Khám phá thế giới - Đại tây dương - Từ thiên đường đến địa ngục - Phần 2
Danh mục
Khám phá thế giới
NỘI DUNG

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI – ĐẠI TÂY DƯƠNG - TẬP 3

Có một đại dương nơi những loài khổng lồ cùng đến để kiếm ăn, cũng là nơi con người phải đối phó với vùng biển khắc nghiệt nhất hành tinh. Đại dương này dài gần 16,000 km, từ Bắc cực đến Nam cực, từ những vùng nước nông nhiệt đới, tới những nơi sâu thẳm bí ẩn. Đó là một đại dương hoang dã. Là nơi trống trải cùng hàng loạt cơn bão băng qua. Nhưng cũng là nơi nhiều loài yếu đuối sinh sống. Con người và nhiều loài động vật phải đối mặt với đại dương thường thay đổi này. Có nhiều nguy hiểm, nhưng cũng nhiều phần thưởng. Đó chính là Đại Tây Dương, vùng biển hoang dã nhất hành tinh.

 

ĐẠI TÂY DƯƠNG – ĐẠI DƯƠNG HOANG DÃ NHẤT - TẬP 3

 

Vùng biển Caribe, là thiên đường đầy nắng tại Đại Tây Dương. Vùng nước nông và ấm áp trở thành nơi ở lý tưởng với thức ăn dồi dào. Đây cũng là khu vực hoàn hảo để con cá heo đốm 2 năm tuổi này phát triển. Sự sống ở vùng biển này như bùng nổ. Một vùng biển màu mỡ của Đại Tây Dương, nhưng thiên đường luôn đi kèm với một cái giá. Trong 9 tháng tới, năng lượng mặt trời sẽ đẩy đời sống nơi đây đến giới hạn của nó. Thiên đường Caribbe bổng chốc thành......địa ngục.

 

TỪ THIÊN ĐƯỜNG ĐẾN ĐỊA NGỤC – PHẦN 2

 

Giờ đã là tháng Tám. Nhiệt độ ở đây chạm ngưỡng 29 độ. Nhiều loài động vật tìm nơi trú ẩn ở các bóng râm. Ở đảo Grand Cayman, hàng triệu con cá Suốt tập trung dưới các hang nhỏ trong san hô. Chúng sẽ được an toàn với số lượng đông đúc, nhưng nguy hiểm vẫn rình rập ở đây, trong bóng tối. Một con quái vật, dài bằng một người lớn và đang đói ăn. Một con cá Cháo Lớn. Nó có thể tăng tốc rất nhanh, lên đến 65km/giờ. Chiếc hàm xốp của nó có thể hút khi tấn công. Nên có thể nuốt toàn bộ con mồi. Khi bầy cá suốt tập trung vào hang càng đông, thì cá cháo lại càng kéo đến. Bữa tiệc theo mùa này quá ngon để chúng bỏ lỡ.

 

Hơi nóng đang truyền qua nước, và nhiệt độ gia tăng ảnh hưởng đến đàn cá heo này. Con cá heo non này gắng bơi cạnh mẹ. Con cá mẹ đang ở thời kỳ động dục nên thu hút nhiều con đực khỏe mạnh xung quanh. Xoay tròn và thổi các bọt khí là dấu hiệu của sự phấn khích ở con đực, nhưng con mẹ dường như không quan tâm. Thật dễ khi tránh một con đực, nhưng để tránh một lúc nhiều con đực khác nhau thì lại khác. Nhiều con đức ở cá nhóm khác cũng lao đến. Một nhóm các con đực mới thành lập, luôn có sự giao tiếp lẫn nhau. Mục tiêu của chúng là con cái đang đi một mình. Nó cố gắng chống lại cả bầy, nhưng những con đực không dừng lại. Dồn con cá heo cái xuống đáy biển, chúng dùng sóng siêu âm để kiểm tra xem nó có sẵn sàng giao phối chưa. Tiếng ồn ào lôi kéo nhiều con đực khác nữa đến. Chúng cũng muốn giành lấy con cái. Và tất nhiên một trận chiến là không tránh khỏi. Các con đực lao vào nhau và tạo ra nhiều âm thanh điếc tai. Thứ âm thanh chúng dùng để giao tiếp với nhau thường ngày giờ đây trở thành vũ khí dữ dội. Dáng điệu đầu cận đầu với các chiếc miệng mở ra là dấu hiệu gây hấn. Cuộc tranh giành này có thể leo thang bạo lực, vậy nhưng những kẻ đến sau phải bỏ cuộc. Con con nhìn và học hỏi. Nó lớn lên trong một thế giới nguy hiểm.

 

Đã là cuối tháng tám, biển đang vào lúc nóng nhất. Tại các rạn san hô, cái nóng đã khiến cuộc sống nơi đây thêm phần áp lực. San hô rất nhạy cảm. Nếu nhiệt độ nước gia tăng chỉ thêm một độ so với trung bình, hậu quả sẽ không lường trước được. Nhiệt độ gia tăng sẽ khiến san hô tự động loại bỏ các tảo cộng sinh đang nuôi dưỡng chúng. Mà không có tảo, san hô sẽ không có thức ăn, và sau vài ngày chúng sẽ bị tẩy trắng. Và nếu mức nhiệt vẫn giữ rất cao và quá lâu, san hô sẽ chết. Còn những sinh vật sống nhờ vào san hô, sẽ mất đi nguồn thức ăn và nơi trú ẩn. Mặt trời, trước đây là nguồn sống, giờ đây trở thành mối đe dọa phá hủy mọi thứ. Số phận toàn bộ Đại Tây Dương nhiệt đới giờ đây rất mong manh. Và hơn 4.500km về phía đông, một thảm họa gần diễn ra.

 

Ở Cape Verde, ngoài khơi Châu Phi, không khí nóng từ sa mạc Sahara được thổi mạnh ra biển ngày càng mạnh. Giờ đây, điều kiện đại dương mà Severe và các thuyền viên tận dụng đã thay đổi. Nước bốc hơi từ biển ấm hình thành lốc xoáy và giớ mạnh. Một kiểu thời tiết đầy nguy hiểm.

 

“Khi mà gió càng mạnh lên, chúng tôi phải ở trên bờ. Ở trên biển thật sự rất khó khăn”

 

Severe quyết định trở về. Anh ấy biết phải làm gì. Một cơn bão nhiệt đới đang hình thành. Ngư dân thu dọn thuyền của họ. Bão sẽ đánh mạnh vào đây vì gió mậu dịch đã mang chúng đi khắp Đại Tây Dương. Nhưng khi đi ngang khu vực này, một số cơn bão tăng cường sức mạnh. Một chuỗi phản ứng bắt đầu. Gió và nước nóng kết hợp thay đổi chu kỳ đối lưu như mọi ngày. Hơi ấm bốc lên từ biển, được gió cuốn đi và tạo thành những đám mấy. Không khí nóng xuất hiện thì các lốc xoáy bắt đầu hình thành. Những cơn bão càn quét khắp đại dương, càng mạnh lên khi nó di chuyển. Khi tốc độ gió đạt 100km/giờ, người ta không gọi nó là cơn bão nữa, mà với một tên mới: Cuồng phong. Đó là một sức mạnh không gì cản được......sắp sửa tiến đến vùng Caribbe. Bây giờ là thời gian đếm ngược trước khi trận bão tiến đến.

 

Các loài động vật và san hô hầu như bị phá hủy do nhiệt độ gia tăng, chúng sẽ đối diện với những đợt tấn công từ cơn bão. Vùng biển ấm nuôi dưỡng chúng trước đây, giờ trở thành tâm bão đe dọa sự tồn vong của chúng. Mọi thứ sắp sửa thay đổi. 36 giờ trước khi bão đổ bộ, những dấu hiệu của cơn cuồng phong bắt đầu. Nước biển dâng cao hơn như mọi ngày. Một thông báo chính thức về cơn bão được đặt ra. Trong 24 giờ hoành hành, gió đạt vận tốc 60km/giờ. Cá heo tìm nơi trú ẩn dưới tầng nước sâu. Chúng phụ thuộc vào nhau để sinh tồn. Giờ đây, mối liên kết giữa từng con cá heo thực sự quan trọng.

 

Trên đất liền, những thứ không có khả năng di chuyển thì chỉ biết chờ đợi. 24 giờ trước khi đổ bộ vào đất liền, cơn bão dữ dội mang lại những trận mưa xối nước. Tốc độ gió giờ đã mạnh trên 110km/giờ. Chúng đập liên hồi vào rừng đước. Nước ngày càng dâng cao, gió quét mạnh vào bờ, mọi bờ biển bị nhấn chìm. Biển giờ là nơi tối tăm không thể xâm nhập. Giò bây giờ đã đạt tốc độ cao nhất, chạm mức 190km/giờ.  Sức mạnh tàn nhẫn của mặt trời đã biến thiên đường thành địa ngục.

 

Những cơn cuồng phong là sức mạnh tự nhiên mang tính hủy diệt nhất hành tinh này. Trên đất liền, chúng phá hủy vật chất, nhưng con người có thể tìm nơi trú ẩn an toàn. Thế nhưng, động vật dưới biển không có gì để bảo vệ. Những cơn bão đã chia tách đàn cá heo, để lại những kẻ lang thang, một mình và dễ bị tấn công. Đơn độc, con cá heo con này dễ làm mồi cho cá mập. Những cánh rừng đước trông tan tác và ngỗn ngang sau cơn bão. Cuộc sống của mọi thứ như đảo lộn. Dòng nước không có sự sống. Nhưng, bộ rễ đã làm cho những cây đước được an toàn. Lợn biển tập trung vào rừng đước đẻ trốn bão, chúng biết rằng đó sẽ là nơi an toàn. Cây tác động như một vùng đệm. Bộ rễ có vai trò ngăn chặn sức mạnh của bão hơn cả đê biển. Chúng làm dịu những cơn sóng và các đợt nước dâng. Rừng đước là nơi trú bão ở Caribbe này. Rễ đước bảo vệ và nuôi dưỡng các loài cá qúy hiếm. Nhờ làm chậm dòng chảy, và cho phép các cặn lắng tích tụ khiến nước biển ở trong hơn. Rừng đước không chống lại những cơn bão. Mà chúng lại hưởng lợi từ sức mạnh của thiên nhiên này. Nước biển dâng làm phân tán các cây đước con xa và rộng hơn. Và đám cây con này sẽ bắt rễ ở những nơi còn trống trong rừng đước. Và cứ thế, nơi trú ẩn an toàn của Đại Tây Dương nhiệt đới này sẽ liên tục lan rộng.

 

Ngoài xa nơi các rạn san hô, cơn bão cũng mang lại năng lượng cho sự sống. Một số san hô bị hủy hoại, nhưng mưa trút đã làm mát nước. San hô lại tiếp nhận tảo. Rạn san hô sẽ lại phát triển thịnh vượng. Ngoài khơi Bahamas, cơn bão đã làm đàn cá heo bị chia cách các bầy cá heo. Cách duy nhất để con cá heo con này có thể sống sót là tìm lại nhóm của mình. Thiên nhiên có cách tự chữa lành vết thương. Và những con cá heo cũng biết cách khắc phục tình trạng đó bằng cách tự hình thành các bầy mới. Và trong các bầy cũng có những con cái đang trong thời kỳ động dục. Kết quả là số lượng cá heo lại bùng nổ. Các nhóm tiếp tục tăng cường mối liên kết. Cuộc sống ở Đại Tây Dương nhiệt đới đã lấy lại những gì đã đánh mất. Giờ đây, mọi thứ nhẹ nhàng trôi qua ở thiên đường. Nhưng không lâu, mặt trời lại thay đổi. Tạo ra nhiều cơ hội sống cho các loài, nhưng một lần nữa lại phá hủy mọi thứ. Như vậy, mọi loài vật đều phát học cách để sinh tồn ở nơi thiên đường lẫn địa ngục này – một đặc tính đối nghịch ở đại dương kỳ là này....Đại Tây Dương.

 

ĐẰNG SAU ỐNG KÍNH

 

Các vùng biển nông đầy nắng và ấm áp ở Caribbe luôn dồi dào sức sống. Đoàn làm phim Đại Tây Dương mất hơn 300 giờ dưới nước, băng qua biển Caribbe và tìm kiếm một số sinh vật thật đặc biệt. Từ vùng đầm phá yên tĩnh của Belize.... tới các bờ cát của Bahamas......và các hang động tuyệt đẹp ở quần đảo Cayman. Nhưng để khám phá kỹ về những rạn san hô, đoàn làm phim phải nhờ đến khoa học để có thể biết được về thế giới kỳ lạ của san hô. Các nhà khoa học gần đây mới khám phá rằng số san hô có chất chống nắng tự nhiên. Và để tìm hiểu hơn về điều này, đoàn làm phim không cần phải lặn lội dưới biển như ở các cảnh quay khác nữa. Tại Miami, thành phố duy nhất của nước Mỹ thực sự hình thành trên các rạn san hô, có một nơi mà san hô được chăm sóc tốt. Colin Foord là nhà sinh học biển và cũng là nhà quay phim, với niềm đam mê về san hô. Với người bạn đồng hành là Renée Godfrey ghi nhận hình ảnh có một không hai về động vật tuyệt vời mà chị ấy mong đợi.

 

“Nhìn vào những hình ảnh anh quay về san hô mọi người sẽ như được đưa đến một thế giới kỳ lạ, một vũ trụ thu nhỏ”

 

San hô là một tập hợp những động vật tí hon. Colin đã nghiên cứu về chúng bằng thấu kính có thể phóng đại lên 200 lần. Anh cứu những rạn san hô gần chết khi nạo vét các dòng nước ở Miami và đưa chúng lên khu vực bảo vệ ở ngoại ô thành phố. Colin lấy các mẩu nhỏ của san hô trong thành phố để phát hiện cách chúng đối phó với tình trạng ô nhiễm và nhiệt độ gia tăng như thế nào. Công việc của anh đòi hỏi phải kết hợp giữa khoa học và quay phim.

 

“San hô rất huyền bí, chúng là những sinh vật đầy bí ẩn. Và tôi xem chúng như sinh vật ngoài hành tinh đang sống trên trái đất và chúng thật sự rất hấp dẫn.”

 

Colin sử dụng ánh sáng xanh và các thấu kính phóng đại đặc biệt để phát hiện những thứ không thấy được bằng mắt thường hay dưới ánh sáng ban ngày. Giờ Renée đã có thẻ thấy chính xác thứ họ đang tìm kiếm. Dưới ánh sáng xanh, san hô phát huỳnh quang. Màu trong san hô hấp thụ thành cực tím của ánh sáng xanh và truyền lại bằng màu khác. Trong tự nhiên, đây được xem là cơ chế tự vệ của san hô trước tia cực tím có hại. San hô đưa những xúc tu nhỏ để bắt thức ăn trong nước và với máy quay theo thời gian thực, đội quay đã tạo ra được những thước phim đầy bất ngờ.

 

“San hô dường như hoạt động khác với con người. Mọi thứ với chúng đều rất chạm chạp. Trong phòng thí nghiệm này, chúng tôi quay phim trong thời gian dài và tua nhanh. Từ đó có thể thấy cách nó ăn hay phát triển. Hãy nhìn vào chúng. Trông chúng cực kỳ sống động” – “Màu của san hô thật đẹp làm sao”

 

Renée đã có những thước phim như mong muốn. Họ đã khám phá được cách san hô thích nghi để tránh cái nóng của mặt trời nhiệt đới. Nhưng với Colin, có những thước phim đó là một phần quan trọng của nhiệm vụ anh đang làm.

“Anh đã cho thấy mặt nghệ thuật của san hô.” – “Đúng vậy, nhưng chúng tôi cũng muốn để san hô tự thể hiện mình. Chúng là một dạng sống đầy nghệ thuật. Vẻ đẹp tự nhiên của chúng rất đặc biệt…và tại sao chúng ta không tự tay chăm sóc san hô? Có lẽ chúng ta chưa bao giờ hiểu rõ về chúng. Hãy xem chúng đẹp như thế nào kìa”

Kỹ thuật quay phim hiện nay của các chuyên gia giúp chúng ta biết nhiều hơn về đời sống của những thực thể kỳ lạ này. Và với những con người đầy đam mê như Colin và bạn của anh thì chắc chắn trong tương lai sẽ không còn giới hạn nào mà chúng ta không thể khám phá được về những loài san hô của Đại Tây Dương.

Chú thích duyệt

Chương trình khám phá thé giới đã được phòng BT duyệt, nội dung đảm bảo. Đề nghị lãnh đạo xem và cho thực hiện

File đính kèm: kham-pha-the-gioi-dai-tay-duong-3-p2.docx
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thiện Quốc Huy 25/12/2018 15:44 Lê Vĩnh Nhiên 27/12/2018 16:24
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà