TẠP CHÍ DÂN TỘC MIỀN NÚI – TUẦN 5
Danh mục
Tạp chí Dân tộc và miền núi
NỘI DUNG

TẠP CHÍ DÂN TỘC MIỀN NÚI – TUẦN 5

Dẫn : Kính chào đồng bào và các bạn, cảm ơn đồng bào và các bạn đang theo dõi chương trình Tạp chí Dân tộc và Miền núi của Đài PTTH Quảng Trị. Trong chương trình hôm nay xin chuyển đến đồng bào và các bạn những nội dung chính sau :

- Tạo sinh kế giảm nghèo bền vững từ Chương trình “Dê cho tôi, tôi cho bạn”

-  Phát triển mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng 

-  Phần cuối chương trình là ghi nhận : Ngân hàng chính sách xã hội Hướng Hóa đồng hành cùng người người dân vùng khó

Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình, kính mời đồng bào và các bạn cùng theo dõi :

Nhạc cắt

PS 1 : Tạo sinh kế giảm nghèo bền vững từ Chương trình “Dê cho tôi, tôi cho bạn”

MC: Thưa đồng vào và các bạn, Tại tỉnh Quảng Trị, cùng với sự nổ lực của các cấp ngành, đơn vị địa phương trong việc tạo sinh kế giảm nghèo bền vững cho người dân, việc chung tay hỗ trợ người dân phát triển kinh tế thông qua các dự án thiện nguyện có ý nghĩa rất lớn góp phần giúp dân xóa đói giảm nghèo cũng như thúc đẩy các chương trình, dự án của Đảng và Nhà nước đến với vùng khó ngày một hiệu quả hơn. Chương trình “Dê cho tôi, tôi cho bạn”được Hội Chữ thập đỏ huyện Đakrông phối hợp với nhóm thiện nguyện CCOY Quảng Trị thực hiện là một trong những dự án có ý nghĩa đó. Phóng sự sau ghi nhận một số hiệu quả mà dự án mang lại cho đồng bào dân bản ở Đakrông. Kính mời đồng bào và các bạn cùng theo dõi:

Thời gian qua, chương trình an sinh xã hội gắn với giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh luôn được cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở quan tâm, thực hiện bằng những hoạt động thiết thực, nhằm tạo sinh kế cho người nghèo. Nhiều hộ dân nhờ đó đã biết làm kinh tế, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững. Xuất với ý nghĩa đó Hội Chữ thập đỏ huyện Đakrông phối hợp với nhóm thiện nguyện Quảng Trị triển khai đến chương trình “Dê cho tôi, tôi cho bạn” đến đồng bào dân bản ở thị trấn Krông Klang. Đây là chương trình trao tặng dê giống cho các hộ nghèo, sau khi dê phát triển sinh đẻ dê con thì dê giống ban đầu được trao cho hộ nghèo tiếp theo trong thôn bản. Để chương trình triển khai hiệu quả, nhóm thực hiện đã phối hợp với chính quyền địa phương về đến thôn bản để nắm bắt nguyện vọng của các hộ dân thuộc đối tượng được nhận dê giống, từ đó có sự hỗ trợ hiệu quả hơn.

Phỏng vấn : Ông Hồ Văn Cu,  Thị trấn Krô Klang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

 ( Không cần dịch - Gia đình tôi có hoàn cảnh rất khó khăn, trong dịp này tôi được hỗ trợ 4 con dê giống để phát triển kinh tế. Trước đây do không có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi hiệu qura kinh tế không có, nay được đoàn tặng dề và hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, hướng dẫn cách chăm sóc gia đình tôi yên tâm hơn nhiều. Hy vọng đàn dê phát triển tốt trong thời gian tới)

Không chỉ trao dê giống cho hộ dân, điều mà chương trình hướng đến là tính bền vững, theo đó, Hội Chữ thập đỏ huyện đã kết nối, rà soát nhu cầu của gười dân từ cơ sở để có sự tư vấn cho những người thực hiện dự án cung cấp giống dê gì, vào mùa nào, cùng với đó là hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc để người dân có thêm kiến thức. Với cách làm đồng bộ và hiệu quả phần lớn giống dê khi đến tay người dân đều khỏe mạnh và sinh sản tốt. Đây cũng là lý do chương trình được triển khai tại Đakrông nhiều lần trong năm 2021, 2022 với tổng số dê giống là 11 con cùng kinh phí chăm sóc và hỗ trợ cải tạo chuồng nuôi dê.

Ông Hồ Quốc ViệtThị trấn Krô Klang, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị

(Tôi rất biết ơn nhà hảo tâm đã trao cho tôi 3 con dê, sau này tôi sẽ cố gắng chăm sóc để dê phát triển tốt hỗ trợ kinh tế gia đình. Nhờ được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc dê nên tôi sẽ không thả rông, chịu khó tìm kiếm thức ăn cho dê, đặc biệt chú trọng phòng chống dịch bệnh cho dê phát triển tốt, góp phần thay đổi kinh tế của gia đình cũng như giúp cho cuộc sống gia đình tốt tốt hơn).

Hoạt động trao dê này trong chương trình đã được thực hiện tại tỉnh Quảng Trị từ năm 2021 cho đến nay, tính đến thời điểm hiện tại đã trao dê cho 11 hộ gia đình tại địa phương huyện Đakrông trên tổng số 157 những gia đình khác được hỗ trợ trên toàn cả nước. Chương trình “Dê cho tôi, tôi cho bạn” tổ chức chủ yếu tại các địa bàn vùng dân tộc thiểu số, kinh tế khó khăn. Để các hộ có thể nhận nuôi dê một cách hiệu quả, nhóm thiện nguyện đã cử người có kinh nghiệm trong việc chăn nuôi dê để hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phương pháp phòng trừ một số bệnh trong chăn nuôi dê sinh sản nhằm giúp dê có thể phát triển khỏe mạnh, sinh sản tốt, tạo nên nguồn thu nhập cho các hộ gia đình.

Ông Phan Tuấn Anh – Đại diện nhóm thiện nguyện CCOY Quảng Trị

(Chương trình của tôi CCOY tức là cùng bò vượt khó nhưng ở Quảng Trị có một số đặc thù nên chương trình hỗ trợ bà con con giống dê và hỗ trợ làm nhà. Chương trình được thực hiện ở những địa bàn vùng khó và kéo dài 12 năm qua. Tại Quảng Trị thực hiện từ năm 2021. Sau khi đợt lũ lịch sử năm 2020 ảnh hưởng trên địa bàn nhóm thiện nguyện đã kết nối với chương trình để thực hiện tại 3 xã : Hướng Hiệp, Đakrông và thị trấn Krông Klang. Đến thời điểm này đã hỗ trợ cho 11 hộ. Mô hình chính : Chuyển dê tạo sinh kế và chuyển dê và hỗ trợ làm nhà. Trong thời gian tới,, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ cho các hộ nghèo ở Đakrông theo đề xuất từ cơ sở. Khi thực hiện chương trình này để hướng đến tính bền vững của chương trình tính bền vững của dự án này mà chúng tôi hướng tới đó là ví dụ khi nuôi dê, thì chúng tôi mua trực tiếp dê và chuyển cho họ. Thì sau một hai lứa thì người dân sẽ chuyển hai con cho các hộ khó khăn hơn để đúng như tên gọi của dự án là “Dê cho tôi, tôi cho bạn”. Như vậy, tính bền vững của chúng tôi đó là người được hưởng lợi vừa có quyền lợi và vừa có trách nhiệm, đồng thời tiếp tục lan tỏa những cái mà họ đã được hưởng cho những hộ tiếp theo)

Điều đáng phấn khởi là phần lớn dê nuôi sau khi bàn giao cho gia đình đều phát triển tốt và mang lại giá trị kinh tế cao, điều này thúc đẩy các hộ gia đình tích cực hơn trong phát triển chăn nuôi, thói quen trong canh tác, sản xuất, làm kinh tế gia đình cũng thay đổi và phát triển tốt hơn, góp phần hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong những năm qua công tác giảm nghèo bền vững ở huyện Đakrông đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Kết quả này bên cạnh những chủ trương, chính sách phát triển chung cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà nước  còn có sự đóng góp ý nghĩa từ những chương trình thiện nguyện đã góp phần làm cho đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, nhất là đồng bào vùng dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt. Đây cũng là mục tiêu mà Hội Chữ thập đỏ huyện Đakrông luôn nổ lực hướng tới trong quá trình làm nhịp cầu nối của mình.

Ông Hồ Phương, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Đakrông

( Đakrông là địa bàn miền núi có trên 80% đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đặc biệt đời sống của bà con rất khó khăn. Thời gian qua Đakrông đã được nhiều đơn vị thiện nguyện, các mạnh thường quân tìm đến hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ yếu thế đang có điều kiện cuộc sống khó khăn, điều kiện lao động sản xuất hạn chế…vì vậy các chương trình giúp bò, giúp dê vượt khó có ý nghĩa thiết thực giúp người dân phát triển kinh tế gia đình, xóa đói giảm nghèo. Để kết nối các đơn vị hảo tâm, Hội Chữ thập đỏ đã kết nối các tình nguyện viên ở cơ sở rà soát, tìm kiếm những hộ gia đình thực sự khó khăn, cần sự hỗ trợ để giới thiệu với các mạnh thường quân, các nhà tài trợ. Ngoài ra sau khi các hộ gia đình đã được hỗ trợ chúng tôi kết hợp với thôn, xã tăng cườn kiểm tra, đôn đốc bà con chăm sóc tốt vật nuôi, bảo đảm đàn con nuôi phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình cũng như tạo được lòng tin với nhà tài trợ trong những dự án tiếp theo”

Có thể nói, thời gian qua nhờ thực hiện hiệu quả các mô hình sinh kế, đã khuyến khích người dân phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đakrông. Đến nay trên địa bàn huyện có trên 400 mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hàng trăm mô hình kinh tế hộ gia đình có nguồn thu nhập ổn định, hiệu quả. Đóng góp vào những mô hình kinh tế này còn có những mô hình được xây dựng, nhen nhóm từ những hỗ trợ lặng thầm của các chương trình, dự án thiện nguyện đến với đồng bào. Chính sự chung tay, góp sức của cộng đồng sẽ góp phần ý nghĩa đến hành trình giảm nghèo bền vững của Đakrông nói chung, mỗi bản làng miền núi vùng sâu vùng xa sẽ nhanh và đạt hiệu quả tốt hơn./.

PS 2 : PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH TRỒNG CÂY DƯỢC LIỆU

DƯỚI TÁN RỪNG

Dẫn : Khu bảo tồn thiên nhiên bắc Hướng Hoá được thiên nhiên ưu ái cho một vùng tiểu khí hậu ôn đới, phù hợp để trồng và phát triển các cây dược liệu quý. Trong những năm qua, mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng đã được cán bộ khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá mạnh dạn triển khai trồng thử nghiệm và bước đầu cho kết quả tốt.

Đây là giống Sa nhân tím một loại cây dược liệu quý được trồng thử nghiệm dưới tán rừng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá. Cây Sa nhân được sử dụng chủ yếu để làm thuốc và gia vị bởi Sa nhân có vị cay, mùi thơm, tính ấm. Ngoài ra hạt Sa nhân còn dùng làm gia vị, tinh dầu Sa nhân dùng trong kỹ nghệ mỹ phẩm. Sau một thời gian được trồng và chăm sóc, cây Sa nhân đang sinh trưởng và phát triển rất tốt

Chị Trần Thị Việt Thư

Phó Trưởng phòng Phụ trách phòng KHKT và Hợp tác Quốc tế

 Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá

Các loại cây dược liệu trồng dưới tán rừng phát triển rất tốt, tình trạng đẻ nhánh sinh trưởng của sa nhân tím phát triển theo đặc điểm sinh thái học của cây. Đối với cây đẳng sâm phát triển theo mùa, qua hai năm trồng thử nghiệm và theo dõi, cuôi năm cây rụng lá, đầu năm cây bắt đầu phát triển tốt.

Hiện tại trên đỉnh Sa Mù đã triển khai trồng 3 ha với 5 loại dược liệu đó là sâm ngọc linh, sa nhân tím, ba kích tím, đẳng sâm, giảo cổ lam. Qua quá trình theo dõi, các cây dược liệu này phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và hứa hẹn cho thu nhập cao hơn những loài cây trồng khác tại địa phương. Phát triển dược liệu theo hướng cung cấp sản phẩm hàng hóa đang là hướng đi để khai thác bền vững tài nguyên rừng, vừa góp phần nâng cao thu nhập cho người dân vừa là giải pháp thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Ông Hà Văn Hoan

Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hoá, Quảng Trị

Qua việc trồng thửu nghiệm một số cây dược liệu dưới tán rừng tại khu vực Bắc Hướng Hóa này, có thể khẳng định đây là là nơi có điều kiện lục địa, điều kiện khí hậu thời tiết cũng như có tiềm năng phát triển một số loại cây dược liệu quý như cây đẳng sâm, cây bảy lá một hoa, cây giảo cổ lam, ba kích tím, sa nhân tím… khi người dân trồng được những cây dược liệu này thì sẽ góp một phần vào việc phát triển sinh kế cho người dân, qua đó sẽ cải thiện thu nhập một cách bền vững cho người dân, đồng thời góp phần quản lý và bảo vệ rừng bền vững tại địa phương.

Trồng và phát triển cây dược liệu dưới tán rừng vừa giúp bảo tồn cây dược liệu trong tự nhiên, vừa tận dụng được không gian dưới tán rừng, tạo nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh. Mô hình được phát triển rộng trong cộng đồng có thể giúp bà con phát triển kinh tế gia đình, có nguồn thu ổn định và từ đây nâng cao ý thức bảo vệ rừng của mỗi một người dân nơi đây.

PS 3 : Ps 2 :

         

Trong nhiều năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hướng Hóa đã luôn đồng hành và hỗ trợ người dân trên hành trình xóa đói, giảm nghèo. Trải qua hành trình dài đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách, hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Hướng Hóa đã ghi dấu những đóng góp quan trọng, góp phần tích cực trong phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện thành công các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo QP - AN tại huyện miền núi Hướng Hóa.

 

NHCSXH huyện Hướng Hóa tiền thân là Ngân hàng phục vụ người nghèo. Năm 2002, NHCSXH huyện nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện, Kho bạc nhà nước huyện 2 chương trình cho vay hộ nghèo, giải quyết việc làm với dư nợ trên 12 tỷ đồng. Qua 20 năm hoạt động, với chính sách ưu đãi của Chính phủ, từ 2 chương trình tín dụng chính sách xã hội từ khi mới thành lập, đến nay NHCSXH huyện Hướng Hóa đã cho vay 16 chương trình tín dụng ưu đãi với tổng dư nợ đạt hơn 529 tỷ đồng, tăng 517 tỷ đồng, gấp 44 lần so với thời điểm năm 2002. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22%/năm với 10.723 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, dư nợ bình quân là 49,4 triệu đồng/khách hàng.

Ông Hồ Văn Quân

Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

Qua 20 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng CSXH huyện Hướng
Hóa đã khẳng định được vai trò, vị trí trong hoạt động chính sách. Điểm nổi bật nhất là qua thời gian từ khi mới thành lập, Ngân hàng CSXH chỉ có hai chương trình cho vay, đến thời điểm hiện tại đã có 16 chương trình cho vay, trong đó dư nợ tăng trưởng trên 22% bình quân hàng năm, đến thời điểm hiện tại đạt trên 529 tỷ và là đơn vị đứng đầu trên toàn tỉnh. Trong thời gian qua, đặc biệt từ khi có chỉ thị số 40 Ngân hàng CSXH huyện Hướng Hóa đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể đồng hành cùng Ngân hàng CSXH để thực hiện tốt công tác xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn.

 

Đến nay, Phòng giao dịch ngân hàng CSXH huyện đã được xây dựng và hoàn thiện bộ máy điều hành, tác nghiệp với tổng số cán bộ viên chức, người lao động trong toàn đơn vị là 15 người. Với phương châm “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, trong 20 năm qua, đội ngũ cán bộ điều hành, tác nghiệp vượt qua khó khăn, thử thách, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, dám nghĩ, dám làm; tiếp nhận và quản lý an toàn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước; tổ chức giải ngân kịp thời người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Chị Nguyễn Thị Phương Thảo

Cán bộ tín dụng, NHCSXH huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

Là một cán bộ Ngân hàng chính sách, với phương châm thấu hiểu long dân, tận tâm phục, chúng tôi luôn đồng hành cùng bà con để cho vay, giải ngân đúng đối tượng, thường xuyên tổ chức sinh hoạt cùng bà con tại các thôn bản để chọn lựa những hộ vay gặp khó khăn để giải ngân cho vay kịp thời.

 

Đây là một buổi giao dịch tại xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa. Tại đây, ngày giao dịch được ấn định là ngày mồng 6 hàng tháng. Cán bộ NHCSXH huyện đến tận nơi giao dịch. Hội trường UBND trở thành một Ngân hàng thu nhỏ. Không chỉ đơn thuần là giao dịch, hoạt động của cán bộ NHCSXH tại những buổi giao dịch như thế này còn là dịp để tuyên truyền, hỗ trợ địa phương trong định hướng làm ăn, phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện vốn có, đôn đốc, nâng cao ý thức của người dân trong sử dụng vốn đúng mục đích, trả lãi đúng kỳ hạn.

Ông Võ Thành Lâm

Thôn Nại Cửu, Tân Thành, Hướng Hóa, Quảng Trị

Cán bộ Ngân hàng chính sách rất linh động, tận tình, tới tận địa bàn để phát động, phổ biến, cập nhật cho người dân biết được việc sử dụng vốn vay phát triển kinh tế. Nhiều gia đình như gia đình chúng tôi đều được tiếp cận vốn vay một cách kịp thời để có vốn làm ăn.

 

Là ngân hàng đặc thù làm nhiệm vụ chính sách, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, những năm qua, hoạt động cho vay của NHCSXH huyện đã bám sát chủ trương, đường lối phát triển của địa phương trong từng giai đoạn. Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách, các đối tượng là người nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã mạnh dạn đầu tư mở rộng phát triển những diện tích cây trồng, vật nuôi chủ lực.

Cách đây hơn 10 năm, vợ chồng chị Nguyễn Thị Tuyết từ Quảng Bình đến lập nghiệp tại xã Hướng Phùng. Cuộc sống gia đình khó khăn do không có vốn để làm ăn, phát triển kinh tế. Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH huyện, gia đình chị Tuyết được tạo điều kiện vay 30 triệu đồng để trồng trọt kết hợp chăn nuôi. Sau khi trả hết số tiền vay ban đầu, nhận thấy những mô hình kinh tế của gia đình chị Tuyết phát huy hiệu quả, mới đây, vợ chồng chị Tuyêt lại được tiếp cận nguồn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách với số tiền 70 triệu đồng để mở rộng quy mô làm ăn, phát triển kinh tế.

Chị Nguyễn Thị Tuyết

Thôn Phùng Lâm, Hướng Phùng, Hướng Hóa, Quảng Trị

Trước đây gia đình rất khó khăn, thiếu vốn sản xuất nên việc đầu tư vào chuồng trại quy mô nhỏ lẻ. hai năm trở lại đây, nhờ có nguốn của Ngân hang CSXH hỗ trợ cho vay với lãi suất thấp nên gia đình chúng tôi cũng mở rộng thêm diện tích trồng cà phê, đầu tư trồng chanh dây. Đời sống kinh tế vì thế cũng đã ổn định hơn, mong muốn trong thời gian tới ngân hang Chính sách sẽ tiếp tục hỗ trợ vốn vay để gia đình tiếp tục mở rộng quy mô kinh tế.

 

Phương thức ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục triển khai có hiệu quả hơn với việc NHCSXH cùng các tổ chức đã ký kết lại và gắn kết chặt chẽ 4 nhà là: “Ngân hàng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, tổ tiết kiệm và vay vốn” để chung tay giúp người nghèo và đối tượng chính sách khác. Từ nguồn vốn vay này, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi được hình thành, nhiều trang trại tiềm năng được mở ra, góp phần tích cực cho việc sử dụng lao động, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Từng trồng chuối, kinh doanh, buôn bán tại Lào, song trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, khiến công việc gặp nhiều khó khăn, anh Hoàng Hải ở thôn Long Quy, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa đã về quê, chọn mô hình làm kinh tế trang trại để lập nghiệp. Trước những khó khăn về nguồn vốn để khởi nghiệp, thông qua kênh ủy thách của đoàn thanh niên, Hải được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ NHCSXH với số tiền 70 triệu đồng. Cùng với nguồn vốn tự có, hiện Hải đã gây dựng được khu trang trại trồng trọt kết hợp chăn nuôi với quy mô hơn 2ha. Sau hơn 2 năm gây dựng, đến nay, Hải có hơn 100 con dê, 11 con bò, xung quanh khu trang trại được phủ xanh bưởi các loại cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao.

Anh Hoàng Hải

Thôn Long Quy, Tân Long, Hướng Hóa, Quảng Trị

Trong hai năm bị ảnh hưởng bởi Covid- 19, việc kinh doanh chuối ở Lào bị thất thu, nhờ có sự hỗ trợ của Ngân hàng chính sách, đã giúp tôi có nguồn vốn để đầu tư trang trại nuôi dê, bò. Hiện tại thu nhập gia đình tương đối ổn định, trong thời gian tới tôi sẽ tiếp tục mở rộng mô hình trang trại.

Anh Nguyễn Anh Cư

Bí thư Huyện đoàn Hướng Hóa, Quảng Trị

Trong thời gian qua, với sự hỗ trợ và phối hợp của Ngân hang CSXH huyện, đã góp phần quan trọng trọng việc hỗ trợ thanh niên có điều kiện xây dựng các mô hình kinh tế thanh niên, qua đó giúp nhiều thanh niên vươn lên thoát nghèo từng bước ổn định đời sống. trong thời gian tới, đơn vị Đoàn mong muốn phía Ngân hang CSXH huyện sẽ có nhiều chế độ hỗ trợ hơn nữa, đặc biệt là các đối tượng thanh niên yếu thế, thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số để có thể tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi qua đó góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống cá nhân.

 

Đặc biệt, việc thường xuyên củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động Tổ tiết kiệm và vay vốn được ví như cánh tay nối dài của NHCSXH trong việc thực hiện tín dụng chính sách, đã góp phần chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến các đối tượng thụ hưởng kịp thời, tiết giảm chi phí, thời gian cho người vay và tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ tín dụng chính sách xã hội đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Những năm trở lại đây, người dân huyện Hướng Hóa phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức do thiên tai, diễn biến bất thường của thời tiết, cùng với đó là dịch bệnh Covid-19, tác động không nhỏ đến đời sống của Nhân dân, hơn lúc nào hết, Ngân hàng CSXH huyện Hướng Hóa đã phát huy vai trò, đồng hành cùng người dân, giúp người dân tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để tái sản xuất kịp thời, ổn định cuộc sống.

Ông Hồ Văn Quân

Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

Trong thời gian tới, Ngân hàng CSXH huyện sẽ tiếp tục đồng hành cùng huyện nhà, tiếp tục bám sát các mục tiêu nhiệm vụ, các định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền tới bà con nhân dân trên địa bàn, đặc biệt chúng tôi sẽ cử cán bộ phụ trách địa bàn đến tận gia đình để tuyên truyền các chủ trương chính sách , đảm bảo các đối tượng chính sách tiếp cận được nguồn vốn của chính phủ trên tinh thần của phương châm “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”, đảm bảo mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội trên địa bàn.

 

Những kết quả đạt được trong 20 năm qua đã khẳng định vai trò của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện, là công cụ, giải pháp có tính căn cơ, lâu dài để Huyện ủy, HĐND và UBND huyện thực hiện thắng lợi các mục tiêu, kế hoạch về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, phục hồi, phát triển kinh tế

Ông Phạm Trọng Hổ

Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

Nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH đã giúp cho hàng chục ngàn hộ dân vượt qua khó khăn, hàng ngàn lao động có việc làm, nhiều công trình hạ tầng mô trường đạt chuẩn, nhiều học sinh, sinh viên có hàn cảnh đặc biệt khó khăn được học tập, nhiều mô hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả… việc này đã góp phần vào công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện bình quân giảm 3%/ năm. Những số liệu đó có ý nghĩa trong việc trong việc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng Nông thôn mới, đô thị văn minh, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an sinh xã hội của huyện nhà, qua đó khẳng định rằng tín dụng chính sách xã hội là một chủ trương lớn của Đảng, nhà nước, một chương trình hỗ trợ đặc biệt quan trọng và đã tổ chức triển khai thnahf công trên địa huyện Hướng Hóa trong những năm vừa qua.

 

Qua 20 năm hoạt động, NHCSXH huyện Hướng Hóa đã khẳng định được vị trí, vai trò, góp phần quan trọng giúp huyện miền núi Hướng Hóa thực hiện giảm nghèo. Những thành tựu đạt được của NHCSXH huyện Hướng Hóa trong 20 năm qua cũng là động lực để đội ngũ cán bộ ngân hàng chính sách khẳng định mình, tiếp tục là người bạn đồng hành cùng người nghèo và đối tượng chính sách, hướng tới một trong những mục tiêu quan trọng là góp phần đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện miền núi Hướng Hóa.

 

MC: Chào kết :

 

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thị Việt Thanh 25/07/2022 17:13 Lê Vĩnh Nhiên 26/07/2022 09:53
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà