PS BAN DAN TỘC
Danh mục
Phóng sự - Tài liệu
NỘI DUNG
Lời dẫn : Thưa quý vị và các bạn! Trong những năm qua, nhờ tăng cường và đổi mới động truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật nên tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng miền núi tỉnh Quảng Trị đã giảm thiểu rõ rệt. Chính nhờ công tác truyền thông đã góp phần rất quan trọng để giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, đối với việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phóng sự do Đài PTTH phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị thực hiện, mời quý vị và các bạn theo dõi!

Phóng sự 1: GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG

Phát sóng : ……….ngày thứ… , …/10/2023

Mc: Thưa quý vị và các bạn! Trong những năm qua, nhờ tăng cường và đổi mới  động truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật nên tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở vùng miền núi tỉnh Quảng Trị đã giảm thiểu rõ rệt. Chính nhờ công tác truyền thông đã góp phần rất quan trọng để giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, đối với việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phóng sự do Đài PTTH phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị thực hiện, mời quý vị và các bạn theo dõi!  

Tên phim: GIẢM THIỂU TÌNH TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG

Phim: Thôn Bến Hà, xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị một ngày tháng 10 năm 2023. Cuộc sống yên bình bên luống rau xanh, dưới nếp nhà sàn truyền thống từ ngày xưa.

Ngược thời gian hơn 3 năm về trước, dù là địa bàn không phải xa xôi hẻo lánh nhưng tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã gây nên bao câu chuyện đáng buồn. 

Phỏng vấn : Chị HỒ THỊ HÔM Chủ tịch Hội LHPN xã Linh Trường, Gio Linh, Quảng Trị

“Năm nào ở địa phương cũng có trường hợp tảo hôn, thậm chí là hôn nhân cận huyết thống.  năm 2021 chỉ có 1 vụ có nguy cơ tảo hôn đã được thôn nhắc nhở, tuyên truyền, vận động không diễn ra, năm 2022 đến nay không có trường hợp nào vi phạm.”

Từ thực tế như vậy, chính quyền địa phương đã chủ động đổi mới hình thức tuyên tuyền, bám sát cơ sở, phân công từng tổ chức đoàn thể với từng nhóm hộ gia đình, nhất là những gia đình có đối tượng trẻ em gái để tuyên truyền. Đối với chính quyền và các ban ngành cấp huyện đã chú trọng việc tiếp cận đa chiều thông qua những mô hình gia đình hạnh phúc, gia đình có điều kiện kinh tế, chăm sóc con tốt, nuôi dạy con ngoan để để làm minh họa sinh động. Đồng thời, lấy các mô hình điểm của thôn bản để làm hạt nhân tuyên truyền thông.  

Phỏng vấn: Bà MAI THỊ HÀ Thôn  thôn Bến Hà, xã Linh Trường, huyện Gio Linh, Quảng Trị

MC đọc dịch lòng tiếng : “Trong gia đình có con trai lớn, các chị  phụ nữ thôn xã nhắc nhở nên tạo điều kiện cho con em đi học, có việc làm, ổn định cuộc sống mới lập gia đình nên tôi cũng làm theo. Con cái sinh ra có điều kiện, chăm sóc tôn nên khỏe mạnh, tôi rất là vui và giáo dục con cháu cùng làm theo. Không lấy vợ, lấy chồng quá sớm, không lấy người bà con họ hàng gần”

Phỏng vấn: Ông HỒ VĂN SANH  Trưởng thôn Bến Hà, xã Linh Trường, huyện Gio Linh, Quảng Trị

“ Những thay đổi rõ nét trong tuyên truyền bình đảng giới và hôn nhân cạn huyết thống ở thôn hiện nay”

Câu chuyện ở xã Linh Trường có thể xem là hình mẫu trong công tác truyền thông nâng cao nhận thức về những hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Bài học được rút ra là, truyền thông được tiến hành một cách đồng bộ, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ làm theo. Đó là mục tiêu xuyên suốt khi triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo đó, thông qua các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các thôn, bản, tổ dân phố các hình thức truyền thông đa dạng, sáng tạo, linh hoạt, kết hợp hình thức truyền thông trực tiếp với truyền thông gián tiếp được triển khai đồng bộ, hướng tới mục tiêu vừa đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, cập nhật thông tin pháp luật, chính sách của Đảng, Nhà nước về bình đẳng giới, vừa tạo chuyển biến, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về thực hiện bình đẳng giới, thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Phỏng vấn : Ông NGUYỄN HƯƠNG CHƯƠNG Phó chi Cục trưởng Chi Cục Dân số KHH Gia đình tỉnh Quảng Trị

“Chia sẻ kinh nghiệm truyền thông ở lĩnh vực phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống…”

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Kế hoạch số 154 ngày 13/9/2021 của UBND tỉnh Quảng Trị về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2025, Ban Dân tộc đã chủ trì phối hợp với các Sở ngành và các địa phương tổ chức triển khai các nội dung hoạt động phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tiễn vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh.

Bằng hình thức truyền thông trực tiếp, Ban Dân tộc đã tổ chức trên 20 lớp tập huấn về Kỹ năng tuyên truyền, vận động cho Nhóm nòng cốt thôn bản ở các xã thuộc phạm vi thực hiện chương trình và qua đó đã lan tỏa đến người dân trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, góp phần thay đổi hành vi trong đời sống hôn nhân và gia đình.

Ban Dân tộc đã phối hợp tổ chức 10 cuộc tọa đàm giao lưu trao đổi với phụ huynh, học sinh các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông vùng dân tộc thiểu số; 9 Hội thi tìm hiểu về pháp luật Hôn nhân, về tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại các xã có tỷ lệ tảo hôn cao. Đây là những hoạt động có ý nghĩa, thiết thực, giúp người tham gia cuộc thi dễ nắm bắt, dễ nhớ.

Phỏng vấn: Ông HOÀNG VĂN  SƠ – Phó trưởng phòng Phòng GD&ĐT huyện Hướng Hóa,  Quảng Trị

“Trong nhận định các chuyên gia đều xác định, các em học sinh THCS và THPT là đối tượng đích, vậy chúng ta cần đổi mới hình thức tuyên truyền cho phù hợp…”

 

Công tác truyền thông từ thực tế cho thấy việc “Nâng cao nhận thức” sẽ góp phần quan trọng để “thay đổi hành vi”. Tuyên truyền chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã mang lại hiệu quả rõ nét nhờ cách làm này.

Quá trình triển khai các nội dung của Chương trình mục tiêu Quốc gia cũng đã được lòng ghép tuyên truyền phòng chống tảo hôn về cơ sở, thông qua các tổ chức đoàn thể lồng ghép các mục tiêu phát triển kinh tế, hỗ trợ người dân nâng cao chất lượng cuộc sống, từ đó có điều kiện để quan tâm con em minh nhiều hơn. Đáng chú ý, việc áp dụng các quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm cũng chặt chẽ và quyết liệt hơn.

Phỏng vấn: Bà HỒ THỊ LỆ HÀ – Trường Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị

Để thực hiện đảm bảo các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể của Chương trình mục tiêu đã đề ra. Công tác tuyên truyền tập trung vào các nhiệm vụ sau:

1. Tổ chức nhiều cuộc tọa đàm đối thoại chính sách giữa đơn vị, địa phương về Giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia. Lấy chỉ tiêu giảm số vụ tảo hôn, hôn nhân cận huyết hàng năm là tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị, địa phương được giao tổ chức thực hiện.

2. Tuyên truyền trực tiếp tới đối tượng tại địa bàn có tỷ lệ tảo hôn cao; Tư vấn trực tiếp cho nam, nữ thanh niên chuẩn bị kết hôn; trẻ vị thành niên, thanh niên; Định kỳ tổ chức sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh vùng dân tộc thiểu số.

3. Truyền thông số về Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trên website và các nền tảng mạng xã hội.

4. Rà soát, bổ sung nội dung “Thôn bản không có tảo hôn, hôn nhân cận huyết” trong hương ước, quy ước hoạt động; cam kết thực thi các biện pháp xử phạt giữa hộ gia đình và cộng đồng khi vi phạm pháp luật về hôn nhân.

5. Nhân rộng mô hình, phương pháp hiệu quả, gương điển hình của tập thể, cá nhân thực hiện tốt về Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đến toàn vùng dân tộc thiểu số.”

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hành vi vi phạm pháp luật và trái với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; là những hủ tục lạc hậu, vi phạm thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam; gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đẫn đến đói nghèo, lạc hậu.

Những bản làng ở Quảng Trị hôm nay đã đổi thay, cuộc sống của người dân từng ngày thay đổi. Những câu chuyện buồn dần dần không còn tồn tại, không còn nghe những lời ru buồn trên nương./.

 

T/h: LÊ TÚ, Phòng VNCĐ, Đài PTTH Quảng Trị   

 

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Lê Ngọc Tú 26/10/2023 18:03 Lê Vĩnh Nhiên 30/10/2023 09:46
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà