Khám phá thế giới - Hàn Quốc: Vẻ đẹp hoang dã tiềm ẩn của Trái Đất - Phần 1
Danh mục
Khám phá thế giới
NỘI DUNG

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI – HÀN QUỐC: VẺ ĐẸP HOANG DÃ TIỀM ẨN CỦA TRÁI ĐẤT – PHẦN 1

 

Bán đảo Triều Tiên. Một vương quốc cổ trùng điệp núi non. Một vùng đất bị chia cắt do xung đột. Nhưng trong thế giới tự nhiên, đất nước này là có một mặt hoàn toàn ngược lại. Ở miền nam là một loạt các khu vực hoang sơ đẹp tuyệt vời. Một môi trường sống trù phú….cùng với những sinh vật sống đa dạng  là những túi hoang dã sơ khai. Môi trường sống phong phú... ..với các sinh vật tuyệt vời...cùng với những phong cảnh thiên thiên kỳ vỹ. Đó là nơi thiên nhiên và con người chung sống với nhau trong hòa bình suốt nhiều thế kỷ. Đây là Hàn Quốc

 

HÀN QUỐC: VẺ ĐẸP HOANG DÃ TIỀM ẨN CỦA TRÁI ĐẤT – PHẦN 1

 

Bán đảo Triều Tiên nằm ở rìa phía đông Châu Á. Bán đảo này có chiều dài gần 1200km, rộng 150km.....và bị chia cắt thành hai quốc gia. Nhưng rất lâu trước khi xung đột chia cắt bán đảo này….các mảng kiến tạo va chạm vào nhau tạo thành vùng đất trù phú này. 60 triệu năm trước, một sức mạnh phi thường đã đẩy những đỉnh núi ở phía đông Triều Tiên lên cao. Còn ở những vùng đất ở giữa đầy rầy những tán rừng xanh mát. Xa về phía nam, những cánh rừng nhường chổ cho các vùng đầm lầy màu mỡ. Và nơi đất gặp biển này, lớp đất nông cùng thủy triều lên xuống đã tạo ra những bãi bùn vô tận.....đầy ắp sự sống.

 

Bán đảo Triều Tiên có ba mặt giáp biển. Với hơn 8000km là bờ biển. Ở phía Nam Hàn Quốc là đảo Jeju - nhà của những đàn cá heo mũi chai Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Cá heo thường sống rải rác.....và phải di chuyển đến nhiều nới để có thể tìm thức ăn. Nhưng đàn cá này chọn sống ở đầy nhiều năm, trong vùng nước giàu có quanh các đảo núi lửa này. Cá heo mũi chai là sinh vật có tính xã hội cao... và sống thành bầy gán bó với nhau và con đầu đàn là cá heo cái. Mỗi thành viên trong đàn luôn giao tiếp nhau. Từng con một sẽ được nhận dạng bằng tiếng kêu đặc trưng của mình. Và nhờ đó chúng có thể nhanh chóng phát hiện kẻ lạ trong lãnh thổ của đàn. Và ngày nay, bản tính tò mò như trước đây của chúng lại xuất hiện ở ngay khu vực này. Cá heo thường rất cảnh giác với các thợ lặn, nhưng không phải với người này. Cũng giống như chúng, thợ lặn này không mang theo thiết bị, bơi dưới độ sâu này chỉ bằng một lần nín thở. Đàn cá heo lớn lên bằng cách chia sẻ vùng nước này với những nữ thợ lặn không sử dụng các thiệt bị hỗ trợ lặn..... họ có tên là Haenyeo, nghĩa là những phụ nữ của biển. Người phụ nữ này sục sạo dưới lòng biển để kiếm những báu vật của thiên nhiên. Chúng sống với con người trong hòa bình như trong hàng trăm năm qua. Không lâu nữa, biển sẽ thay đổi, và vùng nước này sẽ chứa đầy những giải thưởng cho những phụ nữ Haenyeo.

 

Cách khoảng 500km về phía bắc, tại vùng đất liền của Hàn Quốc.....là cung điện của các nhà vua triều đại Joseon..... một di sản lớn tượng trưng cho triều đại hùng mạnh đã từng cai trị nơi đây. Nhưng giờ đây, cung điện này đã là nơi sinh sống của nhiều gia đình thuộc các loài khác nhau. Một gia đình lửng chó. Dù cách phát âm tên của chúng khá giống nhau, nhưng loài này thuộc họ chó hơn là gấu trúc Bắc Mỹ. Gia đình lửng này đã tranh thủ cơ hội để rời môi trường sống quen thuộc ở cá khu rừng để tìm nơi an toàn tại cá cung điện. So với những nơi khác, cuộc sống ở đây tốt hơn.

 

Nhưng không chỉ có mình chúng đang tận dụng những cơ hội sống ở đây. Có một nhóm lửng đối thủ khác đang chiếm phía bên kia cung điện. Đối với các con non, con lửng bố trong đàn phải cẩn thận hết sức. Mới khoảng 4 tháng tuổi, nhưng những con lửng chó con phải tự đi kiếm ăn. Tuy nhiên, săn côn trùng đòi hỏi một chút thực hành. Lửng chó hầu như ăn mọi thứ. Nhưng đêm nay, cả gia đình lừng này đang chờ đợi một món đặc biệt hơn mọi ngày..... nhộng ve sầu. Đó là một bữa yến tiệc với những con côn trùng béo ngậy. Bầy nhộng ve sầu bắt đầu chui lên từ các lỗ dưới đất vào đêm mùa hè. Chỉ trong một đêm duy nhất, và đó là cơ hội kiếm ăn cho cả gia đình lửng. Con nhộng mất đến 5 năm để phát triển bên dưới lòng đất. Nhưng giờ phải leo lên vùng đất cao hơn.....nơi chúng có thể phát triển và biến thành một loài côn trùng bay.

 

Đêm của những phần thưởng này cũng thu hút nhiều kẻ đói ăn. Một nhóm các con đực trẻ phía bên kia cung điện đang háo hức kiếm một bữa ăn. Bị thu hút bởi bữa yến tiệc, con lửng bố cẩn thận cũng bị lạc vào khu vực nguy hiểm. Nó bị số đông lấn át, và đang gặp nguy hiểm. Con mẹ và các con lửng con tìm nơi trú ẩn an toàn. Bố của chúng thoát được, bị thương, nhưng may mắn vẫn còn sống sót. Con lửng mẹ đến chăm sóc vết thương. Cung điện là nơi có thể mang lại miếng ăn nhưng sự dồi dào đó lại đi kèm một cái giá khá đắt.

 

Nhiều con nhộng cuối cùng cũng đã đến được mục tiêu. Sau nhiều năm phát triển dưới đất, những con may mắn sẽ có được đôi cánh. Trong khi biến đổi cơ thể, chúng rất dễ bị tấn công. Nhưng ở trên cao này, ít nhất chúng cũng thoát được những cái miệng đói bên dưới. Giờ đây chúng sẽ dành trọn đời mình – chỉ kéo dài trong khoảng 1 tháng – để kiếm bạn tình. Đó là vòng tuần hoàn đã diễn ra suốt hàng trăm năm qua ở đây. Tuy nhiên, hiện nay thế giới bên ngoài bức tường của cung điện đã thay đổi. Quanh cung điện giờ đây là thành phố thủ đô của Hàn Quốc, Seoul.

 

Seoul là thành phố phát triển nhanh và là một trong những nơi có số dân đông đúc nhất trên hành tinh. Cũng dễ dàng hiểu tại sao bầy lửng chó lại tìm nơi ẩn náu tại cung điện. Nhưng cũng có những nơi con người và thiên nhiên cùng sinh sống trong hòa bình. Đảo Marado.....điểm cực nam của Hàn Quốc. Vượt qua các vách đá và hang động, có một cộng đồng nhỏ sinh sống ở đây, có tên Haenyeo, những người phụ nữ của biển, đã rất nổi tiếng ở đây.

 

Hôm nay họ chuẩn bị cho một chuyến lặn quan trọng. Trên đảo này cũng có đàn ông sinh sống, thế nhưng chị em phụ nữ là những người nắm kinh tế ở đây. Hầu hết những nữ thợ lặn biển này đều đã trên 60 tuổi.....có một số còn già hơn. Vào thời gian này trong năm, dòng nước mạnh cuốn theo một vụ dồi dào ốc xà cừ - loài động vật thân mềm có giá trị cao. Những người phụ nữ biển chỉ bắt đầu thu hoạch sau mùa sinh sản của chúng, để đảm bảo việc thu hoạch lâu dài về sau. Choon Geom Kim là đội trưởng. Bà ấy là người ra quyết định khởi hành khi nhận thấy mọi điều kiện được an toàn.

 

“Có rất nhiều mối nguy. Vùng biển ở đây có những dòng chảy rất mạnh. Có một thành viên Haenyeo đã thiệt mạng vào năm ngoái. Bà ấy đã 71 tuổi. Tôi chỉ biết cầu nguyện cho chúng tôi được an toàn mỗi khi bắt đầu chuyến lặn”

 

Wal Soo Ra là nữ thợ lặn già nhất trong những người phụ nữ ở đảo. Và trên thực tế bà là thợ lặn lớn tuổi nhất so với bất ai khác trên thế giới.

 

“Tôi bắt đầu nghề lặn biển này khi tôi 12 tuối.”

 

Hiện nay bà Soo Ra đã 94 tuổi. Đội trưởng đã quyết định bắt đầu đi lặn. Các điều kiện không lý tưởng cho lắm nhưng mùa ốc xà cừ diễn ra rất nhanh và họ phải tận dụng tối đa mọi cơ hội. Một thành viên Haenyoe dày dạn kinh nghiệm có thể lặn sâu 20m và nín thở hơn 2 phút. Những vị trí lặn như thế này có thể gây áp lực cho cơ thể. Đồng thời phát sinh rất nhiều nguy cơ khi lặn trong môi trường không có ánh sáng, hay áp lực của người thợ lặn khi liên tục trồi lên và lặn xuống đáy biển. Bởi khi lặn, nhịp tim của họ chậm lại, máu chuyển hướng từ các chi trở về trung tâm.....tăng khả năng sử dụng oxy. Lợi ích của sự thích ứng này giúp những người phụ nữ này có thể lặn lâu hơn dù trong điều kiện lạnh giá. Nhưng đó là công việc nặng nhọc, ngay cả đối với người trẻ tuổi.

 

“Chúng tôi luôn lo lắng cho những người khác. Chúng tôi lo sợ sẽ có điều gì đó không may xảy ra khi đi lặn thế này.” “Tôi thấy rất khó khăn khi di chuyển trên đất liền, nhưng khi xuống nước tôi lại có thể di chuyển rất tự do.”

 

Bà ấy không thể nín thở lâu như trước đây nữa, nhưng ở tuổi 94, Wal Soo Ra vẫn có thể lặn cả ngày. Những người phụ nữ của biển làm việc cùng nhau, chạy đua với  thủy triều lên. Dòng nước ở đây dễ thay đổi.....và càng ở lại lâu dưới nước, thì càng có nhiều nguy cơ mạ họ phải đối mặt. Nhưng mùa thu hoạch rất ngắn.....nên các nữ thợ lặn.....phải tranh thủ thu hoạch mùa vụ khi nó vẫn còn.

 

Trở lại vùng đất liền Hàn Quốc, sâu trong những cánh rừng Yangpyeong.....cũng có những loài chăm chỉ đi thu hoạch. Ong mật vùng viễn đông. Những con ông thợ này đang thu hoạch phấn hoa. Chúng là thành viên một tổ ong khổng lồ.....gồm 30.000 con. Đàn ong xây tổ ở đây, trong một bọng cây.....nơi có thể cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho chúng. Bên trong thân cây là một xã hội hợp tác và phức tạp. Tất cả những con ong đều nhiệt tình với công việc.....đôi khi chúng phải chuyển động cơ thể để tạo nhiệt và giúp duy trì một nhiệt độ hoàn hảo cho thế hệ sau. Nhưng, bầy ong này không đơn độc ở trong rừng. Ong bắp cày Châu Á khổng lồ đã phát hiện vị trí của tổ ông mật. Một con ong bắp cày đi tuần tra tổ ong mật trước khi nó trở về đàn của mình. Con thị sát này đã nắm bắt nhiều thông tin để chia sẻ. Sử dụng một dạng chất hóa học để giao tiếp, con ong thị sát vừa rồi đã truyền chi tiết thông tin về vị trí của tổ bầy ong mật.

 

Con ong thị sát quay lại tổ ong mật. Bầy ong mật phối hợp nhau cùng rung người như đưa ra một lời cảnh cáo ong bắp cày. Nhưng lần này nó không đi một mình. Ong bắp cày đôi khi còn ăn cả ong mật nhưng chúng chỉ quan tâm đến các ấu trùng giàu dinh dưỡng bên trong tổ hơn. Từng con ong mật riêng lẻ không chống lại nổi ong bắp cày. Dần dần chúng giảm sức chiến đấu của bầy ong mật. Đã có nhiều thương vong. Nhưng ong bắp cầy cần dùng sức nhiều hơn nữa để mới thắng được cả đàn ong mật. Giờ những con ong mật chuẩn bị phản công. Đòn trả đủa được khởi đầu bởi một nhóm ong mật thợ. Chúng như đang tự sát. Bây ong mật thợ lên kế hoạch hy sinh cuộc sống của mình cho sự tồn vong của cả đàn. Và tình hình bắt đầu thay đổi. Dù các vết chích của những con ong mật thợ không giết được ong bắp cày ngay, nhưng nhiều vết cộng lại có thể làm yếu chúng. Khi ong mật lấy lại được cục diện, chúng bắt đầu đuổi đánh những kẻ tấn công.....giờ chúng sẽ sử dụng mọi sức lực để bảo vệ cả tổ trước con ong bắp cày cuối cùng. Chúng bu lại, làm bất động nó, Các con ong mật rung người, làm gia tăng nhiệt độ ở trung tâm đến mức con ong bắp cày không thể chịu được nữa. Nó như bị nấu sống. Ong mật đã phát triển cơ chế tự vệ độc nhất và hiệu quả này hàng thiên niên kỷ. Kết quả số ong mật chết nhiều hơn so với trong đợt tấn công vừa rồi. Nhưng tổ của ong mật vẫn sống sót…và rồi sẽ vẫn phát triển mạnh mẽ ở đây, ngay trong khu rừng này….cho đến những cuộc tấn công tiếp theo.

 

Cách hơn khoảng 300km.....các bãi bùn của vịnh Suncheon ở miền nam Hàn Quốc. Vào mùa mưa, nơi đây lượng mưa cao hơn nhiều so với bất kỳ nơi nào khác trên Hàn Quốc. Trời có thể liên tục đổ mưa trong nhiều tuần liền. Nhưng những trận mưa xối xả như trút nước này không phải là thứ đã định hình nên vùng đất này. Vịnh Suncheon là khu vực có hệ sinh thái phát triển theo thủy triều, không phải đất liền cũng chẳng phải biển. Mỗi ngày, dòng thủy triều của vịnh rút xuống để lộ khoảng 20km² bãi bùn dày – trở thành một vùng đất khó tiếp cận. Nhưng con người vẫn có thể sinh sống rất tốt ở đây, theo như cách họ làm nhiều ngàn năm qua. Không có chiếc xe hiện đại nào có thể đi băng băng trên bùn được. Thay vào đó người dân địa phương di chuyển bằng một tấm ván được thiết kế đặc biệt. Rất khó để di chuyển, nhưng phần thưởng lại rất phong phú.

 

Bùn của cả ngày rất nhiều chất dinh dưỡng và giúp phát triển một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất Hàn Quốc. Ngày nay công nghệ từ bùn phát triển hơn bao giờ hết. Hải sản chiếm phần lớn khẩu phần ăn của người Hàn Quốc. Và phần lớn nó xuất phát từ vịnh Suncheon này. Mỗi năm ở đây thu hoạch được hàng ngàn tấn hải sản. Dù cho việc đánh bắt trên vịnh gia tăng mạnh, nhưng các bãi bùn sẽ vẫn nhanh chóng bù đắp lại những gì đã mất trong mùa thu hoạch. Rất nhiều loài sinh vật sống ở đây. như cá thòi lòi, là loài không thích sống dưới nước. Chúng dành hầu hết thời gian để sống trong bùn. Không thích nước nhưng vẫn phải giữ được độ ẩm, để chúng có thể hấp thụ khí oxy qua da. Có nhiều loài cá thòi lòi ở đây. Cá thòi lòi con thoi là loài nhỏ nhất. Con đực chỉ dài khoảng 5cm khi đến tuổi trưởng thành. Giờ con đực trẻ này đang hy vọng sẽ tìm thấy cho mình một bạn đời.

 

File đính kèm: kham-pha-the-gioi-bi-an-thien-nhien-han-quoc-p1.docx
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thiện Quốc Huy 31/10/2018 08:51 Nguyễn Thiện Quốc Huy 31/10/2018 08:51
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà