khám phá thế giới - cuộc đi săn - Sống chung với thợ săn - p1
Danh mục
Khám phá thế giới
NỘI DUNG

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI – CUỘC ĐI SĂN – SỐNG CHUNG VỚI THỢ SĂN – P1

 

Động vật ăn thịt đã cho chúng ta cái nhìn mới về tình hình của các khu vực hoang dã trên hành tinh. Chúng đứng đầu trên chuỗi thức ăn và cần phải có nhiều con mồi cũng như một lãnh địa rộng lớn để đi săn. Nhưng khi dần số con người ngày càng tăng, thì xung đột giữa chúng ta và động vật hoang dã cũng từ đó tăng lên. Hơn 75% số lượng động vật ăn thịt đang giảm. Chính con người đã gây ra cuộc khủng hoảng này, nhưng cũng chính chúng ta mới có khả năng để giải quyết điều đó. Hôm nay, chúng ta sẽ gặp những người tiên phong trong việc tìm kiếm những giải pháp táo bạo. Liệu con người có thể nhường không gian sống cho những thợ săn nổi tiếng nhất này được không?

 

SỐNG CHUNG VỚI THỢ SĂN – PHẦN 1

 

Những cánh rừng trên thế giới che phủ hơn 1/3 diện tích đất liền, đồng thời là nhà của hơn 50% các loài động vật hoang dã. Tại những khu rừng ở Ấn Độ, động vật đi săn hàng đầu là hổ. thú săn mồi hàng đỉnh là cọp. Từng có nguy cơ tuyệt chủng, nhưng số lượng của chúng giờ đây lần đầu tiên gia tăng nhanh chóng trong vòng 50 năm trở lại đây. Ấn Độ có dân số hơn 1,2 tỉ người và là nền kinh kế đang phát triển nhanh nhất hành tinh. Vậy làm thế nào bầy hổ có thể phát triển trở lại được? Hổ là loài lớn nhất trong họ nhà mèo. Chúng cần một lãnh thổ hơn 150km2 và cần phải đi săn mồi mỗi tuần mới có thể tồn tại.

 

“Hổ là một loài giỏi ngụy trang. Một con nai đôi khi không hề biết sự hiện diện của một con hổ đang bên cạnh”

 

Tiến sĩ Ullas Karanth của Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã là chuyên gia hàng đầu thế giới về hổ.

 

“Quan sát một con hổ đi săn là một giấc mơ, rất là ngoạn mục. Bạn sẽ nhận ra rằng chúng là một cổ máy đi săn hoàn hảo”

 

500 năm trước đây, có hơn 300.000 con hổ ở Ấn Độ. Nhưng trong một thế kỷ qua, con số đó chỉ còn lại 2.000, do cả săn bắt trộm và mất một nửa diện tích rừng của chúng.

 

“Vào cuối những năm 1970, ở Ấn Độ, loài hổ hầu như trên bờ vực tuyệt chủng. Nhưng nhờ các biện pháp bảo vệ mạnh mẽ của chính phủ Ấn Độ đã tạo ra những khu vực bảo tồn - những nơi được pháp luật bảo về mạnh mẽ giúp chúng có một sự phục hồi đáng kể hơn bất kỳ điều gì khác trên thế giới. Kết quả là, loài hổ đã trở lại thời đại hoàng kim tại nhiều nơi”

 

Hiện tại ở Ấn Độ có khoảng 2.500 con hổ và con số này vẫn đang gia tăng đều đặn. Do đó, vấn đề chúng gặp phải không phải là số lượng mà là không gian sống. Dân số Ấn Độ đã tăng gần gấp đôi trong 30 năm qua. Một số lượng lớn người dân đang sống ở công viên quốc gia, thì xung đột với các loài động vật là điều không thể tránh khỏi.

 

“Người dân nơi đây sinh sống bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt và họ dường như đang cạnh tranh không gian và cả thức ăn với bầy hổ. Chính điều này đã đẩy cuộc xung đột giữa hai bên lên cao và cuối cùng cả người và hổ đều mất mát.”

Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra một giải pháp triệt để - đó là bồi thường để dân làng rời nhà cửa, nhường không gian sống cho hổ. Việc tái định cư người dân địa phương ra khỏi rừng là một vấn đề rất nhạy cảm. Trước đây, Ấn Độ từng bị chỉ trích mạnh mẽ do bắt buộc người dân di dời hàng loạt.

 

“Điều này đã gây tranh cãi, bởi vì ở một số nơi, chính quyền di dời không tốt, ở đó người dân đã bị ép buộc phải rời bỏ nhà cửa. Nhưng nhiều nơi, công tác di dời lại được thực hiện hiệu quả”

 

Con gái của tiến sỹ Ullas là Krithi cũng làm việc cho Hiệp hội Bảo tồn Động vật hoang dã. Công việc của cô là quản lý việc tái định cư cho dân làng và phải đảm bảo họ đang thực hiện đúng trách nhiệm. Mani và vợ anh ấy, Jyothi đã tình nguyện rời khỏi khu rừng với số tiền được đền bù.

 

“Nhiều thế hệ gia đình tôi đã sinh sống tại đây, cha tôi, ông bà tôi. Khi rời khỏi đây thì không biết khi nào mới có thể quay lại, điều đó khiến tôi rất buồn. Chúng tôi chỉ biết hy vọng là đời sống được cải thiện” - “Họ có mối quan hệ rất gắn bó với quê hương cho dù cuộc sống có khó khăn và liên tục sống trong lo lắng khi bên ngoài là nhiều loài động vật to lớn như voi, báo và hổ. Đặc biệt khi có con, thì những thách thức này thậm chí còn lớn hơn nhiều”

Mani và Jyothi sắp sửa rời bỏ mọi lối sống cũ.

 

“Ấn Độ đang thay đổi rất nhanh và đôi khi bạn phải có những lựa chọn rất khó khăn và đôi khi đó là việc di dân. Tôi rất tự hào khi mình làm đúng mọi thứ, giúp họ vượt qua từng bước trong quá trình đó”

 

Nhưng không phải ai cũng vui vẻ khi phải chuyển đi nơi khác.

 

“Họ có thể trả tiền cho chúng tôi. Nhưng liệu sẽ dùng số tiền đó trong bao lâu? Chúng tôi có thể sẽ chết dù không bị ai giết. Họ tốt hơn là đánh bom vào nơi chúng tôi đang sống. Đừng nên lãng phí tiền bạc để đền bù và đừng mong chúng tôi sẽ rời đi” – “Chính nỗi lo sợ phải đi ra ngoài đến những nơi họ không hề biết gì đã khiến họ ở lại. Một khi nỗi sợ đó biến mất thì họ sẽ biết mình nên làm gì để có cuộc sống tốt hơn”

Mani và Jyothi là một trong 631 gia đình cuối cùng rời Vườn Quốc gia Nagarhole. Tổng cộng, gần 30.000 người trên khắp Ấn Độ đã được tái định cư. Khi con người rời khỏi khu rừng, bầy hổ sẽ tiến vào.

 

“Bằng chứng mạnh mẽ về việc tái định cư được thực hiện tốt là nhìn vào những khu bảo tồn của hổ. Khi con người rời khỏi rừng, số lượng con mồi được tăng lên nhiều lần và theo đó, số lượng hổ cũng được tăng gấp đôi hoặc gấp ba lần. Rất nhiều trường hợp như vậy đã diễn ra tại Ấn Độ”

 

Mani và Jyothi bắt đầu cuộc sống ở một trung tâm tái định cư mới xây dựng. Ở đây, họ sẽ phải tìm công việc mới để nuôi sống bản thân. Mỗi người lớn nhận số tiền tương đương 10,000 bảng Anh - một khoản tiền rất lớn ở Ấn Độ. Một phần được trả tiền mặt, phần còn lại là xây ngôi nhà mới và 1,2 hecta đất.

 

“Ở đây chúng tôi có điện, có năng lương mặt trời và khí đốt. Chúng tôi cũng trồng được rau cải ở đây.” – “Cũng có nhiều ý kiến rằng người sống trong rừng thì nên sống ở khu vực biệt lập, cách xa nền văn mình, chỉ ăn trái cây…điều này là không thực tế. Điều mà những người này muốn là có nền giáo dục tốt, tiện nghi hiện đại và được chăm sóc sức khỏe. Tất cả những điều đó là không có trong các khu rừng biệt lập” – “Ai cũng muốn sống ở thành phố, và bạn sẽ thấy quá trình chuyển đổi này tại Ấn Độ sẽ rất lớn. Đất nước Ấn Độ từ 70% là vùng nông thôn giờ sẽ tăng lên 50% đô thị trong 20 năm tới – điều này đòi hỏi phải có thêm đất đai. Và một khi người dân chuyển ra khỏi rừng, thảm thực vật sẽ hồi sinh, số lượng con mồi phục hồi và sau đó số lượng hổ cũng vậy. Sự hồi phục sinh thái cần có thời gian, nhưng tôi nghĩ rằng tự nhiên biết làm thế nào để tự chữa vết thương của mình”

Tái định cư có thể là một giải pháp khắc nghiệt, nhưngsự hồi sinh của hổ tại Ấn Độ là minh chứng cho việc nếu động vật ăn thịt được cung cấp đủ không gian thì sẽ phục hồi trở lại. Khu rừng nhiệt đới lớn nhất trên trái đất là Amazon. Nó bao phủ gần như một nửa của Nam Mỹ và là nơi có nhiều loài hơn bất cứ nơi nào khác trên hành tinh. Trong các khu rừng của Venezuela, loài động vật nguy hiểm nhất của tán rừng - là đại bàng Harpy. Là loài chim săn mồi mạnh nhất trên thế giới. Với sải cánh dài 2m, nó đi săn một cách lặng lẽ, và chỉ tìm kiếm khỉ và lười. Lãnh địa của đại bàng chiếm gần 80km². Trung tâm của lãnh địa là tổ của nó, có một con chim nón đang đói. Mới hai tháng tuổi, con chim này rất dễ bị tấn công nên chim mẹ bảo vệ rất cẩn thận. Phía dưới nền rừng là những chuyên gia bảo tồn đang theo dõi chặt chẽ. Tiến sĩ Alexander Blanco kiểm soát 20 cặp đại bàng Harpy khác nhau, cố gắng để giữ sự an toàn cho khu rừng này trước sự xâm lấn của con người. Đại bàng Harpy xuất hiện từ khắp Trung và Nam Mỹ, với diện tích rừng có kích thước bằng Thụy Sĩ đang bị chặt phá mỗi năm. Alexander đang nghiên cứu những tác động mà sự mất mát gây ra với đại bàng Harpy - và để làm điều đó, anh phải trèo cao 35 mét để lên đến tổ của chúng. Khi chim con được sáu tháng tuổi, trước khi đủ lông, Alexander phải trèo lên và đưa nó xuống. Sau đó gắn với một thiết bị truyền âm nhỏ trên người nó, để anh ấy có thể theo dõi chim con sau khi nó rời khỏi tổ. Đại bàng mẹ có thể tấn công, vì vậy Alexander mặc một áo bảo vệ. Đây là một công việc nguy hiểm, nhưng lại là niềm đam mê suốt đời của anh ấy với loài đại bàng Harpy.

 

“Bạn lo lắng, mạch đập nhanh, và tim đập liên hồi. Chúng ta đang nói về loài đại bàng mạnh nhất thế giới.”

 

Ngay khi lên được tổ, Alexander phải đảm bảo là mình an toàn trước thứ vũ khí chết người của đại bàng Harpy - những móng vuốt của nó.

 

“Thứ ấn tượng nhất là những móng vuốt. Đây là những móng vuốt chết người có thể dài đến 12cm, dài hơn móng vuốt của gấu nữa”

 

Hôm nay con chim mẹ giữ khoảng cách, nhưng Alexander cũng đã bị tấn công nhiều lần. Nhưng khi Alexander bắt đầu xuống, anh ấy phát hiện có vấn đề với những sợi dây thừng. May mắn thay, cả Alexander và con đại bàng đều sống sót sau cú ngã. Nhưng Alexander bị gãy cổ tay và xương đùi.

 

“Thật sự rất đau. Tôi bị gãy xương nặng. Ngay lúc bị rơi xuống, thì tôi chỉ nghĩ về con chim đại bàng mà thôi”

 

Trợ lý của Alexander là Don Blas đã mang đại bàng con về trại và theo dõi nó.

 

“Khi quan sát nó, tôi thấy nó không bị thương. Rất khỏe mạnh và ăn nhiều rất nhiều như mọi người thấy”

 

Don Blas gắn con chip theo dõi như kế hoạch. Rất ít thông tin về loài đại bàng này, nên thiết bị truyền tín hiệu này sẽ giúp các nhà khoa học có thể hiểu được cách chúng sống sót trong một khu rừng đang dần biến mất. Cuối cùng, đội đã mang con đại bàng con quay trở lại tổ của nó, khi con chim mẹ đang quan sát cẩn thận. Chim bố mẹ sau đó cũng không lãng phí thời gian mà mang nhiều con mồi đến cho nó…và đời sống tại chiếc tổ đã trở lại bình thường.

 

MỘT NĂM SAU

 

Con đại bàng Harpy này đã được 18 tháng tuổi. Alexander đang trở lại để nghiên cứu quá trình phát triển của nó kể từ khi anh bị ngã.

 

“Thật hồi hợp khi trở lại chỗ cũ để tiếp tục công việc mình đã tiến hành suốt 20 năm qua.”

 

Thiết bị phát trên đại bàng đã gửi tín hiệu và các nhà khoa học bây giờ có thể theo dõi khắp khu rừng khi con đại bàng con học đi săn. Nó giờ đây có thể phát hiện con mồi, nhưng không ngờ là con mồi cũng phản công. Các nghiên cứu của Alexander cho thấy khỉ và lười - thức ăn chủ yếu của loài đại bàng này đang dần biến mất vì rừng bị chặt phá. Khi đối mặt với cuộc khủng hoảng này, đại bàng Harpy đã được chứng minh mình thích nghi ấn tượng như thế nào. Những con đại bàng bắt đầu đi săn những con mồi sống trên mặt đất tại những vùng rừng bị tàn phá.

 

“Đại bàng Harpy thích nghi tốt với khu vực rừng bị thu hẹp do con người. Nhưng khi rừng bị phá nhiều hơn và mất hoàn toàn khu vực sống, đại bàng sẽ giảm sút.”

 

Giờ đây chỉ còn khoảng 50.000 con đại bàng Harpy. Với tốc độ phá rừng như hiện tại, con số đó sẽ chỉ còn 1/3 trong 50 năm tới. Hy vọng duy nhất là dữ liệu của Alexander sẽ thuyết phục chính phủ đứng ra bảo vệ môi trường sống của chúng, dù thậm chí anh có nguy cơ bị lâm tặc tấn công. Gần một nửa mặt đất của hành tình được bao phủ bởi những đồng cỏ và sa mạc và không có đồng cỏ nào phong phú như đồng bằng của châu Phi. Các thảo nguyên rộng lớn này là nhà của một số động vật săn mồi nổi tiếng nhất trên hành tinh. Và được nhắc đến nhiều nhất vẫn là những con sư tử. Miệng núi lửa Ngorongoro ở Tanzania có mật độ sư tử cao nhất trên trái đất. Có bốn đàn sư tử ở đây và chúng đang tham gia vào một cuộc chiến không ngừng với con người đang sống gần với chúng, người Maasai. Người Ma-xai, sống chủ yếu ở Kenya và Tanzania, Đông Phi. Họ sống nhờ vào đàn gia súc của mình. Khi sư tử tấn công gia súc. Người Maasai trả đũa bằng cách giết chết sư tử. Đây là một cuộc xung đột có từ rất lâu giữa những chiến binh Massai và động vật ăn thịt khi kéo dài hàng thiên niên kỷ. Dân số con người ở đây đã tăng gấp ba lần trong 20 năm qua và cuộc xung đột bây giờ đã lên đến đỉnh điểm. Craig Packer là chuyên gia hàng đầu thế giới về sư tử. Ông và trợ lý Ingela Jansson đang cố ngăn chặn người Maasai tiếp tục giết sư tử và giúp chúng có thể sinh sống trong hòa bình với con người.

 

“Những sinh vật này phải chạy trốn khỏi mũi giáo của người Maasai. Và với vòng vây bảo vệ như thế quanh miệng núi lửa, thì sẽ rất khó để con đực có thể đi vào đó hay nơi khác để gia tăng số lượng sư tử con.”

 

Thời gian đã gần hết cho những con sư tử ở Ngorongoro. Craig quản lý khoảng 100 con và người Maasai đang giết chết trung bình mười con trong một năm.

 

“Một con với các vết sẹo, số hiệu MG103 - nó đã có vài con con trong tháng Năm và hai trong số đó đã chết và tôi thậm chí không biết giới tính của chúng nữa” – “Cứ lúc nào có thêm một con sư tử bị đâm thì đó như là một lần nhắc nhở chúng tôi phải hành động để ngăn chặn vấn đề này lại”

 

Cách duy nhất để giải quyết các cuộc xung đột ở đây là phải hòa giải hai kẻ thù xưa. Ingela và Craig đã thuê một nhóm người Massai trong cộng đồng. Công việc của họ là thống kê những lần sư tử tấn công và cố gắng ngăn chặn con người trả thù.

 

“Khi tôi hỏi “có ai thích sư tử không?"… thì có một số tiếng thì thầm là “có”, nhưng sau đó là “không”, “tôi không thích sư tử” vì một con sư tử đã tấn công con trai cô ấy vào năm ngoái”” – “Cậu ấy khoảng 22 tuổi….đi bảo vệ đàn gia súc và tấn công trực diện với con sư tử” – “Sau bốn năm cống hiến đầy nỗ lực của Ingela, tuy chậm, nhưng dần dần lòng tin đã được xây dựng trong quần chúng, nhiều người đã mạnh dạn nói với cô ấy mọi chuyện, dù cả chuyện họ đã đâm sư tử để trả thù. Vì thế, cô ấy có thể biết nhiều hơn về những gì đang diễn ra. Và từ đó, biết cách để thay đổi.” – “Nếu sư tử giết chết một con vật thì đó là thiệt hại lớn cho chúng tôi” – “Tôi mất cùng một lúc một con bò đực, một con bò cái, một con nghé khi sư tử tấn công.”

 

Craig, Ingela và các hướng dẫn viên của họ đã rời đi. Cuộc chiến giữa con người và sư tử ở đây đã diễn ra hơn hai triệu năm. Và đã có một tín ngưỡng chết người vẫn còn lưu giữ rộng rãi cho đến ngày hôm nay - nghi lễ giết chết sư tử. Nhóm nghiên cứu đang đến một khu vực xa xôi của vùng Serengeti. Đây là nơi xung đột với sư tử cao nhất.

 

“Chúng tôi đã đến đây để tham dự một đám cưới của người Maasai tại khu vực có rất nhiều nghi lễ giết sư tử trong thập kỷ qua. Ingela biết được rằng những nghi lễ trên thường diễn ra trong một sự kiện như thế này” – “Mọi người có thể thấy sự háo hức, phấn khích của họ sau khi nạp năng lượng và sẵn sàng để đi săn sư tử”

 

Ingela hy vọng rằng sự hiện diện của nhóm cô ấy sẽ đủ để ngăn chặn các chiến binh đi săn sư tử.

 

“Họ biết nhau, họ là những người bạn, là người thân và mọi người đều biết những người ở đây đang làm việc cho Tổ chức Bảo tồn Sư tử, do đó, họ biết rằng họ không thể đi săn nếu những người đó đang ở đây.”

 

Người hướng dẫn giỏi nhất Ingela là Roimen, cũng đến từ vùng đất này. Khi còn trẻ, anh ấy đã từng giết hai con sư tử, và điều đó giúp các chiến binh đều tôn trọng anh ấy.

 

“Tôi có quyền trong nhóm này nên tôi có thể nghe những gì họ nói hay lên kế hoạch. Rồi tôi nói trực tiếp với người đứng đầu và cố thuyết phục anh ta ngừng cuộc đi săn.”

 

Ngày nay, không ai còn đi săn nữa và bầy hổ đã được an toàn. Nhưng phải mất nhiều thập kỷ mới có thể giải quyết xung đột này, vì thế Craig đang đề xuất một giải pháp gây tranh cãi - là dùng hàng rào để ngăn cách giữa người và động vật ăn thịt.

 

“Tầm nhìn của chúng tôi về một Châu Phi hoang dã nguyên thủy đã không còn nữa. Dân số Châu Phi đã hơn một tỷ người. Dự kiến ​​sẽ tăng gấp bốn lần vào cuối thế kỷ này. Vì vậy, đã đến lúc xem xét việc dựng hàng rào giữa con người và động vật hoang dã. Đã đến lúc suy nghĩ lại những nhu cầu cơ bản cho sự an toàn của con người quanh các công viên quốc gia và sự an toàn cho chính các loài động vật.”

 

Craig đang kêu gọi bảo tồn - bảo vệ các khu vực rộng lớn với hàng trăm kilomet hàng rào điện. Ở Nam Phi, tất cả các công viên động vật hoang dã đã có hàng rào. Ở đây, giờ đã có 1.000 khu bảo tồn nghiêm ngặt và số lượng của các loài thú săn mồi hàng đầu đang tăng đều đặn. Nhưng đối với động vật đi săn trên phạm vi rộng như báo đốm Châu Phi, việc dựng hàng rào lại trở thành một trở ngại. Loài báo Cheetah cần một không gian rộng lớn để sinh sống. Loài động vất nhanh nhất mặt đất này sống đơn độc và thường đi xa để kiếm bạn tình. Nhưng khi bị bó buộc trong hàng rào với gia đình của chúng thì việc sinh sản sau này sẽ gặp một vấn đề liên quan đến sự sống còn của chúng. Các duy nhất là thực hiện “Trò chơi tình yêu” cho chúng. Vincent Van Der Merwe từ Hiệp hội Hoang dã Khẩn cấp đã tiến hành thực hiện công việc như là Câu lạc bộ làm quen cho báo.

 

“Những quần thể này khá nhỏ và giao phối cận huyết là một điều nguy hiểm về lâu dài. Và mọi thứ như bị ép buộc vậy. Chúng tôi lại thích tự nhiên, trao đổi những con báo giữa các quần thể với nhau. Nam Phi là quốc gia có số báo còn lại nhiều của Châu Phi. Và như vậy, chúng tôi sẽ di chuyển chúng một cách nhân tạo.”

 

Vincent đã đến Dinokeng Game Reserve để chuyển hai con đực. Chúng đã được 18 tháng tuổi và để lại con mẹ.”

 

“Hai con đực này có huyết thống với hai con cái, giờ chúng đã trưởng thành, do đó, giao phối cận huyết sẽ có thể diễn ra. Vì vậy, điều quan trọng là chúng tôi phải chuyển hai con đực đi để tránh giao phối cận huyết.”

 

Trước khi hai con đực được di chuyển đi, chúng phải được bác sĩ thú y Shaun Beverley gây mê.

“Hãy quan sát. Tôi chỉ muốn xem hai con này làm gì. Quay lại. Được rồi”

 

Báo rất nhạy cảm với thuốc mê và chúng dễ bị quá liều hoặc tổn thưởng.

 

“Tôi sẽ bắn thuốc mê cho nó. Hãy nhìn con cái kìa, nó có vẻ không vui… dường như nó muốn bảo vệ con đực này”

 

Cẩn thận quan sát con mẹ giận dữ…, Shaun bắt con đực đầu tiên.

 

“Đã sẵn sàng. Chúng tôi sẽ đặt nó vào đây.”

 

Bằng cách lấy được mẫu DNA, Vincent đã lập ra mỗi danh sách cho mỗi con báo và kết nối nó với một con cái không cùng huyết thống ở một khu bảo tồn khác.

 

“Một quần thể riêng biệt trong một khu bảo tồn có hàng rào thì không thể kéo dài lâu. Nhưng với 53 quần thể trong 53 khu bảo tồn thì khả năng sống sót sẽ nhiều hơn, khi tất cả đều được chăm sóc như nhau. Chúng tôi liên tục chuyển những con báo đốm khác nhau giữa 53 quần thể này thì sẽ bảo đảm chúng vẫn sống còn về mặt di truyền.”

 

Tính đến hiện tại Vincent đã đổi 98 con báo. Nhưng điều đáng lo là cứ 5 con sẽ có một con chết trên đường đi. Một cái giá quá đắt khi thực hiện việc bảo tồn này.

 

“Một cái thùng nhỏ là một không gian rất hẹp đối với báo. Chúng tôi không muốn nhốt chúng quá lâu. Thật không may, khi một số khu bảo tồn cách nhau quá xa và chúng tôi phải di chuyển chúng trong hơn 1 đến 2 ngày. Chúng tôi rất lo lắng và cũng đã mất nhiều con báo rồi”

 

Hai anh em nhà báo này phải di chuyển 160km để đến ngôi nhà mới, khu Sable Ranch, nơi chúng sẽ sống phần đời còn lại. Hai con báo trẻ này vẫn còn sống sau chuyến hành trình mệt mỏi. Vincent sẽ mang đến một con cái, và chúng có thể bắt đầu một gia đình mới. Khi con cái chúng đến tuổi trưởng thành, chúng lại được mang đến một khu bảo tồn khác. Đó là một công việc không ngừng. Hiện tại số báo cheetah đã lên tới gần 10,000 con. Nam Phi là đất nước duy nhất có quần thể báo phát triển, nhờ sự can thiệp của con người. Nhưng cái giá là gì? Liệu mọi động vật hoang dã đều kết thúc cuộc đời của mình trong những khu bảo tồn có hàng rào được không?

 

“Tôi nghĩ đây sẽ là tương lai của việc bảo tồn bởi chúng ta sẽ không còn không gian trống nào nữa trên châu Phi. Có quá nhiều người, sự phát triển nhanh chóng…nhưng rồi chúng ta cũng sẽ tìm thấy những môi trường tự nhiên nhỏ để phục hồi loài báo. Đó là cách để gia tăng số lượng báo Cheetah, vì tại những nơi còn lại của Châu Phi, số lượng của chúng đang giảm nhanh chóng”

 

Chú thích duyệt

Chương trình đã được phòng BT duyệt, nội dung đảm bảo. Đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện

File đính kèm: kham-pha-the-gioi-cuoc-di-san-7-song-chung-voi-tho-san-p1.docx
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thiện Quốc Huy 19/09/2018 10:49 Lê Vĩnh Nhiên 04/10/2018 13:12
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà