OCOP 2 6 2022 – Sản phẩm OCOP và chuyển đổi số trong nông nghiệp
Danh mục
Mỗi xã 1 sản phẩm
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa quý vị và các bạn! Những năm gần đây kinh tế số đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng. Nông nghiệp là một trong tám lĩnh vực ưu tiên được tập trung chuyển đổi số theo định hướng của Chính phủ và bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong thời gian qua chuyển đổi số ứng dụng các công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Điều đặc biệt, xây dựng sản phẩm OCOP đã và đang tận dụng tối đa lợi thế của chuyển đổi số để sản xuất đạt chuẩn, đưa sản phẩm đến thị trường. Tỉnh Quảng Trị đã và đang chú trọng gắn kết giữa xây dựng sản phẩm OCOP và chuyển đổi số trong nông nghiệp. Đây là nội dung chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong CM Mỗi xã một sản phẩm hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

OCOP 2 6 2022 – Sản phẩm OCOP và chuyển đổi số trong nông nghiệp

Thưa quý vị và các bạn! Những năm gần đây kinh tế số đóng một vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Trị nói riêng. Nông nghiệp là một trong tám lĩnh vực ưu tiên được tập trung chuyển đổi số theo định hướng của Chính phủ và bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Trong thời gian qua chuyển đổi số ứng dụng các công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Điều đặc biệt, xây dựng sản phẩm OCOP đã và đang tận dụng tối đa lợi thế của chuyển đổi số để sản xuất đạt chuẩn, đưa sản phẩm đến thị trường. Tỉnh Quảng Trị đã và đang chú trọng gắn kết giữa xây dựng sản phẩm OCOP và chuyển đổi số trong nông nghiệp. Đây là nội dung chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong CM Mỗi xã một sản phẩm hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

Thời gian qua, công tác chuyển đổi số đã được ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị chú trọng triển khai thực hiện theo chủ trương của Chính phủ và Bộ NN&PTNT. Chuyển đổi số mở ra 3 xu thế. Thứ nhất là bỏ qua khâu trung gian, đó chính là sàn thương mại điện tử. Trong đó, post mart và vỏ sò là 2 sàn thương mại điện tử được chú trọng giành riêng cho bà con nông dân. Thứ hai là phi tập trung hóa, giúp cho từng hộ nông dân tiếp cận thông tin, công nghệ như một doanh nghiệp. Các doanh nghiệp số cung cấp công nghệ, thông tin như là dịch vụ theo yêu cầu cho các hộ với giá phù hợp. Thứ ba, chuyển đổi số sẽ tạo ra xu thế phi vật thể hóa. Từ đó, chuyển đổi số sẽ giúp hình thành số hóa đất đai, môi trường,…

Trên cơ sở đó, việc xây dựng sản phẩm OCOP được các địa phương, các đơn vị chú trọng thực hiện đã và đang tạo ra lợi thế trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chia sẻ với chúng tôi, bà Lê Thị Thanh Nhàn, chủ cơ sở sản xuất Dầu lạc Làng An ở xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh cho biết, để có được sản phẩm dầu lạc đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và chất lượng, bên cạnh việc đầu tư các loại máy móc thiết bị hiện đại, cơ sở đặc biệt quan tâm đến chất lượng nguyên liệu ngay từ đầu vào. Bà Nhàn đã kết hợp với Phòng nông nghiệp huyện, Hội Nông dân xã cùng các hộ gia đình trồng lạc lựa chọn những diện tích đất màu mỡ và giống lạc phù hợp cho năng suất cao với tỷ lệ dầu nhiều để đưa vào sản xuất. Sau quá trình sản xuất và nỗ lực, sản phẩm Dầu lạc Làng An đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao, đây không chỉ là một lời khẳng định về chất lượng mà còn mở ra cơ hội để sản phẩm tiếp tục mở rộng thị trường, nâng cao quy mô sản xuất và giá trị sản phẩm. Và kênh bán hàng mà cơ sở Làng An ưu tiên đó là bán hàng trực tuyến trên trên trang Đặc sản Làng An,  Dầu lạc nguyên chất Làng An, kênh Shopee, Vỏ sò.v.v.… Bà Lê Thị Thanh Nhàn, chủ cơ sở sản xuất Dầu lạc Làng An ở xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh cho biết thêm:

Trích băng:

Như vậy bước đầu, người dân đã tiếp cận chuyển đổi số trong việc xây dựng các sản phẩm OCOP của địa phương. Với công ty TNHH MTV Nhiên Thảo Quảng Trị, đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh các mặt hàng có nguồn nguyên liệu là sản phẩm nông nghiệp đã sớm tận dụng công nghệ để quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Nhờ đưa các sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử nên đã tăng lượng đơn hàng, tăng doanh thu cho công ty. Công nghệ số thực sự đã mang lại hữu ích đối với việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm của công ty. Chị Lê Thị Thùy Liên, Quản lí cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP – Công ty TNHH MTV Nhiên Thảo Quảng Trị chia sẻ:

Trích băng:

Để giúp các chủ thể OCOP đưa sản phẩm tiếp cận thị trường, Bưu điện tỉnh đã và đang có những giải pháp nhằm kết nối đưa hơn 50 sản phẩm OCOP trên khắp các địa phương, đơn vị trong tỉnh lên sàn giao dịch Postmart. Nhờ đó, người dân dễ dàng tiếp cận với sản phẩm và các chủ thể xây dựng thương hiệu OCOP cũng thuận lợi hơn trong việc quảng bá, giảm chi phí sản xuất, quáng bá nhưng lại tăng được giá trị doanh thu. Hiệu ứng mang lại bước đầu khẳng định được dù mới đi vào hoạt động nhưng Postmart đã nhanh chóng chiếm ưu thế trên thị trường và thuận lợi hơn cho các sản phẩm OCOP. Như vậy tận dụng công nghệ số từ chuyển đổi số nông nghiệp bước đầu đã tạo thuận lợi để đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Huyền, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh cho biết, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực được ưu tiên trong 8 lĩnh vực ưu tiên của tỉnh về chuyển đổi số. Bởi vì nông nghiệp là lĩnh vực quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế số đặc biệt là hỗ trợ cho bà con nông dân. Ngành nông nghiệp và Thông tin truyền thông đã có nhiều hoạt động phối hợp để thúc đẩy chuyển đổi số. Trong đó, có các sản phẩm ưu tiên là sản phẩm OCOP. Và việc kết nối với trung tâm điều hành giám sát thông minh tỉnh Quảng Trị cũng là một trong những lợi thế để thúc đẩy sản phẩm nông nghiệp nói chung, sản phẩm OCOP nói riêng ngày càng phát triển. Bà Nguyễn Thị Huyền, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh cho biết thêm:

Trích băng:

Việc ứng dụng công nghệ số vào sản xuất đặc biệt ứng dụng công nghệ như máy bay không người lái, quản lý chăm sóc cây trồng trong thời gian vừa qua đã mang lại hiệu quả tích cực giúp giảm 50% chi phí cho sản xuất của người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Sản phẩm OCOP cũng đã tận dụng tối đã chuyển đổi số trong sản xuất như ứng dụng các hệ thống nhà kính nhà lưới, các hệ thống cảm biến tự động trong quản lý trồng trọt, chăn nuôi, giúp cho các khâu quản lý từ việc chăm sóc chế độ dinh dưỡng thức ăn cũng như quản lý dịch bệnh và quản lý đầu ra của sản phẩm đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thị trường. Về cơ bản, chuyển đổi số chính là người nông dân thay đổi phương thức sản xuất, thói quen sản xuất cũng như giúp người nông dân tiếp cận trực tiếp đến thị trường, bỏ qua các khâu trung gian. Từ đó giảm chi phí giúp người nông dân gia tăng giá trị kinh tế. Trao đổi thêm về vấn đề này, bà Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Trị cho biết:

Trích băng:

Có thể nói chuyển đổi số là giải pháp đột phá của ngành nông nghiệp phát triển nông thôn trong vấn đề đi tắt đón đầu thay đổi phương thức quản trị thay đổi phương thức giao tiếp với người dân và doanh nghiệp. Trên cơ sở đó nâng cao năng suất chất lượng và chất lượng giá trị của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nói chung, sản phẩm OCOP nói riêng./.

GTPS - Trong thời gian qua chuyển đổi số ứng dụng các công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Điều đặc biệt, xây dựng sản phẩm OCOP đã và đang tận dụng tối đa lợi thế của chuyển đổi số để sản xuất đạt chuẩn, đưa sản phẩm đến thị trường. Tỉnh Quảng Trị đã và đang chú trọng gắn kết giữa xây dựng sản phẩm OCOP và chuyển đổi số trong nông nghiệp. Đây là nội dung chúng tôi chuyển đến quý vị và các bạn trong CM Mỗi xã một sản phẩm kì này, CM được phát sóng vào 11h10 ngày 2 6 trên sóng PT của Đài PTTH Quảng Trị, mời quý vị và các bạn cùng nghe.

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Bảo 26/05/2022 18:16 Nguyễn Thị Bảo 26/05/2022 18:16
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà