Khám phá thế giới - Đại tây dương - Dòng chảy sự sống - P2
Danh mục
Khám phá thế giới
NỘI DUNG

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI – ĐẠI TÂY DƯƠNG TẬP 1

Có một đại dương nơi những loài khổng lồ cùng đến để kiếm ăn, cũng là nơi con người phải đối phó với vùng biển khắc nghiệt nhất hành tinh. Đại dương này dài gần 16,000 km, từ Bắc cực đến Nam cực, từ những vùng nước nông nhiệt đới, tới những nơi sâu thẳm bí ẩn. Đó là một đại dương hoang dã. Là nơi trống trải cùng hàng loạt cơn bão băng qua. Nhưng cũng là nơi nhiều loài yếu đuối sinh sống. Con người và nhiều loài động vật phải đối mặt với đại dương thường thay đổi này. Có nhiều nguy hiểm, nhưng cũng nhiều phần thưởng. Đó chính là Đại Tây Dương, vùng biển hoang dã nhất hành tinh.

 

ĐẠI TÂY DƯƠNG – ĐẠI DƯƠNG HOANG DÃ NHẤT - TẬP 1

 

Tháng 1 tại vùng cực bắc Đại Tây Dương, thuộc Na Uy. Nhiệt độ không khí hiện tại là âm 10°C. Một hòn đảo không sự sống, khắp nơi đóng băng. Nhưng bên dưới mặt băng đó, dòng nước đang khuấy động. Hằng tỉ con cá trích từ vùng biển mở đến đây để sinh sản; và sự đổ bộ của chúng thu hút những loài động vật khổng lồ. Cá voi lưng gù, cá voi có vây khổng lồ... cùng hằng trăm cá voi sát thủ. Các loài động vật di chuyển hằng trăm, thậm chí hằng ngàn kilomet để tham gia sư kiện chỉ xảy ra duy nhất một lần trong năm. Bữa tiệc này chỉ kéo dài trong vài tuần. Nhưng sự kiện này chỉ diễn ra nhờ vào một sức mạnh lớn nhất của hành tình. Một nguồn sức mạnh xuất phát từ vùng nước tại Na Uy này......đó là dòng hải lưu Gulf Stream. Một dòng nước ấm rộng 80km, chảy sâu bên dưới và băng hàng ngàn kilomet qua đại tây dương. Dòng Gulf Stream này mang sự sống đến Bắc Đại Tây Dương. Từ Bắc cực cho đến biển Caribbê.

 

DÒNG CHẢY SỰ SỐNG – Phần 2

 

Ngoài khơi vùng biển bắc Châu Mỹ, gió thổi về hướng đông. Nhờ gió mà dòng hải lưu Gulf Stream băng qua Đại Tây Dương, đồ về Châu Âu. Khi chảy qua Châu Mỹ, dòng Gulf Stream ấm lên 10 độ so với khi ở vùng biển phía bắc. Dòng hải lưu ấm cũng khiến không khí trên cao ấm theo, tạo ra sự chênh lệch về áp suất làm gió thổi mạnh hơn. Những ngọn gió đập mạnh vào bờ biển ở phía bắc Đại Tây Dương. Tạo ra một vùng thời tiết độc đáo, và dòng Gulf Stream một lần nữa, lại tạo ra sự sống. Dòng hải lưu đẩy các chất dinh dưỡng từ đáy biển lên khiến vùng biển bắc Đại Tây Dương trở nên giàu có và mang lại những bữa tiệc cho các loài chim biển.

 

Loài Ó biển bay hàng kilomet đến đây để kiếm ăn. Chúng lao xuống nước với vận tốc đến 80km/giờ, và lặn sâu đến 20m dưới nước để bắt con mồi. Vùng biển giàu có này ban tặng nhiều phần thưởng, nhưng xem nhẹ sức mạnh của Đại Tây Dương có thể giết chết bất kỳ ai. Điều này đúng với mọi thứ và mọi loài.

 

Trên khắp các đại dương, từ Canada, Iceland, Pháp, và quần đảo British Isles, người ta bất chấp mọi nguy hiểm để ra khơi đánh cá. Scottish Skipper, Davey Milne, đã đánh cá ở Đại Tây Dương này suốt 35 năm qua và vẫn hết sức coi trọng sức mạnh của biển.

 

“Tôi tôn trọng đại dương. Chúng tôi như một xô nước nhỏ trong lòng đại dương bao la này, thật sự to lớn”

 

Davey đang điều khiển cái “xô nước nhỏ” đó vào vùng nước quen thuộc, nhưng với kỹ thuật và radar hiện đại nhất, để kiếm những đàn cá và cảnh báo những nguy hiểm. Thời tiết ở khu vực này được hình thành nhờ những luồng gió cuốn dòng hải lưu Gulf Stream ấm áp từ Châu Mỹ. Davey và 6 người trong nhóm đang tìm nơi dòng hải lưu chảy mạnh – đó là nơi dinh dưỡng nổi lên bề mặt khiến cá tập trung đông nhất. Nhưng đánh bắt cá ở vùng biển giàu có này là một công việc nguy hiểm. Mỗi năm đều có người thiệt mạng ở vùng biển này. Đối với Davey và cả nhóm, đây là cuộc chiến hàng ngày tại một trong những nơi khắc nghiệt nhất trái đất.

 

Gió băng qua hơn 3000km trên đại dương, tạo thành những con sóng khổng lồ, cao hơn một ngôi nhà. Nhưng với những ngư dân này, đây vẫn là một ngày làm việc bình thường. Davey cố gắng giữ con thuyền vững vàng. Trong khi đó, tấm lưới chứa 15 tấn cá bắt đầu được kéo mạnh lên tàu. Mẻ này đa số là cá tuyết chấm đen, đôi khi có nhiều con rất to. Những ngư dân này phải làm theo một hợp đồng nghiêm ngặt. Dù vậy, hôm nay họ rất vui vì bắt được nhiều cá. Ngoài khơi bờ biển Canada, cơn bão đã đổ bộ xuống Bắc Cực. Những đám mây hình xoắn ốc hướng về phía Châu Âu, khuấy động biển cả. Khi những con sóng cồn cồn được hình thành, vị thuyền trưởng quan sát đường chân trời ở phía tây. Davey quyết định phải hành động trước khi mọi thứ trở nên quá nguy hiểm để tiếp tục bắt cá.

 

“Bạn phải luôn để ý đến sinh mệnh của đồng nghiệp…Ở nơi biển cả bao la này nguy hiểm luôn rình rập”

 

Gió thổi mạnh khiến sóng càng cao. Ngư dân vẫn thường mô tả sự khắc nghiệt của vùng biển này là: phong cách của biển.

 

“Những con sóng dữ dội, và rất cao là chuyện bình thường. Bạn có thể thấy mức độ của nó như thế nào. Thật kinh khủng”

 

Cơn bão mạnh lên nhanh chóng, gió đạt đến tốc độ cao giữa Đại Tây Dương. Cơn bão mạnh hình thành rất nhanh được gọi là những “quả bom thời tiết” và chúng khiến cho các ngư dân như bị lạc lối. Đó là sự khắc nghiệt mà ngư dân thường phải đối mặt. Davey biết bên dưới có rất nhiều cá, nhưng hiện tại quá nguy hiểm để liều mạng sống. Anh ấy quyết định quay lại. Quay ngược giữa những con sống là hành động nguy hiểm nhất của một con tàu.

 

“Đây là sự cố mà ai cũng phải đối mặt. Bạn phải đưa ra quyết định... đúng lúc và đúng thời điểm. Những không được sai lầm.”

 

Thuyền của Davey không phải là con thuyền duy nhất quay lại bờ tránh bão. Khi họ quyết định vào tránh bão trong bến cảng, cơn bão bắt đầu vào đến bờ biển. Vào mùa thu và mùa đông, bão liên tục đổ bộ Châu Âu. Không nơi nào cảm nhận được sức mạnh của chúng bằng ở bờ biển Ireland. Cao trên 200m, vách đá Moher bị sóng đập mạnh liên hồi với sức mạnh lên đến hàng ngàn tấn. Nếu có thể thu được năng lượng của chỉ một cơn bão, thì số năng lượng đó có thể dùng cho toàn bộ Vương quốc Anh trong mùa đông. Nhưng chưa ai có thể thực hiện được điều này. Các cơn bão tàn phá trên qui mô lớn, nhưng đại dương khuấy động cũng mang lại nhiều chất dinh dưỡng, làm nổi lên những đám sinh vật phù du, quyết định sự sống ở British Isles.

 

Những con cá nhám phơi nắng nổi lên từ nơi sâu thẳm của đại dương. Loài cá lớn thứ hai thế giới, không ăn gì ngoại trừ các sinh vật phù du tí hon. Các loài chim biển cũng phát triển mạnh ở đây, lên đến hàng triệu con. Từng đám hải âu cổ rụt đến từ vùng biển mở, cũng trải qua suốt mùa đông ở đây. Chúng nuôi con ở những chiếc tổ nằm cao trên vách đá, và hàng ngày đi bắt cá ở vùng biển giàu có này. Nó mang về một chiếc mỏ đầy cá trích cơm. Và cũng có nhiều thức ăn, cho những du khách phương xa dám đương đầu với một Đại Tây Dương đầy bão tố. Một số cá voi lưng gù, trải qua mùa đông ở vùng biển Caribbe, đến kiếm ăn ở bờ biển Ireland trong mùa hè này. Dòng Gulf Stream một phần tạo ra các cơn bão nhưng cũng đã giúp vùng biển này trở nên giàu có, và dòng hải lưu này cũng mang lại sự ấm áp.

 

Khi đến Châu Âu, dòng Gulf Stream bắt đầu phân chia. Một phần dòng nước ấm chảy xuống phía nam đến Châu Phi, nhưng phần còn lại, có tên là dòng hải lưu bắc Đại Tây Dương, tiến về phía bắc, đi qua các bờ biển Châu Âu. Phần biển ngoài khơi British Isles ấm hơn 10 độ so với các vùng biển khác có cùng vĩ độ. Nên các sinh vật phát triển mạnh ở đây hơn so với xa về phía nam. Loài mực Châu Âu có hình dạng giống như cây quạt biển màu hồng. Các loài mực này thường đi xa ngoài khơi ở vùng biển phía nam nước Anh để kiếm ăn vào mùa Hè. Tuy nhiên, dòng Gulf Stream có ít ảnh hưởng lên nhiệt độ của British Isles so với người ta vẫn nghỉ. Chỉ khiến tăng thêm 1 đến 2 độ C vào mùa đông. Nhưng, xa hơn về phía Bắc, dòng hải lưu có ảnh hưởng hơn nhiều.

 

Na Uy ấm hơn 5 đến 10 độ so với nhiều vùng khác có cùng vĩ tuyến nhờ vào sự kết hợp giữa dòng hải lưu này và những luồng gió tây ấm áp cùng đồng hành với nó xuyên qua Đại Tây Dương. Những ngọn gió này không phải là thứ duy nhất đẩy dòng hải lưu đi xa hơn về phía bắc, vượt quá vòng Bắc Cực để đến rìa vùng băng giá Bắc Băng Dương. Bên cạnh vùng đóng băng này, một quá trình kỳ lạ đang diễn ra đã khiến dòng hải lưu đổ về phía Bắc cực. Khi nước biển đóng băng, lượng muối bị tách ra khỏi nước khiến vùng biển này có nồng độ muôi cao. Lượng nước mặn này nặng và chìm xuống đáy biển tạo ra một dòng tuần hoàn khi nước ấm của dòng Gulf Stream bị hút đến và thay thế dòng nước đó.

 

Ở nơi khác của Bắc cực, nước biển đóng băng qua suốt mùa đông. Nhưng ở đây, dòng Gulf Stream ấm áp đã khiến một phần lớn của bắc Đại Tây Dương suốt năm không bị đóng băng. Một vùng nước giàu dinh dưỡng cùng một vùng biển không đóng băng đã biến nơi đây thành thiên đường của các loài động vật. Vào tháng Một mỗi năm, hàng tỷ con cá trích tập trung lại để đẻ trứng ở ngoài khơi Na Uy. Đây trở thành một bữa tiệc cho mọi loài săn mồi. Với cá voi lưng gù thì đây là một phần thưởng lớn sau chuyến hành trình 8000km vượt Đại Tây Dương. Cá voi lưng gù không thể đến vùng biển Bắc cực vào mùa đông. Chúng không thể bơi dưới lớp băng, vì chúng cần phải ngoi lên để thở.

 

Ở đây, dòng Gulf Stream đã tạo ra một môi trường giàu có, nhưng không đồng nghĩa là dễ bắt được cá. Cá voi bị ảnh hưởng bởi lượng bọt khí bao quanh. Và tiếp đó, kẻ thù của chúng cũng vào cuộc. Hàng trăm con cá voi sát thủ đến đây từ vùng biển mở, đi theo nhóm với 30 con khỏe mạnh. Nhưng loài săn mồi chết người này không đến đây để bắt cá voi, chúng cũng muốn cá trích. Và cá voi sát thủ có kỹ thuật đặc biệt để bắt chúng. Đầu tiên, chúng phải hoạt động theo nhóm, phối hợp những cử động bằng cách sử dụng các tiếng lách cách và tiếng huýt sáo. Từ đó tách đàn cá trích ra thành từng quả cầu cá nhỏ hơn để kiểm soát. Một số cá voi bao quanh bầy cá trích, dồn chúng lại với nhau. Một số cá voi khác lặn sâu xuống và đẩy quả cầu cá trích lên bề mặt. Mặt biển như sôi lên vì cá, chúng đang cố thoát để tìm con đường sống. Nhưng đã đến lúc cá voi sát thủ tung vũ khí bí mật. Mỗi con nặng 6 tấn bắt đầu vỗ đuôi với sức mạnh phi thường. Bên dưới, những con cá trí bị choáng váng. Một số con thoát được tìm đến nơi an toàn. Nhưng một số khác đã bị cá voi bắt lấy, từng con một. Ngay sau đó, cả vùng nước này trở nên lấp lánh ánh bạc khi cá voi sát thủ ăn hết quả cầu cá. Việc tách đàn cá trích ra thành những nhóm nhỏ hơn cũng đã giúp nâng mối quan hệ của hai loài vật này lên một tầng cao mới. Ở nhiều nơi trên trái đất, cá voi sát thủ là kẻ thù số một của cá voi, nhưng ở đây, cá voi lưng gù lại kiếm được thức ăn khổng lồ nhờ cá voi sát thủ. Và cá voi lưng gù không phải là kẻ duy nhất hưởng lợi từ cá voi sát thủ. Một đàn cá voi vây, dài 2,4m có thể nuốt 3000 con cá trích chỉ bằng một lần há miệng. Những kẻ thù không đội trời chung ăn cạnh nhau. Một khung cảnh duy nhất, chỉ xảy ra ở đây, nhờ vào sự ấm áp của dòng Gulf Stream.

 

Trong vòng vài tuần, cá voi lưng gù đã kiếm đủ lượng thức ăn trước trước khi bầy cá trích biến mất. Đây là một cảnh tượng tuyệt vời, nhưng tương lai của chúng lại không thể biết trước được. Khi ấm lên, lượng nước ngọt đổ vào Đại Tây Dương do băng tan ở Greenland ngày càng nhiều. Chính điều này đã khiến nước biển ít mặn hơn. Và việc nồng độ muối giảm khiến dòng nước ấm Gufl Stream đổ về phía bắc chậm hơn. Bây giờ, đã kết thúc mùa kiếm ăn, cá voi bắt đầu hành trình trở về phía Nam, đến biển Caribbe, vòng tròn sự sống của chúng lại bắt đầu. Sự sống đã được hình thành bởi sức mạnh phi thường của dòng hải lưu Gulf Stream. Một sức mạnh tạo ra sự sống, trên toàn bộ vùng biển giàu có ở phía Bắc…của Đại Tây Dương.

 

ĐẰNG SAU ỐNG KÍNH

 

Bây giờ là tháng Một, tại thành phố Andalsnes của Na Uy, xa trên Vòng Bắc Cực. Ngoài khơi, một trong những khung cảnh hoành tráng nhất là cảnh hàng trăm con cá voi đang tập trung đi săn. Nhưng khi đoàn làm phim kiểm tra cá thiết bị, họ phát hiện nhiều khó khăn. Đạo diễn Lucy Wells, đặc biệt lo lắng việc thiếu ánh.

“Thời gian thích hợp để quay phim chỉ kéo dài khoảng 1 tiếng một ngày. Không nhiều nhặn gì, và thời gian còn lại trong ngày cũng không quay được gì cả”

 

Một thử thách khác là cái lạnh giá. Với nhiệt độ đông cứng thì nguy cơ các thiết bị không hoạt động được là có thật. Đoàn làm phim cố gắng quay được cá voi sát thủ trong vòng một giờ đồng hồ, và họ may mắn khi bắt gặp đàn cá. Cá voi sát thủ đang lùa bầy cá trích thành một quả cầu, chính xác như những gì họ mong muốn. Chỉ quay được một tiếng đồng hồ, nên cả đoàn tận dụng mọi lúc.

 

“Chúng xuất hiện khắp nơi!”

 

Ngày đầu tiên, cả đoàn có được những thước phim về cá voi sát thủ. Và không lâu sau đó, cá voi sát thủ đã có bạn.

 

“Có một con cá voi lưng gù đang đến gần”

 

Đoàn làm phim đều ngạc nhiên khi ở đây họ phát hiện cá voi lưng gù đang đi theo bầy cá voi sát thủ. Hình ảnh này chưa bao giờ được quay lại được. Các voi lưng gù dường như đang tận hưởng thành quả từ kỹ thuật của cá voi sát thủ. Một khởi đầu tuyệt vời, nhưng sau đó, đoàn làm phim phát hiện sự hiện diện của cá voi lưng gù lại là một điều bất lợi. Mục tiêu của họ là quay cảnh đi săn của cá voi sát thủ với những cú vỗ đuôi. Nhưng mỗi khi gần quay được thì cá voi lưng gù lại nổi lên và đuổi cá voi sát thủ đi. Mặc dù cả đoàn đã cố hết sức nhưng cá voi lưng gù như những kẻ phá hoại, lại nổi lên......và nổi lên lần nữa. Đó là một thách thức cho nhà quay phim, David Reichert.

 

“Cá voi lưng gù cứ lặn xuống và nổi lên rất nhiều lần nên chúng tôi không quay được cảnh cá voi sát thủ đi săn như thế nào”

 

Đây có thể là một khó khăn cho cánh quay phim. Bởi đàn cá trích có thể biến mất bất cứ lúc nào và tiếp theo là cá voi sát thủ, khiến nhiệm vụ của đoàn làm phim có thể thất bại.

 

“Bây giờ là 1h10’. Chúng tôi phải rời khỏi đây lúc 1 giờ 45. Không còn nhiều thời gian, nhưng chúng tôi vẫn chưa quay được gì”

 

Tinh thần xuống, lặn xuống nước để quay giữa mùa đông thế này cũng càng nguy hiểm. Một thợ lặn ra hiệu kéo lên. Có gì đó không ổn. Đó là PB, nhà quay phim dưới nước thứ 2, anh ấy đang gặp vấn đề gì đó. Đây là nỗi sợ lớn nhất của thợ lặn. Hệ thống ống thở của anh ấy bị đóng băng, làm thiếu khí thở nghiêm trọng. Nếu điều đó xảy ra ở vùng nước sâu hơn, có thể gây chết người. Vấn đề nhanh chóng được giải quyết, nhưng cả đoàn đang lo lắng. Máy quay duy nhất tiếp cận được cá voi sát thủ là một flycam. Nhưng cả nhóm lại không gặp may mắn, dù đã biết trước sẽ gặp rắc rối. Thomas, người điều khiển fycam một cách khéo léo hướng đến bến cảng. Anh ấy đang xấu hổ. May mắn thay, mọi người lại cảm thấy vui vẻ và bắt đầu cứu máy quay flycam. Tinh thần phấn chấn, nhưng cả nhóm đã mất chiếc máy quay duy nhất để có thể quay cá voi sát thủ. Những người thợ lặn cần thêm may mắn.

 

“Chúng tôi vừa đi ngang qua cá voi sát thủ. Không có cá voi lưng gù là dấu hiệu tốt.”

 

Nhưng hôm nay, mọi việc diễn ra suôn sẻ. Các máy quay bắt đầu vận hành tốt và cuối cùng đội quay đã quay được hành vi tuyệt vời của chúng lên phim.

 

“Thật là tuyệt vời. Quả cầu cá trích bơi trên đầu bạn và vảy của chúng lấp lánh như kim cương vậy. Rồi cá voi sát thủ hướng về Quả cầu cá trích, đẩy nhẹ chúng lên mặt nước......và tấn công. Đây là sự kiện hành tráng nhất mà tôi được chứng kiến”

 

Nhiệm vụ hoàn tất. Dù có nhiều khó khăn nhưng sự tận tụy và yêu công việc đã giúp họ có được một số cảnh quay đẹp mắt về Đại Tây Dương.

 

Tập tiếp theo. Từ những trận chiến căng thẳng trên bề mặt….đến những nguy hiểm rình rập dưới đáy sâu thẳm. Tìm hiểu về những loài vật kỳ lạ tại dãy núi dưới biển dài nhất thế giới. Và khám phá nguồn gốc của đại dương trẻ nhất thế giới này.

File đính kèm: kham-pha-the-gioi-dai-tay-duong-1-phan-2.docx
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thiện Quốc Huy 21/11/2018 10:00 Nguyễn Thiện Quốc Huy 21/11/2018 10:00
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà