Hướng Hóa phát triển và hội nhập: nghề nấu rượu men lá
Danh mục
Hướng Hóa phát triển và hội nhập
NỘI DUNG

Chuyên mục Hướng Hóa  phát triển và hội nhập.

PTV: Xin kính chào quý vị và các bạn đã đến với chuyên mục Hướng Hóa phát triển và hội nhập. Trong chuyên mục kỳ này, chúng tôi xin chuyển đến quý vị và các bạn những nội dung chính sau:

- Nghề làm men lá nấu rượu truyền thống của Người Vân Kiều-Pa Cô.

- Hướng Hóa chuyển đổi diện tích trồng sắn kém hiệu quả sang trồng cao su và các loại cây khác.

Bây giờ là nội dung chi tiết của chương trình

Nhạc cắt

MC: Thưa quý vị và các bạn, Men lá là quả men dùng để nấu rượu. Men lá được làm từ nhiều loại lá, rễ, cây dược liệu quí hiếm. Hiện nay ở huyện Hướng Hóa, người Vân Kiều – Pa Kô vẫn gìn giữ và bảo tồn được cách làm men lá nấu rượu truyền thống của địa phương.

Bà Pỉ Nhung, ở Bản 7, xã Thuận, huyện Hướng Hóa làm men lá để cung cấp cho các lò nấu rượu trên địa bàn đã gần 40 năm nay. Bà cho biết Men để nấu rượu của người Vân Kiều nơi đây được chế biến từ các loại cây rừng như: sa nhân, cao khỉ, mẫu thán, trinh nữ… Kỹ thuật làm men cũng đòi hỏi nhiều công phu. Theo Bà  thì mỗi loại lá rừng để làm men đều là những vị thuốc với các công dụng như: giải độc, giải nhiệt. Các loại lá rừng sau khi lấy về sẽ được tách phần lá và phần thân cây riêng ra. Phần lá sẽ được phơi khô. Còn thân cây thì cão võ giã nhỏ trộn với bột nếp, vỏ trấu hông chín rồi vắt thành từng viên men, sau 5-7 ngày khi viên men đã khô, nhẹ thì dùng được.

Phỏng vấn Bà Giã Liễu, ở Bản 7, xã Thuận: “ Đọc dịch: khi còn nhỏ tôi đã theo mẹ tôi làm men lá nấu rượu, trước đây trong bản hầu như ai cũng biết làm. Làm men lá phải có kinh nghiệm, phải biết được thời tiết, hiểu hết các loại cây rừng thì  làm men rượu mới ngon

Nấu rượu men lá rất công phu, đòi hỏi sự khéo léo và tốn nhiều công sức. Gạo nấu cơm rượu và ủ men phải là là gạo nếp, được đem vò sạch rồi cho vào hông, để nguội rồi trộn với men, cho vào chum ủ từ 7-10 ngày. Sau đó chưng cất thành rượu. Quá trình chưng cất phải dùng củi đun đều lửa, không cho cháy to quá cũng không nhỏ quá để rượu ra từ từ. Rượu Men lá của người Vân Kiều khi uống có hương vị rất hấp dẫn, ngọt mát, đượm đà, dù cho nồng độ khá cao, nhưng lại rất dịu dàng, êm ái hơn bất kỳ loại rượu nào khác. Rượu dù uống say đến đâu thì vẫn cứ sảng khoái, nhẹ nhõm. Đó là một đặc điểm rất quý của rượu Men lá.

Phỏng vấn chị Hồ Thi Bươm – Thôn A Ho – xã Thanh: Nói về bí quyết nấu rượu men lá ngon”

Ngày nay, dù đã có nhiều loại đồ uống khác nhau, song đặc sản rượu Men lá vẫn được người Vân Kiều – Pa Kô ở huyện Hướng Hóa lưu giữ và phát triển trong văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Với họ rượu men lá không những là thứ không thể thiếu trong các dịp lễ hội mà còn là quà quý biếu khách đến thăm như một món quà đậm đà hương vị quê hương, chứa đựng tình người, được lưu giữ qua đôi bàn tay của người phụ nữ nơi đây.

Nhạc cắt

PTV: Thưa quý vị và các bạn!Trong thời gian qua, huyện Hướng Hóa đã chuyển đổi diện tích trồng sắn kém hiệu quả ở các xã vùng Lìa sang trồng cao su và các loại cây trồng khác. Đến nay, những loại cây này mang lại hiệu quả kinh tế cao cho đồng bào ở những xã vùng Lìa.

Trước đây gia đình ông Hồ Văn Ân ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa đã trồng sắn nhưng một năm trở lại đây ông thấy trồng sắn không hiệu quả và chuyển sang trồng cao su. Đến nay, cao su của nhà ông đã phát triển lên cao.

PV Ông Hồ Văn Ân, xã Thanh, huyện Hướng Hóa ( Nói về việc thực hiện chuyển đổi)

Trong những năm qua, Hướng Hoá đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với khí hậu, thời tiết, đất đai hình thành các vùng chuyên canh ở các địa phương, tạo ra khối lượng nông sản lớn, mang giá trị hàng hoá cao.

Hướng Hoá cũng đã đẩy mạnh phong trào trồng sắn, đặc biệt từ khi Nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa được xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động, nhân dân 8 xã vùng Lìa nói riêng và các xã trong huyện đã đầu tư khai hoang đất đai ven triền đồi, nương rẫy trồng sắn KM94, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến tinh bột sắn. Tuy nhiên với sản lượng sắn hiện tại đã vượt quá công suất thiết kế của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá, dẫn đến việc nhập nguyên liệu sắn cho Nhà máy của người trồng sắn ở các xã vùng Lìa gặp khó khăn. Để đảm bảo phát triển sản xuất ổn định và bền vững, tại kỳ họp thứ 4, HĐND huyện Hướng Hoá đã thông qua Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND, ngày 25/7/2017 về việc thông qua đề án “Chuyển đổi một số diện tích đất trồng sắn kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác giai đoạn năm 2017-2020 đối với các xã vùng Lìa”. Theo đó từ nay đến năm 2020 cùng với tích cực tuyên truyền vận động nhân dân đầu tư thâm canh, chú trọng công tác bảo vệ thực vật và duy trì diện tích sắn nguyên liệu 4200 ha, với sản lượng đạt 71.000 tấn, đảm bảo nguyên liệu cho Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá hoạt động, huyện Hướng Hoá thực hiện chuyển đổi 521 ha đất trồng sắn kém hiệu quả ở các xã vùng Lìa sang trồng cao su và các loại cây trồng khác.

PV Ông Lê Quang Thuận-Phó chủ tịch UBND huyên Hướng Hóa ( Nói về việc thực hiện việc chuyển đổi theo đề án)

Hiện nay bà con ở các xã vùng Lìa đã thực hiện việc chuyển đổi trồng sắn sang trồng cao su và các loại cây khác. Nhìn chung, qua việc chuyển đổi này đã mang lại hiệu quả trong thu nhập cũng như trong tạo việc làm cho bà con. Đây là hướng phát triển bền vững tạo niềm tin cho người dân trước những chủ trương, định hướng của huyện, tỉnh để người dân yên tâm tham gia phát triển kinh tế.

Trong năm 2017 người dân ở các xã vùng Lìa tham gia đề án sẽ được hỗ trợ 100% kinh phí mua giống ngô, 60% mua giống cây cao su, gừng , nghệ. Từ năm 2018-2020, huyện Hướng Hoá sẽ hỗ trợ 70% kinh phí mua giống ngô, 40% kinh phí mua giống cây cao su, gừng, nghệ và phần kinh phí còn lại là người dân tự đối ứng.

PV Ông Lê Quang Thuận-Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa: Nói về những định hướng trong thời gian đến.

Thực hiện chuyển đổi thành công 521 ha đất trồng sắn kém hiệu quả ở các xã vùng Lìa sang trồng các loại cây trồng cao su, gừng, nghệ, ngô…sẽ góp phần tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường, tăng thu nhập nhập, ổn định đời sống cho bà con nông dân nhất là bà con dân tộc Pa Cô, Vân Kiều ở các xã vùng sâu, vùng xa trong huyện.

Chào cuối: 

Chú thích duyệt

chuyên mục đã được phòng CMCĐ duyệt, nội dung đảm bảo. Đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện

File đính kèm:
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Trương Thị Ngoc Diệp 26/12/2017 09:25 Lê Vĩnh Nhiên 26/12/2017 14:27
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà