Khám phá thế giới - Đại tây dương - Dòng chảy sự sống - P1
Danh mục
Khám phá thế giới
NỘI DUNG

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI – ĐẠI TÂY DƯƠNG – TẬP 1

DÒNG CHẢY SỰ SỐNG – PHẦN 1

Có một đại dương nơi những loài khổng lồ cùng đến để kiếm ăn, cũng là nơi con người phải đối phó với vùng biển khắc nghiệt nhất hành tinh. Đại dương này dài gần 16,000 km, từ Bắc cực đến Nam cực, từ những vùng nước nông nhiệt đới, tới những nơi sâu thẳm bí ẩn. Đó là một đại dương hoang dã. Là nơi trống trải cùng hàng loạt cơn bão băng qua. Nhưng cũng là nơi nhiều loài yếu đuối sinh sống. Con người và nhiều loài động vật phải đối mặt với đại dương thường thay đổi này. Có nhiều nguy hiểm, nhưng cũng nhiều phần thưởng. Đó chính là Đại Tây Dương, vùng biển hoang dã nhất hành tinh.

 

ĐẠI TÂY DƯƠNG – ĐẠI DƯƠNG HOANG DÃ NHẤT - TẬP 1

 

Tháng 1 tại vùng cực bắc Đại Tây Dương, thuộc Na Uy. Nhiệt độ không khí hiện tại là âm 10°C. Một hòn đảo không sự sống, khắp nơi đóng băng. Nhưng bên dưới mặt băng đó, dòng nước đang khuấy động. Hằng tỉ con cá trích từ vùng biển mở đến đây để sinh sản; và sự đổ bộ của chúng thu hút những loài động vật khổng lồ. Cá voi lưng gù, cá voi có vây khổng lồ... cùng hằng trăm cá voi sát thủ. Các loài động vật di chuyển hằng trăm, thậm chí hằng ngàn kilomet để tham gia sư kiện chỉ xảy ra duy nhất một lần trong năm. Bữa tiệc này chỉ kéo dài trong vài tuần. Nhưng sự kiện này chỉ diễn ra nhờ vào một sức mạnh lớn nhất của hành tình. Một nguồn sức mạnh xuất phát từ vùng nước tại Na Uy này......đó là dòng hải lưu Gulf Stream. Một dòng nước ấm rộng 80km, chảy sâu bên dưới và băng hàng ngàn kilomet qua đại tây dương. Dòng Gulf Stream này mang sự sống đến Bắc Đại Tây Dương. Từ Bắc cực cho đến biển Caribbê.

 

DÒNG CHẢY SỰ SỐNG – Phần 1

 

Dòng hải lưu Gulf Stream được gió đẩy đi và xuất phát từ nơi vùng biển mở giao các rạn san hô của biển Caribbe. Các sinh vật sống ở đây sẽ sớm di chuyển về Bắc cực. Bám theo hành trình của dòng hải lưu vĩ đại này. Vào mùa đông, các rạn san hô ở phía bắc Cộng hòa Dominica vang vọng âm thanh của cá voi lưng gù. Con cá voi cái này giao phối ở đây vào năm ngoái. 11 tháng sau, nó trở lại do nguồn nước ở đây ấm và nó có thể tìm nơi an toàn quanh các rạn san hô. Một nơi hoàn hảo để sinh con. Con cá voi con này mới được vài ngày tuổi, khỏe mạnh và nặng khoảng một tấn. Trong lúc con mẹ đang nghỉ ngơi, nó bắt đầu khám phá thế giới mới. Nhưng vì quá nhỏ nên nó rất dễ mệt. Nó cần phải bơi thành thạo mới có thể rời khỏi nơi trú ẩn an toàn này. Cá voi mẹ nâng nó lên mặt nước để thở. Vì ở đây có quá ít thức ăn, nên con cá voi mẹ sớm sẽ không còn sữa nữa. Do vậy, cả hai mẹ con phải rời khỏi đây.

 

Rời đi thì gặp nhiều nguy hiểm. Như bị cá voi sát thủ tấn công, hay va chạm với tàu thuyền. Lưng con cá mẹ còn in dấu vết do bị chân vịt của tàu va phải, nhưng trước mắt, nó còn phải đối phải với một nguy cơ khác. Cá voi đực mỗi năm phải đến đây để giao phối. Chúng tranh giành nhau để có được cá voi cái. Mỗi cuộc đánh nhau lại đều rất nguy hiểm. Có nhiều con cái ở đây cũng cần giao phối, nhưng giờ đây không phải lúc của con mẹ đang nuôi đứa con nhỏ dễ tổn thương này. Nó phải từ chối các con đực đang chứa đầy testosterone này, nếu không con của nó có thể bị đè chết bởi con đực nặng 30 tấn. Nhưng các con đực không buông tha và quyết giành quyền giao phối với con mẹ. Con cá con cố đến gần mẹ. Cá mẹ đẩy con mình lên mặt nước để thở và dùng cơ thể để che cho đứa con khỏi những con đực khổng lồ. Những con đực vẫn tranh đấu dữ dội để tiếp cận con cái. Những chiếc vi dài 5m, bám đầy hàu, sẽ đập xuống như quả tạ. Cơ thể chúng cũng là vũ khí. Một đợt phóng lên khỏi mặt nước có thể làm đối phương bị thương hay đè chết con cá con. Cá voi con đã kiệt sức. Nhưng cuối cùng, mẹ nó, lớn hơn và mạnh hơn các con đực, đã phải tự mình vượt qua. Các con đực vẫn bám theo.

 

Cá voi con giờ đã 6 tuần tuổi, cá mẹ đã cố hết sức để con mình được an toàn, nhưng nó cũng đã cạn kiệt năng lượng. Hai mẹ con cần phải rời khỏi vùng đất sinh sản để hướng về bắc. May mắn là con cá con giờ chỉ khoảng 200 lít sữa mỗi ngày, cùng với thời gian đi chơi đã giúp nó thêm mạnh mẽ. Giờ nó đã có thể nhảy khỏi mặt nước. Cá voi con đã sẵn sàng đối mặt với vùng biển mở. Cá mẹ bắt đầu đưa nó rời khỏi nơi trú ẩn. Chúng cùng hướng về vùng nước màu mỡ ngoài khơi Na Uy. Đấy là một hành trình bặt buộc. Và dòng hải lưu vĩ đại Gulf Stream sẽ giúp chúng đi đúng hướng.

 

Dòng Gulf Stream được nguồn gió thổi ngang qua đại dương đẩy đi, luồng gió này đẩy nước về phía trước. Từ biển Caribbe và vịnh Mexico, gió thổi hướng bắc đẩy dòng chảy về nước Mỹ. Ngoài khơi bờ biển Florida, hải lưu Gulf Stream mạnh lên khi nó tiến về phía đất liền. Ngay ngoài khơi bờ biển Miami, tốc độ của dòng chảy tăng lên gấp hằng trăm lần, mạnh hơn tất cả các dòng chảy khác trên thế giới kết hợp lại và đây trở thành một con đường tấp nập, đầy rẫy những loài vật khồng lồ. Hằng ngàn con cá ngừ vây xanh đến đây vào mùa xuân, rồi di chuyển tới phía bắc từ vịnh Mexico đến khu vực đi săn mùa hè. Cá kiếm, cá Marlin và loài họ hàng của nó, cá cờ, cũng bơi theo. Cuộc di cư hằng ngàn kilomet của cá cờ kèo dài nhiều tháng, nhưng không giống cá voi, chúng vẫn kiếm ăn trên đường đi.

 

Những đám tảo mơ này là nơi hoàn hảo để kiếm ăn. Nó được gọi là tảo mơ Sargassum vì xuất hiện ở vùng biển Sargasso rộng lớn – là trung tâm của Đại Tây Dương, và cũng là nơi các thủy thủ sợ phải đi ngang qua bởi nhiều chuyến tàu đã vĩnh viễn kết thúc hành trình ở đây do những đám tảo khổng lồ này. Trên thực tế, chính những hòn đảo nổi này đã mang thức ăn và nơi trú ẩn cho nhiều loài cá nhỏ, khiến nơi đây là vùng đất đi săn giàu có. Cá cờ có thể di chuyển với tốc độ 100km/giờ, dễ dàng đuổi kịp những con mồi nhanh nhất. Cách bắt mồi của chúng chỉ mới được biết gần đây. Chúng sử dụng chiếc mũi dài của mình để tách con mồi ra khỏi đàn khiến chúng hoảng loạn trước khi tấn công.

 

Dòng Gulf Stream cũng những luồng gió thổi nó không chỉ giúp những động vật hoang dã. Mà con người cũng đã biết tận dụng gió của dòng hải lưu này từ mấy trăm năm nay. Khi Christopher Columbus lần đàu đặt chân lên Tân lục địa vào năm 1492, ông ấy đã mở ra một thế giới mới đầy những cơ hội. Hàng trăm năm qua, nhiều kho báu cùng tài nguyên thiên nhiên phong phú đã được vận chuyển băng qua Đại Tây Dương, tăng cường việc thuộc địa hóa Châu Mỹ và giúp thay đổi tiến trình lịch sử của con người. Mọi chuyện sẽ không diễn ra nếu thiếu các ngọn gió của Gulf Stream.

 

Từ vùng biển Caribbe, các luồng gió đẩy dòng nước về phía bắc và đông, liên tục đổ về Châu Âu giúp thủy thủ đoàn có thể băng hằng ngàn kilomet trên đại dương. Thậm chí vào ngày nay, nhiều người vẫn sử dụng con đường thương mại cổ xưa này. Đoàn tàu Hà Lan này vẫn tận dụng nguồn gió để chở rượu rum, sô-cô-la và hạt cà phê từ vùng Caribbe về Amsterdam. Con tàu Tres Hombres này không có động cơ. Nó dựa hoàn toàn vào sức gió và dòng hải lưu để di chuyển, do vậy cả đoàn phải luôn thích nghi trước sự thay đổi của luồng gió. Mỗi thủy thủ làm việc theo ca, 12 giờ mỗi ngày. Đây là một công việc khó khăn, nhưng đầy khích lệ.

 

“Bạn sẽ thấy mình được hòa vào thiên nhiên bởi sóng luôn đập vào tàu. Gió thì thổi sau lưng. Kia là bầy cá heo như chào đón bạn. Bạn sẽ có cảm giác như tổ tiên ngày xưa đã cảm nhận được. Là những cơn sóng đó, là những cơn gió đó. Mọi thứ thật đẹp”

 

Nhưng vào ngày xưa, dám tận dụng sức mạnh thiên nhiên của Đại Tây Dương đồng nghĩa với việc bạn đã liều với mạng sống của mình. Qua nhiều thế kỷ, có hơn 600 chiếc tàu đã bị đắm chỉ trong một đoạn đường ngắn trên bờ Đại Tây dương nước Mỹ. Là nơi dòng Gulf Stream chảy xiết khi gần đến đất liền. Bãi cát mờ ảo của quần đảo Barrier ngoài khơi bang North Carolina được biết với cái tên “nghĩa địa của Đại Tây Dương”. Thế nhưng, vẫn có người sống ở đây. Không ai biết họ đến đây như thế nào, nhiều ý kiến cho rằng tổ tiên của họ đã đến đây từ những con tàu Tây Ban Nha đang trên đường xâm chiếm Trung và Nam Mỹ thành thuộc địa.

 

Trong 500 năm qua, đàn ngựa mà người Tây Ban Nha mang đến đã sống hoàn toàn hoang dã trên những hòn đảo này. Ngày nay, những đám cỏ màu mỡ của các đầm lầy đã nuôi sống hằng trăm con ngựa. Khi không được thuần hóa, chúng sẽ trở nên hoàn toàn hoang dã. Chúng hình thành từng đàn riêng, gồm ngựa cái và ngựa con, và các ngựa đực thì luôn đấu tranh để giành quyền thống trị. Tuy nhiên, những con ngựa này đều chung một thử thách. Đó là nước quá mặn để có thể uống. Để tránh cơn khát, chúng phải đào sâu xuống đất. Chúng là những kẻ sống sót. Đôi khi chúng buộc phải đi khoảng cách xa để tìm cỏ tươi. Bị bỏ rơi qua nhiều thế kỷ trên những hòn đảo này ở Đại Tây Dương, những con ngựa như là minh chứng cho vai trò của dòng hải lưu Gulf Stream trong lịch sử con người.

 

Ngoài khơi quần đảo Barrier này, dòng Gulf Stream sẽ giúp những con cá voi di chuyển hàng ngàn kilomet từ biển Caribbe. Cá voi mẹ và con con phối hợp với một con đực, có lẽ chúng cần có một sự bảo vệ vững chắc trước cá voi sát thủ. Chúng đã cố gắng rất nhiều để đến được đây, nhưng đã 6 tháng con cá voi mẹ không được ăn, và nguồn sữa sẽ sớm cạn kiệt. May mắn là vùng biển ở Đại Tây Dương là một chiếc phao cứu sinh.

 

Khi dòng hải lưu Gulf Stream băng qua phía bắc nước Mỹ, sự giao thoa giữa các dòng nước tạo ra những thay đổi lạ thường. Một dòng nước lạnh từ Bắc cực bị đẩy xuống mang theo những tảng băng trôi. Hai dòng hải lưu mang nhiều dinh dưỡng gặp nhau, từ đó tạo thành một sự bùng nổ sự sống. Cá ngừ vây xanh là một trong những vị khách của dòng Gulf Stream, kết thúc cuộc di cư mùa hè ở ngoài khơi New England và phía đông Canada, để đến vùng biển trù phú nhất hành tinh này.

 

Chính vùng biển màu mỡ này cũng đã thu hút số lượng lớn cá loài chim biển cùng nhiều động vật biển có vú khác. Hải cẩu cùng nhau bắt cá. Mỗi mùa xuân, vùng biển trù phú này có một màu xanh đặc biệt kéo dài hàng trăm kilomet, thứ tạo nên sự sống. Đó là các sinh vật phù du. Từng cá thể một thì lại quá nhỏ so với mắt thường. Nhưng với một số lượng lớn như vậy, sinh vật phù du đã trở thành nền tảng của vùng biển màu mỡ này. Động vật tí hon ăn thực vật tí hon. Rồi động vật này làm thức ăn cho loài vật lớn hơn, và như thế, hình thành chuỗi thức ăn.

 

Bất kỳ loài động vật hay thực vật nào không thể lội ngược dòng hải lưu được gọi là sinh vật phù du. Chúng hầu hết rất nhỏ, nhưng vùng biển này lại có thể cung cấp đủ thức ăn cho những loài khổng lồ khác. Đây là sứa bờm sư tử, loài sứa lớn nhất trên thế giới. Chỉ cơ thể nó thôi cũng cao hơn một người đang đứng. Các xúc tu của nó còn dài hơn cá voi xanh, có thể bắt lấy mọi thứ, như tôm, cá, và thậm chí là những loài sứa khác. Đây là sinh vật mà hầu như mọi thứ phải tránh đường đi của nó. Nhưng có một loài vật phi thường, đi từ biển Caribbe đến miền nam Canada, chỉ để tìm kiếm loài sứa này.

 

Tại vùng biển ngoài khởi đảo Nova Scotia, các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm loài động vật bí ẩn này. Nhà động vật học Mike James cùng người bạn Blair Fricker đã tìm hiểu và bảo vệ loài dộng vật này suốt 16 năm qua. Nhưng để làm thế trước hết họ phải tìm ra nó.

 

BLAIR: “Chúng tôi bắt đầu đi tìm, đôi khi thấy được một con, nhưng vào một ngày đẹp trời thì lại không thấy nó nữa. Nó chẳng muốn ở cạnh chúng ta”

Blair và Mike cố tìm được một con trưởng thành. Nhưng vì nó to lớn quá, không đồng nghĩa là dễ tìm ra nó.

 

BLAIR: “Tôi nghĩ mình đã thấy nó. Ngay đằng kia kìa. Anh có thấy không? Chắc chắn là nó rồi.” – “Vấn đề là loài động vật này không đứng yên. Chúng nổi lên để thở rồi bơi tiếp. Có vài con sứa? Nó kìa, ngay dưới mặt nước. Nó sẽ nổi lên.”

Cuối cùng đã thành công, nhưng đây là động vật rất mạnh, nên rất khó để kéo lên tàu mà không làm nó bị thương. Một con rùa da. Nặng đến 900kg, đây là loài rùa lớn nhất thế giới. Mike ước tính có khoảng 1000 con rùa đến vùng biển này của Canada mỗi năm. Blair đã gắn thẻ trên 300 con, nên có thể nhận diện được chúng nếu bắt lại.

 

“Nó rất lớn. Mỗi con rùa đều được đo.”

 

Rùa da có vai trò quan trọng hơn nhiều loài rùa khác, hay các loài rùa biển nhỏ hơn. Không giống các loài bò sát khác, chúng có thể tự điều hòa thân nhiệt cơ thể khổng lồ của mình. Có nghĩa là chúng có thể thoát khỏi dòng hải lưu Gulf Stream ấm áp để tiến sâu vào vùng biển rộng phía bắc. Và chỉ gần đây Mike mới khám phá ra vì sao loài rùa này lại tiến vào những nôi sâu thẳm của biển. Mike gắn camera vào lưng một con rùa. Rùa da có thị lực rất tốt giúp chúng có thể tìm được sứa bờm sư tử trong dòng nước xanh lục đầy sinh vật phù du. Nhưng sứa được cấu tạo chủ yếu là nước. Nên nó cần phải ăn nhiều sứa mới nuôi sống cơ thể được. Trung bình rùa da ăn một lượng sứa khoảng ¾ trọng lượng cơ thể trong một ngày, suốt cả mùa hè. Loài bò sát khổng lồ này phát triển mạnh ở đây nhờ vào sự giàu có mà dòng Gulf Stream mang lại. Và sự trù phú này cũng đã nuôi sống một lượng lớn các sinh vật biển khác.

 

Tại vùng biển ngoài bang New England và phía đông Canada có rất nhiều cá, nhưng hôm nay, loài lươn cát này đã đến không đúng chổ và không đúng lúc. Một dòng bọt khí bắt đầu nổi lên bao vây chúng. Bầy lươn cát hoảng loạn và tập trung lại với nhau. Phía dưới chúng, một âm thanh lớn hơn động cơ phản lực, vang vọng cả vùng nước này khiến đàn lươn cát lao lên gần mặt nước. Các dòng bọt nước bao vây bầy lươn theo hình xoắn ốc. Đó là cá voi lưng gù. Sau sáu tháng đói ăn, chúng bắt đầu thưởng thức những bữa yến tiệc. Cá voi lưng gù là loài đi săn duy nhất sử dụng bong bóng nước như thế này. Quanh miệng là một lớp sừng giống móng tay người. Lúc ăn chúng nuốt vào một lượng lớn nước và cá, sau đó, đẩy nước ra qua lớp sừng đó, chỉ để giữ cá lại. Băng qua không gian rộng lớn của đại dương, hàng trăm con cái voi lưng gù đến đây để có thể kiếm được lượng mỡ để dữ trữ trong nhiều tháng còn lại của năm. Nhưng không phải tất cả cá voi đều rời khỏi vùng biển Caribe, kết thúc chuyến hành trình ở ngoài khơi các bờ biển phía Bắc nước Mỹ. Một số con đã cố gắng đi xa hơn, hương về vùng biển trù phú hơn của Đại Tây Dương nơi dòng hải lưu Gulf Stream chảy đến.

 

File đính kèm: kham-pha-the-gioi-dai-tay-duong-1-phan-1.docx
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thiện Quốc Huy 14/11/2018 10:22 Nguyễn Thiện Quốc Huy 14/11/2018 10:22
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà