Khám phá thế giới - Đại tây dương - Dãy núi dưới biển - P1
Danh mục
Khám phá thế giới
NỘI DUNG

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI – ĐẠI TÂY DƯƠNG - TẬP 2

Có một đại dương nơi những loài khổng lồ cùng đến để kiếm ăn, cũng là nơi con người phải đối phó với vùng biển khắc nghiệt nhất hành tinh. Đại dương này dài gần 16,000 km, từ Bắc cực đến Nam cực, từ những vùng nước nông nhiệt đới, tới những nơi sâu thẳm bí ẩn. Đó là một đại dương hoang dã. Là nơi trống trải cùng hàng loạt cơn bão băng qua. Nhưng cũng là nơi nhiều loài yếu đuối sinh sống. Con người và nhiều loài động vật phải đối mặt với đại dương thường thay đổi này. Có nhiều nguy hiểm, nhưng cũng nhiều phần thưởng. Đó chính là Đại Tây Dương, vùng biển hoang dã nhất hành tinh.

 

ĐẠI TÂY DƯƠNG – ĐẠI DƯƠNG HOANG DÃ NHẤT - TẬP 2

 

Xa đất liền, đến trung tâm của Đại Tây Dương là một sa mạc mênh mông chỉ một màu xanh. Không đáy biển, không thực vật biển, hoặc san hô có thể xuất hiện ở đây. Không có loài vật nào, không có dấu hiệu của sự sống. Vẫn như trước đây vậy. Cá thu xanh, hàng ngàn con tập trung ở đây để sinh đẻ. Nhưng đám đông tập trung thế này lại thu hút những kẻ săn mồi. Bầy cá heo mỏm ngắn. Bên dưới, là cá heo đốm. Hai nhóm hợp tác với nhau dồn bầy cá thu xanh lại thành một khối cầu. Không còn lối thoát. Khối cầu với hàng loạt con mồi bơi lên gần mặt nước. Đối mặt với những đợt tấn công từ mọi phía. Trên mặt nước … là nhạn biển. Khối cầu con mồi dần nhỏ lại. Rất ít con cá thu xanh có thể thoát được. Ăn cá xong, những kẻ săn mồi rời đi. Cá tập trung đông đúc như thế này ở vùng biể mở là vì có điều gì đó đang diễn ra sâu bên dưới. Nơi các sức mạnh địa chất được tạo ra từ những dãy núi khổng lồ dưới biển và khuấy động đại dương bùng nổ sự sống.

 

DÃY NÚI DƯỚI BIỂN – Phần 1

 

16 triệu năm qua, một vết nứt đã chia cắt hành tinh này. Dung nham phun ra ngoài, khiến Châu Mỹ tách ra khỏi Châu Âu, hình thành một đại dương trẻ nhất hành tinh…đó là Đại Tây Dương. Vết nứt đó của Trái đất vẫn còn thấy được vào ngay nay. Đó là vết nứt Silfra nằm ở Iceland, một ranh giới lạ thường giữa hai lục địa. Bên trái là Châu Mỹ, bên phải là Châu Âu. Suốt nhiều triệu năm qua, vết nứt này vẫn còn mở rộng. hướng về Đại Tây Dương như trước đây. Và bên dưới đại dương mới này, sự dịch chuyển khổng lồ đã hình thành một dãy núi dài nhất thế giới. Dãy núi ở Đại Tây Dương chạy dọc theo đáy biển giữa đại dương với chiều dài lên đến 16.000km. Dãy núi này rất quan trọng với sự sống của đại dương này. 1.600km phía tây Bồ Đào Nha, hai nhà thám hiểm đang chuẩn bị lặn xuống vực sâu.

 

“Hãy bắt đầu cuộc hành trình xuống đáy biển”

 

Nhiệm vụ của chuyến hành trình này là khám phá sự sống ở quanh dãy núi dưới Đại tây dương. Hai vợ chồng Kirsten và Joachim Jakobsen tự mình thiết kế chiếc tàu ngầm nhỏ này. Nhờ vào kết nối với phía trên, họ mới có thể thám hiểm dãy núi này.

 

“Mọi người sẵn sàng chưa?” - “Cả hai cần di chuyển 300m về hướng tây bắc để đến đúng vị trí” – “Cảm ơn”

 

200m dưới biển là ngoài tầm chiếu sáng của mặt trời. Và quá 600m là một thế giới ít được khám phá như ngoài vũ trụ vậy. Giờ họ đang ở độ sâu 736m.

 

“Ở bất kỳ vị trí nào bạn đều có thể khám phá nhiều điều mới lạ, do vậy, hành trình đến biển sâu này giống như một chuyến hành trình đến hành tinh khác.”

 

Sau gần một giờ, họ gần chạm đến đáy biển. Ở độ sâu hơn 800m và cách dãy núi Đại Tây Dương chỉ vài trăm mét. Đáy đại dương là một vùng bao la, trống trải với nhiều bùn. Nhưng khi vừa tiến đến gần với dãy núi, khung cảnh tràn đầy sự sống. Một vài cảnh quay đầu tiên về dãy núi dưới biển.

 

“Dường như những nhà thám hiểm của chúng ta đã đến nơi mà chưa từng có người đặt chân đến”

 

Ở đây, dưới đáy đại dương, như một khu vườn nơi sự sống bùng nổ. Một cánh đồng của cây quạt biển, hải miên, và san hô mềm. Trong hơn 20 năm qua, Kirsten và Joachim đã phát hiện nhiều loài mới với khoa học thế giới. Khung cảnh tuyệt vời dưới biển sâu lại cung cấp thức ăn cho một chuỗi động vật phong phú. Một con cá cần câu ngụy trang để phục kích con mồi đi qua. Một con mực ống đang cố nuốt con mồi bằng những xúc tu của mình. Một con bạch tuộc đang siết con mồi đến chết. Dưới này, thức ăn luôn phong phú cho những loài to lớn. Dài đến 5m, những con cá mập 6 mang này vẫn không thay đổi trong hơn 200 triệu năm qua. Những kẻ săn mồi này di chuyển chậm chạp để tiết kiệm năng lượng. Chúng ăn xác cá voi chìm xuống từ bên trên. Để bảo vệ mình, một số loài động vật có những cơ chế bảo vệ độc đáo. Những con Cua Trang Trí này ít khi đi xa ra ngoài mà không có cây dù che trên đầu. Nhưng đây không phải là để nguy trang, loài cua này thích sống ở nơi tối tăm. Khảo sát cho thấy, chúng rất thích chọn sạn hô hay hải miên có khả năng chích đốt để mang theo, giúp chúng có thể đuổi những kẻ săn mồi. Vậy điều gì đã khiến dãy núi dưới biển sâu này thành một ốc đảo của sự sống như thế? Câu trả lời nằm ở dòng hải lưu giàu dinh dưỡng chảy qua biển sâu. Dòng hải lưu này xuất phát từ bắc cực, đi hằng ngàn kilomet xuyên qua đáy biển, và ở đây nó va vào dải núi. Từ đó, những chất dinh dương mà dòng hải lưu mang theo đã hình thành sự sống ở nơi hẻo lánh này. Và ở đáy đại dương này, mọi chuyện chỉ mới bắt đầu.

 

“Tạm biệt đáy biển sâu, hẹn gặp lại sau”

 

Chiếc tàu ngầm men theo dòng hải lưu, và bắt đầu chệch hướng để lên mặt nước. Khi hướng lên, họ cũng được thấy nhiều loài vật ở tầng sâu, sống nhờ vào dòng hải lưu giàu có. Sứa răng lược có thể phát triển dài hơn 1m. Hằng ngàn xúc tu của nó tóm lấy ánh sáng của tàu ngầm vì tưởng đó là con mồi. Đám mây kế tiếp là nhuyễn thể, một loài tôm tí hon. Thức ăn của cá voi xanh khổng lồ.

 

“Đó là gì vậy? – Có phải là con mực mắt lệch. Đúng nó đấy! Chúng ta phải cẩn thận. Nó đẹp quá.

 

Ngoài kia, nơi mặt trời bắt đầu chiếu đến là một con mực kỳ lạ có chấm như quả dâu tây. Đôi mắt của nó nằm ở hai vị trí khác nhau để có thể đi săn trong thế giới lạ thường này. Một con mắt lớn hướng lên trên để quét bóng đêm vào lúc mờ tối. Và một con mắt nhỏ hơn để tìm con mồi phát quang dưới biển sâu. Cuối cùng, con tàu trở lên và ánh sáng bắt đầu xuất hiện. Các chất dinh dưỡng trồi lên từ bên dưới kết hợp với ánh mặt trời tạo ra ốc đảo của sự sống nơi trung tâm của Đại Tây Dương. Từ những con cá nhỏ như cá thu xanh tới nhiều loài đi săn khác như những con cá nhồng này. Vào cao điểm mùa hè, nhiều loài động vật đã di chuyển hàng ngàn kilomet để đến đây dự tiệc. Những con cá đuối bay có bề ngang hơn 3m, đến từ bờ biển Châu Phi. Cá mập xanh, một loài vật phi thường của đại dương. Và đây, cá nhà táng, động vật có răng lớn nhất trên trái đất. Chúng lặn hàng ngàn mét dưới biển sâu để ăn mực và thậm chí là cả cá mập. Chính sự phong phú của thức ăn nơi đây đã giúp hàng trăm con cá nhà hàng có thể sinh sống.

 

Dãy núi giữa Đại Tây Dương đã biến vùng biển mở thành ốc đảo của sự sống. Ở một số nơi của Đại Tây Dương, sức mạnh của núi lửa cũng đã khiến đẩy những ngọn núi lên bề mặt biển. Hơn 1000 năm qua, đỉnh của ngọn núi lửa đã dần nổi bề mặt ở phía nam xích đạo, hình thành nên đảo Ascension. Đây là một hòn đảo đơn độc vừa mới được hình thành ở biển nam Đại Tây Dương. Và là nhà của một hệ sinh thái kỳ lạ. Vùng nước nông quanh đảo là nơi sinh sống của một sinh vật hám ăn: Cá Cò Đen. Loài cá này đã thực hiện chuyến hành trình dài để đến vùng biển mở này. Cá cò đen hầu như ăn mọi thứ. Chúng xuất hiện ở đây với số lượng rất lớn, trong khi nơi đây ít có san hô và rong biển. Chim biển lặn xuống kiếm ăn cũng nhanh chóng bị bắt. Những con bị bệnh hay bị thương cũng không sống sót.

 

Trên bờ, những khối đá núi lửa bị thiêu đốt dưới cái nóng hơn 30 độ C dưới ánh mặt trời xích đạo. Đây thực sự là một sa mạc. Theo nhật ký của một thủy thủ Hà Lan, ông ấy đã phát hiện hòn đảo này nhiều thế kỷ trước. Để sống sót được ở nơi không có nước ngọt này trong 6 tháng, ông ất đã phải uống máu rùa biển. Nhưng cũng có loài đã định cư ở đảo Ascension. Loài cua đất Ascension, bằng nắm tay con người, loài cua này là động vật lớn nhất của hòn đảo. Ấu trùng trôi giạt đến đây theo dòng hải lưu và chúng sống sót nhờ ăn các ấu trùng này. Để thoát khỏi cái nắng gắt của vùng xích đạo, loài cua sống ở trên cao, bởi ở đó mát mẻ hơn và ẩm ướt hơn nhờ những đám mây. Nhưng chúng vẫn phải đẻ trứng dưới nước biển. Nên mỗi năm, những con cua cái phải thực hiện một hành trình khó khăn để ra đại dương. Để tránh được cái nóng ban ngày, chúng phải di chuyển vào ban đêm. Những con cua này dường như tiến đến cùng bãi biển nơi mà chúng đến đây lúc còn nhỏ. Đối với chúng, quảng đường đi được từ đỉnh núi xuống biển tương đương với con người đi qua 1600km. Chúng dừng chân uống nước ở một vài vũng nước trên các khe đá. Chúng không uống bằng miệng, mà hấp thu nước từ các chân sau. Bình minh kết thúc hành trình vả cả tuần. Nhưng sau chuyến đi vất vả, chúng lại không xuống nước. Bởi giờ đây biển đầy thú săn mồi là cá Cò đen. Xuống nước là một sự mạo hiểm. Do vậy, những con cua cái tập trung ở một hang nhỏ bên bờ biển, đế tránh nắng và chờ đêm xuống. Trong hang là âm thanh nhẹ nhàng của những con cua đang ngủ. Những con cá Cò đen cũng sẵn sàng đến đây vào ban đêm. Không có động vật ăn thịt to lớn khác, nên chúng ngủ lại ở vùng biển mở. Nhưng bờ biển ở đảo Ascension luôn có những trận sóng cồn dữ dội và các dòng hải lưu mạnh mẽ, nên chúng luôn phải cẩn thận. Chiếc gai ở vi lưng được tiến hóa để chống lại thú săn mồi. Cá cò đen cũng dùng chiếc gai đó để khoét một chỗ an toàn. Cá cò đen đang ngủ.

 

Bây giờ là trước tuần trăng mới. Là điều kiện chính xác mà các con cua đang chờ. Tuần trăng mới mang lại thủy triều mạnh, giúp cua đưa những quả trứng đi xa ra biển cả. Chúng tập trung ở cuối con sóng, và rung lắc mạnh để đưa trứng đi xa. Những con cua cát tí hon bắt đầu chui từ cát lên để ăn trứng đó. Nhưng dù sao vẫn còn hàng triệu trứng cua đất trôi và nở ngoài biển. Chúng sẽ sống sót nhờ các chất dinh dưỡng nổi lên từ hòn đảo. Và trong vòng vài tuần, một số con trong số trứng đó sẽ trở lại đất liền, hình thành một đế chế cua đất mới trên hòn đảo này. Ở nơi núi lửa tạo ra những hòn đảo thì tất nhiên, cơ hội để xuất hiện sự sống là rất phi thường.

 

Cách bờ biển của Brazil hơn 300km là quần đảo Fernando de Noronha. Hòn đảo dốc đứng này nổi lên từ 4000m dưới đáy biển là một nhánh của dãy núi dưới Đại Tây Dương. Fernando là một hòn đảo trẻ, giống như Ascension và ở đây, cũng có khung cảnh tương tự. Brazil rất gần, nên có nhiều hạt bị thổi hay trôi dạt đến đây. Và vì không có động vật ăn thịt trên đất liền, nên đảo Fernando trở thành là một thiên đường cho chim. Ó biển chân đỏ là một trong những loài phát triển mạnh ở đây. Chim nhàn trắng trông giống như một cô dâu bé nhỏ. Nhạn biển đen thì lại được biết là loài chim góa bụa. Chúng làm tổ từ rong biển. Tất cả các loài chim đều đến đây sinh sản không chỉ vì sự an toàn mà còn thức ăn dồi dào. Bờ dốc đứng của đảo đẩy dòng hải lưu nhiều chất dinh dưỡng lên bề mặt. Và thức ăn phong phú khiến hòn đảo sôi sông hơn.

 

Những cú nhảy xoay người của cá heo quay tơ là hình ảnh quen thuộc ở đảo Fernando. Loài cá heo này đi săn mực vào ban đêm ở ngoài khơi, còn ban ngày, chúng tập trung để nghỉ ngơi quanh các vịnh của đảo, lên đến 2000 con, con số lớn nhất so với bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Do số lượng cá đông tập trung ở bờ biển này, nên nhiều nhà khoa học đã tiến kiểm tra hành vi của chúng, từ đó phát hiện nhiều chi tiết về đời sống bí mật của chúng. Theo đó, cá heo lớn tuổi nhất làm người đi đầu, bảo vệ cả đàn khỏi động vật ăn thịt như cá mập hổ. Nó đi từ nhóm này qua nhóm khác để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Trung tâm của mỗi nhóm là một con cá heo con. Trong khi những con trưởng thành còn lại vui đùa cùng nhau. Cá heo có một cách giết thời gian rất thú vị như con người. Nhiều trò chơi diễn ra trong cả đàn. Ngoài ra còn có một câu hỏi lớn vẫn chưa có lời giải về hành vì của cá heo quay tơ. Đó là vì sao những lại xoay tròn và nhảy lên khỏi mặt nước? Trông có vẻ là để đẹp mắt. Nhưng nhiều nhà khoa học lại tập trung nghiên cứu tiếng động khi cá rơi xuống nước. Họ nhận ra rằng khi tàu thuyền sắp đến gần thì nó càng xoay tròn, đây có thể là cách phản ứng trước mối nguy hiểm cận kề. Cá mập hổ thường xuất hiện ở đây. Con đực bảo vệ sẽ tiến đến chặn dường và nhử con cá mập ra xa khỏi đàn. Nhưng chúng có thể xoay tròn. Tiếng tóe nước có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho cả đàn. Cũng có thể để xua đuổi thú săn mồi bỏ đi. Nhờ ở gần Nam Mỹ, sức mạnh của núi lửa đã định hình cho hòn đảo Fernando de Noronha và biến nó thành một thiên đường nhiệt đới.

 

Xa hơn về phía nam, sức mạnh của núi lửa cũng có vai trò quyết định cho sự sống ở vùng biển này. Một con chim hải âu lớn đi tuần ở cực nam Đại Tây Dương. Nó được tiến hóa một cách hoàn hảo để có thể kiếm ăn quanh những ốc đảo xanh tươi. Sải cánh 3m giúp nó có thể bay trên những ngọn gió gần như cả đời. Thậm chí chúng cũng ăn khi đang bay, là trên mặt biển để bắt cá và mực. Vùng biển lạnh lẽo và lắm bão tố này trông dữ dội, nhưng thật ra, lại có nhiều thức ăn nếu bạn biết cách tìm ra nó.

 

 

 

File đính kèm: kham-pha-the-gioi-dai-tay-duong-2-p1.docx
File Video :
Người tạo Ngày tạo Người duyệt Ngày duyệt
Nguyễn Thiện Quốc Huy 27/11/2018 10:24 Nguyễn Thiện Quốc Huy 27/11/2018 10:24
Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Trị
Địa chỉ: 105/2 Nguyễn Trãi, Phường 1, Thành phố Đông Hà