạo, đổi các nhu yếu phẩm cần thiết là việc làm thường xuyên phục vụ nhu cầu cuộc sống. Tuy nhiên, với giá trị kinh tế không cao, không phát huy hết được tiềm năng của địa phương nên các thành viên Tổ hợp tác Doa Bụt đã có ý tưởng thu mua nông sản của bà con để sấy khô và tham gia xây dựng sản phẩm OCOP. Các thành viên đã đầu tư 400 triệu đồng để xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị phục vụ cho đầu tư sản xuất măng sấy khô. Dù điều kiện dịch bệnh covid 19 phức tạp nhưng đơn vị đã nỗ lực để xây dựng thành công sản phẩm măng sấy khô đạt 3 sao vào năm 2021. Ông Hà Ngọc Anh Dũng, Tổ trưởng Tổ Hợp tác Doa Bụt, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa cho biết thêm:

Trích băng:

Như vậy dù với địa phương hay sản phẩm nào thì việc xây dựng thương hiệu OCOP ngoài nỗ lực của các chủ thể, chính người dân thì sự hỗ trợ từ phía các ngành chức năng đã và đang góp phần quan trọng để mỗi địa phương thành công hơn trong xây dựng thương hiệu OCOP. Tuy nhiên, cũng vì dịch bệnh, khi xây dựng xong thương hiệu OCOP thì vấn đề đầu ra luôn nan giải, đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ, tận dụng mọi tiềm năng, lợi thế của cách mạng công nghệ để không chỉ xây dựng thành công sản phẩm OCOP mà còn nâng cao giá trị khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Nội dung này sẽ được chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong ít phút nữa của chương trình. Mời quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi.

Nhạc cắt

Kính thưa quý vị! Khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục và các điều kiện cần thiết đã được tháo gỡ để xây dựng thương hiệu OCOP. Tuy nhiên để đưa sản phẩm ra thị trường trong tình hình dịch bệnh thời gian qua thì tận dụng mạng xã hội, công nghệ số để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm đã và đang được các ngành chức năng cũng như mỗi chủ thể sản xuất cùng vào cuộc trong việc xây dựng thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm OCOP. Bài viết sau chia sẻ về nội dung này, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Hiện nay, vấn đề liên kết, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng là một trong những yếu tố quan trọng của mỗi đơn vị tham gia xây dựng thương hiệu OCOP. Hầu như những đơn vị tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm đều xây dựng cho mình một trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử hay kết nối đưa sản phẩm lên sàn giao dịch điện tử. Đây chính là giải pháp tối ưu của mỗi đơn vị trong việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện dịch bệnh covid 19 phức tạp thời gian qua. Như đối với sản phẩm của HTX Dịch vụ Nông nghiệp Triệu Nguyên, trà đậu đen xanh lòng hoa nhài đã được HTX kết nối để đưa lên các sàn giao dịch điện tử như Lazada, Sen Đỏ.v.v. và bước đầu đã tạo được hiệu ứng tích cực với người tiêu dùng. Bà Nguyễn Thị Phượng, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Triệu Nguyên cho biết thêm:

Trích băng:

Thời gian qua, các ngành chức năng đã cùng phối hợp để triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm OCOP. Chi cục Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã phối hợp với Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh giới thiệu danh mục, thông tin sản phẩm OCOP tỉnh trên hệ thống ngành toàn quốc. Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại co các chủ thể OCOP, như tổ chức tham gia các hoạt động kết nối cung cầu, tham gia các diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản, giới thiệu danh mục sản phẩm OCOP đến các địa phương, các nhà phân phối, tổ chức, cá nhân có liên quan trong nước. Tiêu biểu có thể kể đến đó là tổ chức tuần lễ kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP Quảng Trị tại siêu thị Coopmart do Sở Công thương chủ trì tổ chức, tại sự kiện đã có 47 biên bản ghi nhớ liên kết tiêu thụ sản phẩm OCOP được ký kết. Sở Công thương, Trung tâm XTĐTTM và Du lịch tỉnh, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh cũng đã hỗ trợ xây dựng 6 điểm bán hàng OCOP và sản phẩm chủ lực trên địa bàn thành phố Đông Hà. Qua đó tăng sự hiện diện của sản phẩm OCOP trên thị trường, đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng. Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị cho biết:

Trích băng:

Bên cạnh đó, Bưu điện tỉnh, Viettel post cũng đã đưa sản phẩm OCOP, cung cấp danh sách các HTX nông nghiệp có sản phẩm giới thiệu và bán trên sàn thương mại điện tử postmart.vn và voso.vn. Đến nay đã có trên 90% sản phẩm OCOP giao dịch trên các sàn thương mại điện tử. Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh đã hỗ trợ đưa các sản phẩm của 3 doanh nghiệp lên sàn Alibaba gồm: Công ty TNHH MTV Từ Phong, Công ty TNHH Dược liệu hữu cơ An Xuân và Công ty Cổ phần Nông sản hữu cơ Quảng Trị.- Các ngành, địa phương đã tổ chức các hoạt động tư vấn, hỗ trợ phát triển sản phẩm như hỗ trợ bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, thiết bị máy móc… Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chào kết

GTPS - Chương trình mỗi xã một sản phẩm thực sự đã mang lại ý nghĩa quan trọng trong việc sản xuất, nâng cao hiệu quả, chất lượng giá trị kinh tế sản phẩm ở mỗi địa phương. Mấy năm trở lại đây, dịch bệnh covid 9 có những diễn biến phức tạp đã có những tác động không nhỏ đến quá trình xây dựng chương trình Mỗi xã một sản phẩm của các tổ chức, các đơn vị doanh nghiệp. Trước tình hình đó, mỗ chủ thể tham gia đã có những nỗ lực nhất định cùng với sự hỗ trợ từ các ngành chức năng trong việc xây dựng chương trình. Đây là nội dung chính chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong CM Mỗi xã một sản phẩm kì này, CM được phát sóng vào lúc 11h20 ngày 7/4 trên sóng PT Đài PTTH Quảng Trị, mời...

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 04/04/2022 22:46 Lê Vĩnh Nhiên 07/04/2022 13:34
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà